7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Suy tư về sự tùy thời và sự khẳng định bản lĩnh
Vào những năm cuối đời, Chế Lan Viên đã thay đổi khá nhiều về giọng điệu thơ, hình ảnh thơ, âm điệu thơ và cả phương pháp tư duy thơ. Chính điều đó càng làm cho tâm hồn thơ Chế Lan Viên càng về cuối càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Nhà thơ trần Mạnh Hảo nhận xét: “Chế Lan Viên là một thiên tài. Mà tất cả các thiên tài đều mâu thuẫn, nhiều giằng xé không sao giải quyết… Ông phức tạp hơn người ta hiểu bội phần. Thậm chí cái phức tạp, nhiêu khê, rối rắm, thậm chí hỏa mù của một thế giới nội tâm mình, ông cũng không nhận thức nổi” [64, 187]. Nhà nghiên cứu văn học Hà Minh Đức nhận xét: “Chỉ có những nhà thơ dám nhìn thẳng vào đời sống, tìm hiểu, phát hiện ra vấn đề bản chất và qui luật của đời sống, ca ngợi cái tốt đẹp, phê phán cái xấu xa, tìm cách nâng cao ý nghĩa đời sống, đó mới là những nhà thơ có suy nghĩ một cách chân thành” [64, 188]. Trong Di cảo thơ Chế Lan Viên tập trung sáng tác nhiều bài thơ mang tâm sự về đất nước, nhưng thiên về cái nhìn ưu tư, suy ngẫm trước những khó khăn của đất nước trong những năm tám mươi của thế kỷ XX và những đau thương, mất mát mà dân tộc phải gánh chịu trong thời kỳ lịch sử, đôi lúc ông phê phán hiện thực xã hội, phê phán thói đời mà trước hết
là phê phán bản thân, việc phê phán mặt trái của xã hội trong giai đoạn lịch sử sau 1975 là một sự khẳng định sự tùy thời và bản lĩnh của nhà thơ. Trước nhất, nhìn thấy thấy mặt trái của đời mình, ông cảm thấy đau đớn:
Tôi tiếp cận trang giấy ngày 16 tuổi Bây giờ 63
Cái trang mơ ước một đời chưa với tới Dần xa
Ôi, tuổi trẻ thơ ngây và khờ dại
Một chút biếc ở đầu cây tôi cứ ngỡ đấy là tài Sức lực bé ham nói điều vĩ đại.
(Hồi ký bên trang viết)
Về cuối đời, mặc cảm về sự khó khăn và cô đơn càng làm cho ông thấm thía hơn về cuộc đời. Một nhà thơ đã có biết bao nhiêu đóng góp cho cách mạng nhưng cuối đời vẫn sống trong gian khổ thiếu thốn, hàng ngày vẫn cặm cụi bên chuồng lợn. Bản thân nhà thơ cũng đã trải qua nhiều gian truân vất vả trong cuộc sống đời thường. Ông cũng đã từng nếm trải những thiếu thốn cực nhọc ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của bản thân, gia đình. Sống dưới mái nhà tôn trong cái nắng gay gắt.
Những trưa hè nóng bức Nghĩ nhiều càng thương thân Tuổi lớn vẫn viết được
Miễn là nhà có trần.
(Nhà không trần)
Bao nhiêu năm cống hiến cho đất nước, cho đời vậy mà cái trần nhà
chỉ nằm trong ước muốn của nhà thơ. Trước những khó khăn đôi khi nhà thơ tỏ thái độ bực dọc.
Mùa lá bàng rơi Hà Nội Tôi hốt lá trên sân để thổi
Vui trong cảnh nghèo
...
Người lính đổ máu cho mình Sẽ biết bao an ủi
Biết sau lưng mình
Đang nhặt lá - một nhà thơ.
(Hốt lá)
Trước một xã hội đầy biến động phức tạp, ám ảnh trước những đắng cay của thế thái nhân tình, trước những đổi thay của đất nước, mọi thứ thay đổi đến chóng mặt. Thực tế hằng ngày đập vào mắt ông, chà xát vào trái tim ông khiến ông không khỏi đau buồn.
Giờ là thế giới của xe cúp, ti vi Phim màu ngũ sắc
Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng.
(Thời thượng)
Chế Lan Viên bộc lộ nỗi niềm bực dọc trước những bất công của xã hội mà bản thân mình đôi lúc là nạn nhân.
Không phải đất nước mình còn chiến tranh nghèo khó Mà vì có bao nhiêu thằng đang sống xa hoa!
Vì có bọn người thoái hóa Khiến cho thắng trận rồi
Mà vẫn còn nhặt lá - kẻ làm thơ.
(Hốt lá)
Đem những suy nghĩ này vào thơ, rõ ràng Chế Lan Viên đã dồn nén và chịu đựng. Bởi vì, như chúng ta đã biết, ông là người cương trực thẳng thắn, không bao giờ chấp nhận sự giả dối, là con người luôn đấu tranh cho công bằng lẽ phải. Bản thân ông đã từng làm sứ giả của dân tộc trong những năm
đánh Mĩ, ông đi khắp bốn bể năm châu, tuyên truyền trước bạn bè các nước làm rạng rỡ Tổ quốc. Ông được bạn bè trọng vọng ngay ở các trung tâm giàu nhất thế giới, nhưng trở về đất nước vẫn sống cuộc đời thanh bạch nếu không muốn nói là nghèo túng. Nỗi băn khoăn day dứt của Chế Lan Viên khi nhìn vào hiện thực là nỗi đau mang nặng tình người, tình giai cấp, là ý thức trách nhiệm của một nhà thơ chân chính trước những bất công trong xã hội, mà chỉ có Chế Lan Viên nói lên điều đó. Trong Di cảo thơ Chế Lan Viên còn cảnh tỉnh cho chúng ta một số vấn đề nóng bỏng mang tính chất thời sự.
Cái giá máu, giá người, giá nhân phẩm,
thịt xương một dân tộc như ta phải trả thù là bao, để độc lập như ta giữa trời nguyên tử?
Bắc cân giữa máu bên này và vinh quang bên kia thì máu lệch cân rồi!
Ấy thế mà cả dân tộc đang đi vào quên đấy! Sử, thơ, toán có ghi mà!
Nhưng ai đọc nữa đâu?
(Ai đọc nữa đâu)
Đề cập đến những nội dung chính trị quan trọng, lời thơ của Chế Lan Viên không còn giọng cao như trước đây mà ngược lại rất thâm trầm, đắm sâu thể hiện sự quan tâm lớn lao đối với đất nước. Ông so sánh cái giá của độc lập dân tộc của chúng ta giành được để thấy những hy sinh to lớn mà nhân dân phải trả, từ đó ông nhắc nhở, cảnh báo cho những ai lãng quên lịch sử, quay ngược với quá khứ của cha ông. Có thể nói mạch thơ Suy tư về sự tùy thời và sự khẳng định bản lĩnh của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ ta thấy nổi lên một tấm lòng tha thiết của một nhà thơ tài năng, một biểu hiện của bản lĩnh vững vàng của một người từng trải trước những sóng gió của cuộc đời. Đặt thái độ này, những cảm nhận này vào hoàn cảnh riêng của tác giả trong những ngày tháng cuối đời với những khó khăn chồng chất của gia đình, của bản thân, khi
cái chết từng bước đến gần, chúng ta càng thấy cái lớn của Chế Lan Viên và càng khâm phục bản lĩnh của một nhà thơ chân chính.