Cơ sở lý thuyết mô hình

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN các sản PHẨM DỊCH vụ NGÂN HÀNG HIỆN đại tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 35 - 37)

Mô hình Marketing 7P là một trong những lý thuyết theo xu hƣớng nâng cao vị thế của Marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức.

Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 nấc: nấc 1 là “4P” tức 4 yếu tố cơ bản trong quản trị Marketing. Đó là nhóm các giải pháp Sản phẩm, từ ý tƣởng cho đến sản xuất ra sản phẩm, trong đó không quên định nghĩa sản phẩm là một tập hợp các lợi ích; Nhóm kế tiếp là các giải pháp Giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và giá tiêu dùng; Kế đến là các giải pháp về phân phối và bán hàng và sau cùng là các giải pháp Quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm.

Ở cấp độ 2 (nấc 2), chúng ta quan tâm đến hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần cơ bản của quản trị, đó là yếu tố Con ngƣời (P5) và yếu tố Hệ thống (P6). Theo hệ thống “7P” nhóm giải pháp này nằm trong phạm trù P5 (People); và nói theo ngôn ngữ brand marketing thì mỗi cá nhân và gia đình Nhân viên cũng đƣợc “gắn nhãn” với thƣơng hiệu chung của doanh nghiệp cũng nhƣ các thƣơng hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực gầy dựng từng ngày ở mọi lúc mọi nơi.

Với yếu tố P6 (quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp, tức process hay professionalism) doanh nghiệp phát triển luôn đặt những quy trình quản trị (điển hình là ISO9001) làm hệ thống quản trị làm nền tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân hay nói đúng hơn là “minh bạch hóa” vai trò và phạm vi trách nhiệm của từng ngƣời để cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn

của mình trong một tập thể quản trị. Tuy nhiên sự vận dụng hệ thống quản trị chuẩn mực (theo ISO) ở một số doanh nghiệp có hàm lƣợng chất xám va hàm lƣợng dịch vụ cao hay mang nhiều tính sáng tạo xem ra không chứng minh đƣợc hiệu quả. Marketing 7P giải thích hiện tƣợng này bằng một luận điểm rất cơ bản đó là xem tổ chức doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trong đó ngƣời lao động thụ hƣởng hai nhóm lợi ích (hay giá trị) là lý tính và cảm tính (rational và emotional).

Ở cấp độ 3 (nấc 3), chúng ta tìm hiểu vai trò của tƣ tƣởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp. Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thƣơng hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp, cũng nhƣ giữa thƣơng hiệu ứng xử trƣớc cộng đồng; tƣ tƣởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải đƣợc thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, ngƣời tiêu dùng, đối tác, ngƣời thân của họ, hay nói rộng hơn là của toàn xã hội.

Trong chiến lƣợc phát triển bền vững, mô hình 7P càng ngày càng chứng minh hiệu quả của nó.

Sơ đồ 2.4 : Mô hình Marketing 7P

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN các sản PHẨM DỊCH vụ NGÂN HÀNG HIỆN đại tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN hòa (Trang 35 - 37)