Những định hớng chính.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 56)

- TTGDTX và TT dạy nghề:

3.1.1. Những định hớng chính.

Hiến pháp năm 1992, các Nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nớc và của toàn dân. Giáo dục vừa là động lực thúc đẩy, vừa là yếu tố đảm bảo thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội. Các chủ trơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nớc đều khẳng định phải đẩy mạnh việc thực hiện XHHGD, làm cho xã hội nhận thức rõ trách nhiệm đối với giáo dục, đào tạo. Giáo dục và đào tạo cũng là quyền lợi của từng cá nhân, từng cộng đồng, của cả dân tộc. XHHGD thể hiện sự bình đẳng trong hởng thụ và trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế thị trờng và kinh tế tri thức hiện nay.

XHHGD đã và đang trở thành cuộc vận động xã hội rộng lớn nhằm đổi mới phơng thức giáo dục hiện nay; là biện pháp quan trọng để xây dựng một hệ thống giáo dục lành mạnh, có chất lợng trong xu thế hội nhập quốc tế.

Quán triệt Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hoá, Thể thao, ngày 24 tháng 6 năm 2005, Bộ GD-ĐT có quyết định số 20/2005/QĐ-BGD-ĐT phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển XHHGD giai đoạn 2005-2010” [10]

Từ năm học 2006-2007, Ngành Giáo dục triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, năm học 2007-

2008 cũng cuộc vận động này với hai nội dung thêm mới “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp”, đặc biệt năm học 2008-2009 thêm cuộc vận động “Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực” nên công tác XHHGD lại càng cần phải đợc quan tâm hơn bao giờ hết.

Từ những quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nớc và của tỉnh; phát huy những thành quả đã đạt đợc trong thời gian qua, GD-ĐT Đông Sơn xác định phơng hớngtăng cờng đẩy mạnh sự nghiệp GD-ĐT và cuộc vận động XHHGD một cách sâu sắc, toàn diện. Ưu tiên mọi nguồn lực để nâng cao chất lợng GD-ĐT, xây dựng xã hội học tập, đổi mới quản lý, đa sự nghiệp GD-ĐT phát triển tơng xứng với truyền thống và tiềm năng của huyện Đông Sơn. [36]

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện đông sơn tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w