Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phƣơng pháp thích hợp, nhằm để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho bài nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đƣợc tác giả thu thập nhƣ sau:
+ Dữ liệu sơ cấp
Đƣợc tác giả thu thập bằng các phƣơng pháp nhƣ sau:
- Phƣơng pháp quan sát : Đƣợc tác giả thực hiện bằng cách ghi lại các hiện tƣợng, các hành vi của khách hàng, của nhân viên Ngân hàng và đối thủ cạnh trạnh.
- Phƣơng pháp điều tra : Đƣợc tác giả thực hiện bằng cách phỏng vấn và thảo luận nhóm. Nhằm xác định sự hiểu biết, ý kiến, khuynh hƣớng và động thái của họ.
- Phƣơng pháp thực nghiệm : Đƣợc tác giả thực hiện bằng cách pháp phiếu khảo sát để điều tra. Nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề nghiên cứu của tác giả.
+ Dữ liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các dữ liệu mà ngƣời khác đã nghiên cứu vào trong bài nghiên cứu của mình. Ví dụ : Các thông tin cơ sở lý luận trong bài nghiên cứu. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng, báo cáo doanh thu từ hoạt động thẻ,… trong 3 năm 2009 – 2011.
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn: đƣợc tác giả thu thập từ các bài nghiên cứu khác, trong các giáo trình, sách, web và các nguồn thông tin khác. Dùng phƣơng pháp so sánh để phân tích tình hình phát triển các dịch vụ.