THÔNG Ở THỊ XÃ THÁI HÒA, TỈNH NGHỆ AN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI Ở THỊ
2.3.5. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của G
Các nhà trường đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý giờ lên lớp của giáo viên, để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường đã có những giải pháp về: xây dựng quy định ghi trong nghị quyết hội đồng chuyên môn về các yêu cầu thực hiện giờ lên lớp. Đồng thời ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu các nhà trường đã lập kế hoạch quản lý việc thực hiện giờ lên lớp.
Việc QL giờ lên lớp của GV được các chủ thể QL thực hiện thông qua các hoạt động sau:
- Dự giờ đột xuất hoặc định kỳ của chính bản thân hiệu trưởng.
- Các đánh giá về các giờ đăng ký thao giảng, các giờ thanh tra của Sở GD - ĐT, của trường, của tổ chuyên môn.
- Phản ánh của HS, của đồng nghiệp, của ban giám thị.
- Qua việc thực hiện quy chế chuyên môn, qua các khả năng truyền thụ kiến thức, xác định trọng tâm bài dạy, tổ chức các hoạt động nhận thức, cải tiến phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng, trang thiết bị dạy học, rèn luyện kỹ năng cho HS.
Từ những căn cứ trên chúng tôi xác định các nội dung quản lý của hiệu trưởng để GV đánh giá xem HT đã thực hiện như thế nào việc quản lý các nội dung đó. Kết quả điều tra này phản ánh thực tế công tác QL giờ lên lớp của GV đã được HT các trường THPT thị xã Thái Hoà thực hiện.
Kết quả điều tra được thể hiện qua số liệu bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thực trạng Hiệu trưởng quản lý giờ lên lớp của GV
TT Nội dung quản lý Mức độ thực hiện %
Tốt Trung bình Chưa tốt
1
Việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn và thực hiện đúng phân phối chương trình môn học
88.94 7.98 3.08
2 Truyền đạt đủ nội dung kiến thức cơ bản,
đảm bảo chính xác, khoa học, trọng tâm 77.69 9.64 12.67 3 Tổ chức hoạt động nhận thức của HS: Gây 55.6 32.98 11.42
hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động của HS
4 Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng
cường khả năng tự học của HS 38.94 21.31 39.75
5 Xử lý tình huống trên lớp 57.27 35.47 7.26
6 Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học 9.77 35.47 54.76 7 Dành thời gian thích hợp cho việc rèn luyện
kỹ năng 38.52 41.31 20.17
Kết quả bảng 2.10 cho thấy:
Hiệu trưởng quản lý tốt nhất nội dung quản lý việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn và việc thực hiện đúng phân phối chương trình môn học có tới 88,94% GV khẳng định ở mức độ tốt và chỉ có 3,08% GV khẳng định ở mức độ chưa tốt.
Qua kiểm tra còn có 3 nội dung thực hiện chưa tốt đó là: Đổi mới phương pháp dạy học như tăng cường khả năng tự học của học sinh, quản lý sử dụng phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, dành thời gian thích hợp cho việc rèn luyện kỹ năng.
Với những phân tích trên, chúng tôi khẳng định công tác quản lý của HT đối với giờ lên lớp của GV đã được thực hiện tương đối đầy đủ các nội dung, tuy nhiên nội dung quản lý đổi mới PPDH chưa được các HT thực hiện một cách hiệu quả.