Tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức của nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã thái hòa tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 91 - 95)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ THÁI HOÀ TỈNH NGHỆ AN

3.2.6. Tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức của nhà trường

Động lực làm việc là động cơ có ý thức hay vô thức khơi gợi và hướng hành động vào việc đạt được mục tiêu mong đợi.

Động cơ chỉ là sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong lòng, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định.

* Mục tiêu của giải pháp:

Tạo động lực làm việc cho cán bộ, viên chức trong nhà trường là dẫn dắt các thành viên đạt mục tiêu đề ra với nỗ lực lớn nhất. Để tạo được động lực cho cán bộ, viên chức trong trường làm một việc gì đó phải làm cho họ muốn làm việc chứ không phải bắt buộc làm việc. Đây chính là giải pháp người Hiệu trưởng tạo động lực cho CBGV đạt được mục tiêu đề ra nói chung và trong hoạt động dạy học nói riêng.

* Nội dung và cách thực hiện:

Tạo động lực làm việc để thôi thúc họ hành động theo cách thức phù hợp với mục tiêu tổ chức. Chú ý đến những yếu tố tạo động lực đó là bản thân công việc, sự thành đạt, sự công nhận, trách nhiệm, cơ hội phát triển và những yếu tố duy trì đó là

điều kiện làm việc, những quy định quản lý của tổ chức, sự giám sát những mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, công việc ổn định

3.2.6.1. Sử dụng mục tiêu để nâng cao nhận thức, tăng cường tạo động lực cho đội ngũ GV trong HĐDH:

Cần làm cho GV và mọi thành viên trong nhà trường hiểu đầy đủ rằng hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm trong mỗi nhà trường, thực hiện việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông gắn liền với đổi mới PPDH và đây cũng là một nội dung cơ bản của đổi mới giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy người hiệu trưởng phải làm thế nào để các mục tiêu giáo dục, mà cụ thể hơn là các nội dung của HĐDH: đổi mới PPDH, chất lượng của nhà trường… trở thành những giá trị mà người GV hướng tới.

Muốn vậy người hiệu trưởng phải tìm kiếm những hình thức sinh động, hấp dẫn để làm cho người GV quán triệt các mục tiêu đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục: chẳng hạn như hội thảo, tổ chức nghiên cứu khoa học với những đề tài PP dạy học bộ môn, tổ chức thao giảng, tổ chức trao đổi kinh nghiệm với trường bạn, phối hợp với công đoàn nhà trường tổ chức các hội thi ứng xử tình huống sư phạm…

3.2.6.2. Đề cao tinh thần trách nhiệm của người GV đối với HĐDH:

Tinh thần trách nhiệm cũng là một động lực làm việc. Sau khi làm cho HĐDH trở thành một công việc đầy hứng thú, hấp dẫn GV thì ta hãy động viên tinh thần trách nhiệm của mỗi GV trước các HS, trước xã hội để họ thực sự là chủ thể chủ động, sáng tạo trong dạy học, từ đó khơi dậy niềm ham mê học tập của HS, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS.

Vì vậy, để tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt - học tốt thì người hiệu trưởng cần phải đề cao tinh thần trách nhiệm của GV, giao nhiệm vụ cho GV một cách cụ thể.

3.2.6.3. Làm cho hoạt động dạy học trở nên thích thú hơn:

Có thể lâu nay chúng ta đã mắc sai lầm là làm cho người GV cảm thấy HĐDH là “một công việc nhàm chán, đến hẹn lại lên”, là một việc từ trên dội xuống, do đó họ

“dị ứng” với công việc này. Bây giờ chúng ta cần phải làm thay đổi cảm nhận đó bằng cách cho người GV thấy HĐDH là một công việc đầy hứng thú, đầy sáng tạo, đầy thử thách.

Muốn vậy ta nên tìm cách tạo ra bầu không khí thi đua sáng tạo trong dạy học. Ta nên dựa vào những GV say mê khoa học, nhất là lực lượng GV trẻ. Vì tuổi trẻ luôn thích cái mới (do trong đầu óc họ chưa có các “lối mòn”), ham thích sáng tạo, luôn mong muốn chiến thắng các cách thức có nhiều hoài bão… rồi khuyến khích họ tìm tòi, sáng tạo trong HĐDH.

Khi các GV cảm thấy hứng thú với HĐDH thì tức là ta đã tăng cường động lực làm việc ở họ

3.2.6.4. Sử dụng đòn bẩy khen thưởng một cách thích đáng:

+ Nhà trường cần phải tổ chức động viên khen thưởng kịp thời các gương điển hình trong hoạt động đổi mới PPDH. Khen thưởng giáo viên giỏi các cấp, giáo viên có học sinh giỏi các cấp, giáo viên chủ nhiệm các tập thể lớp có nhiều tiến bộ, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng và phát huy. Có chính sách khen thưởng, khuyến khích động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ, đạt kết quả cao trong giáo dục toàn diện học sinh.

+ Việc tuyên dương học sinh cần được duy trì hàng tháng, học kỳ và tổng kết năm học hoặc sau mỗi đợt thi đua có ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra hứng thó học tập tích cực cho học sinh.

3.2.6.5. Tạo sự tiến bộ ở mỗi GV trong hoạt động dạy học:

Trước hết là làm cho mỗi GV tìm thấy lợi ích riêng và lợi ích chung trong việc thực hiện HĐDH. Nếu người GV thấy rằng khi thực hiện HĐDH thì chuyên môn của chính mình được nâng cao hơn, kỹ năng sư phạm của mình trở nên vững vàng hơn... từ đó họ tích cực hơn. Nói chung ai cũng muốn bản thân mình ngày càng tiến bộ, giỏi giang hơn, vì vậy họ muốn mình ngày càng tiến bộ hơn ngay trong chính công việc mình đang làm.

Giải pháp này chính là xây dựng một bầu không khí tập thể thuận lợi. Song vấn đề này ở bất kỳ cơ quan, một tổ chức nào cũng tồn tại một nền văn hoá quản lý

Văn hoá quản lý là toàn bộ giá trị tinh thần và vật chất có được trong quá trình xây dựng và phát triển tổ chức, đã trở thành một chuẩn mực ứng xử, chất keo dính, và nền tảng của nhân hoà trong việc tập hợp và thúc đẩy các cá nhân, các bộ phận tạo ra sức mạnh hướng vào việc đạt được mục tiêu chung

Nhiệm vụ của người quản lý là:

- Phát triển văn hoá quản lý trong việc điều hành nhiệm vụ công việc của tổ chức

Đó là văn hoá trong việc người hiệu trưởng điều hành các hoạt động giáo dục ở nhà trường. Người hiệu trưởng có vai trò kép: vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lý kế hoạch phát triển nhà trường.

- Phát triển các quan hệ quản lý trong việc xử lý các quan hệ nội bộ

Xây dựng cho mọi người nề nếp làm việc kỷ cương, theo đúng quy chế. Làm cho mọi thành viên trong tổ chức sống có thiện chí với nhau, tin cậy nhau, thương yêu nhau bao dung lẫn nhau. Gắn kết mọi người trong một đội hình và làm cho mọi người thấy phải phụ thuộc vào nhau và ai cũng lo làm hết bổn phận, trách nhiệm của mình

Quản lý thực chất là quản lý con người, con người quyết định tất cả. Người hiệu trưởng phải đầu tư thời gian vào việc tìm hiểu từng thành viên trong nhà trường và phải xây dựng mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau với mọi người. Có như vậy mới dễ giải quyết các bất đồng và tạo được sự đồng tâm nhất trí thực sự để tiến hành thuận lợi các công việc. Sống và làm việc trong một tập thể đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau thì ai cũng sẽ nỗ lực làm việc và mong muốn có những đóng góp vào công việc chung. Trong tập thể dần hình thành những truyền thống tốt đẹp và những truyền thống này sẽ được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, lớp người này sang lớp người khác, nó thấm nhuần một cách tự nhiên vào mỗi thành viên của nhà trường, tạo thêm động lực làm việc cho mọi người.

- Phát triển văn hoá quản lý trong việc quản lý các tác động của môi trường vào tổ chức

Quản lý phải phù hợp với môi trường, điều kiện của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của tổ chức, do vậy người hiệu trưởng cần phải cập nhật thường xuyên các thông tin từ môi trường và tìm cách khắc phục các nhiễu do môi trường gây ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã thái hòa tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w