THÔNG Ở THỊ XÃ THÁI HÒA, TỈNH NGHỆ AN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI Ở THỊ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Thị xã Thái Hoà nằm ở vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có vị trí với toạ độ: từ 19013’ - 19033’ vĩ độ Bắc và 105018’ - 105035 kinh độ Đông; cách thành phố Vinh 90km về phía Tây.
- Phía Bắc, phía Nam và phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn; - Phía Đông giáp 2 huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn.
Thị xã Thái Hoà là một thị xã trung du miền núi, được thành lập ngày 10/5/2008 theo Nghị định số 164/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Sau quá trình chia tách, về mặt hành chính, thị xã có 4 phường (Quang Phong, Hoà Hiếu, Quang Tiến, Long Sơn) và 6 xã (Nghĩa Hoà, Tây Hiếu, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thuận, Đông Hiếu, Nghĩa Tiến).
Địa hình lãnh thổ phân bố chủ yếu là đồi núi thoải chiếm khoảng 60% tổng diện tích, đồng bằng thung lũng chiếm khoản 30%, đồi núi cao chiếm khoảng 10%. Do kiến tạo của địa chất cho nên Thái Hoà có những vùng đất tương đối bằng phẳng, quy mô diện tích lớn và tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Thị xã Thái Hoà là một thị xã miền trung du núi nên chịu ảnh hưởng khí hậu đặc trưng của vùng núi phía Tây, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 23 – 25C và có sự chênh lệch nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí khá lớn giữa các mùa đặc biệt là mùa đông và mùa hè; vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm Thái hoà chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam làm cho thời tiết khô nóng và hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
- Tổng diện tích đất tự nhiên là 13.518,8ha chiếm 0,82% diện tích tự nhiên tỉnh Nghệ An; trong đó diện tích đất nông nghiệp 10.152,62ha, diện tích đất phi nông nghiệp 3.058,62ha, diện tích đất chưa sử dụng 307,54ha.
- Đặc điểm thổ nhưỡng của Thái Hoà có 14 loại đất chính thuộc hai nhóm Thuỷ thành và Đại thành; hai nhóm đất này có ưu điểm là rất hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, chè, cam, bưởi, mít, quýt, dưa, dưa hấu,...
Là một thị xã miền trung du nên nguồn nước chủ yếu là nguồn nước mặt với mạng lưới sông suối khá đều; nước ngầm không đáng kể. Có dòng sông chảy qua là dòng sông Hiếu cùng với các chi lưu lớn nhỏ chảy qua địa bàn. Nhìn chung khả năng đáp ứng nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm còn hạn chế, về mùa hạn hán tình trạng thiếu nước xảy ra khá phổ biến trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, với hệ thống sông suối phân bố khá đồng đều chảy qua địa bàn và một loạt các hồ nước lớn như Khe Thung, Khe Lăng... đang được đầu tư nâng cấp sẽ từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc phục vụ nước tưới tiêu sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi cá nước ngọt.
- Đá bọt bazan có trữ lượng khá lớn, phân bổ tập trung ở các xã Nghĩa Mỹ và Đông Hiếu.
- Đá vôi và đá Hoa Cương phân bổ tập trung chủ yếu ở xã Nghĩa Tiến.
- Sét sản xuất gạch ngói: Trữ lượng khá lớn, phân bổ tập trung chủ yếu ở các phường, xã: Long Sơn, Nghĩa Hoà, Quang Tiến, Nghĩa Thuận và Nghĩa Tiến.
- Cát, sỏi xây dựng và vàng sa khoáng: Phân bổ tập trung ở các xã, phường có Sông Hiếu chảy qua như: Hoà Hiếu, Quang Phong, Quang Tiến, Nghĩa Hoà, Long Sơn,...
- Diện tích rừng có đến thời điểm hiện nay hơn 3.000ha. tổng trữ lượng gỗ khoảng 100.000m3 (chưa tính nứa, mét, tre...)
- Tổng quỹ đất có thể phục vụ mục tiêu phát triển Lâm nghiệp khá lớn khoảng 4.073,9ha chiếm 30,14% tổng diện tích tự nhiên.