KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã thái hòa tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 97 - 99)

1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1.1. Quản lý HĐDH học là quản lý việc chấp hành các quy định (điều lệ, quy chế, nội quy v.v…) về hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, đảm bảo cho hoạt động đó được tiến hành tự giác, có nề nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.

Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

1.2. Thực trạng quản lý HĐDH tại các trường THPT thị xã Thái Hoà trong thời gian vừa qua có những mặt mạnh đáng kể, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, đó là:

- HT chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn và chưa nắm tình hình soạn giảng, kiểm tra hồ sơ, duyệt giáo án của GV. Chế độ dự giờ, thao giảng, đúc rút kinh nghiệm ở tổ chuyên môn chưa hiệu quả, HT trực tiếp dự giờ GV còn ít.

- Chưa chỉ đạo chặt chẽ tổ chuyên môn sinh hoạt có nề nếp, đảm bảo thường xuyên có chất lượng và hiệu quả.

- Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ chuyên môn trong nhà trường chưa thực hiện thường xuyên. Công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ còn nhiều hạn chế.

- Công tác tổ chức làm ĐDDH, sử dụng TBDH phong trào viết SKKN chưa được chú trọng.

- Công tác chỉ đạo phối hợp giữa GVCN với GVBM, với Đoàn TN và Ban đại diện cha mẹ HS chưa chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả chưa cao.

- Chưa có nhiều những chính sách động viên, khuyến khích GV, chưa tạo ra động lực cho họ phấn đấu, cống hiến.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển GD bậc THPT thị xã Thái Hoà, qua thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất để quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT thị xã Thái Hoà trong giai đoạn hiện nay, gồm 6 giải pháp sau:

- Tăng cường kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn, kế hoạch dạy học của GV và tổ chuyên môn.

- Tăng cường quản lý đổi mới PPDH và PP kiểm tra đánh giá. - Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường. - Tăng cường và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang TBDH.

- Chỉ đạo việc phối hợp giữa GVCN với GVBM, Đoàn thanh niên và Ban đại diện cha mẹ HS để quản lý hoạt động học của HS.

- Tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức của nhà trường.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT

- Xây dựng nội dung, chương trình phù hợp với mục tiêu của cấp THPT, đảm bảo tính tinh giản, cơ bản, hiện đại, thực tiễn song không quá nặng nề về lý thuyết, giảm bớt tính hàn lâm và cần có thêm phần mềm để GV và HS có điều kiện phát huy được tính chủ động sáng tạo trong HĐDH.

- Nghiên cứu và ban hành các chuẩn nhằm đánh giá xếp loại tay nghề giáo viên một cách chính xác, khoa học. Hiệu trưởng dựa vào đó để đánh giá tay nghề của giáo viên.

- Thực hiện tốt Quyết định số 57/2012/QĐ-UBND ngày 10/08/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức.

- Sở Giáo dục và Đào tạo liên kết với các trường Đại học sư phạm, Học viện Quản lý GD tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý của ngành, tăng cường bồi dưỡng cán bộ kế cận.

2.2. Đối với ủy ban nhân dân các cấp

- Thể chế hóa chiến lược phát triển GD - ĐT đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua thành các chính sách của nhà nước đối với giáo dục ở địa phương. Xây dựng chính sách đối với giáo dục, có chế độ ưu đãi đối với các nhà giáo công tác tại các vùng núi cao, vùng đặc biệt khó khăn.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, làm cho mọi gia đình, mọi cá nhân tự đánh giá được khả năng học tập của mình từ đó lựa chọn con đường phù hợp. Tạo điều kiện cho phân luồng học sinh sau khi học xong THCS tránh tình trạng dồn ép qui mô đào tạo đối với giáo dục THPT.

2.3. Đối với đội ngũ Hiệu trưởng các trường THPT

- Hiệu trưởng cùng các cán bộ quản lý nhà trường phải thực hiện được vai trò kép: là nhà lãnh đạo và quản lý trường học một cách toàn diện. Vận dụng các giải pháp quản lý dạy học linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc các chức năng quản lý, kế hoạch năm học, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc điều hành mọi hoạt động của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông thị xã thái hòa tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w