MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ THÁI HOÀ TỈNH NGHỆ AN
3.2.5. Chỉ đạo việc phối hợp giữa GVCN với GVBM, đoàn thanh niên, ban đại diện cha mẹ HS để quản lý hoạt động học của HS
diện cha mẹ HS để quản lý hoạt động học của HS
HS là chủ thể của nhà trường, là đối tượng của quá trình dạy học, giáo dục: là chủ thể của quá trình nhận thức. Do đó quản lý hoạt động của HS là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý quá trình đổi mới PPDH.
* Mục tiêu của giải pháp:
Tăng cường quản lý hoạt động học tập của HS là nhiệm vụ quan trọng tạo nên chất lượng và hiệu quả quản lý của hiệu trưởng nhà trường. Người hiệu trưởng phải biết phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong trường, có giải pháp chỉ đạo
việc phối kết hợp giữa GVCN, đoàn thanh niên, các GVBM, đại diện cha mẹ HS phối hợp với nhau để tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, động cơ học tập của HS. Hình thành và phát triển PP học tập đúng đắn cho HS.
* Nội dung và cách thức tiến hành:
3.2.5.1. Lập kế hoạch, xây dựng các quy định nội bộ và hướng dẫn thực hiện hoạt động phối hợp giữa GVCN với GVBM, đoàn thanh niên, đại diện cha mẹ HS để quản lý hoạt động học của HS
Việc lập kế hoạch phải rõ ràng chi tiết, thể hiện các chỉ tiêu và giải pháp cụ thể nhằm đổi mới PPDH, Kế hoạch khi xây dựng cần chú ý theo tháng, theo chủ điểm phát động thi đua và căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường. Bên cạnh đó xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa tổ chủ nhiệm và các đoàn thể trong nhà trường tạo thành mối liên hệ hữu cơ trong việc quản lý PP tự học của HS. Trong quy chế phối hợp cần quy định rõ về mặt định tính và định lượng, về mặt thời gian, số lần thực hiện các báo cáo chuyên đề, hội thảo, sinh hoạt ngoại khoá, hái hoa dân chủ, sinh hoạt lớp. Trên cơ sở đó phải thay đổi cả nội dung lẫn hình thức hoạt động sao cho phong phú và sáng tạo, thu hút được nhiều đối tượng HS tham gia. Cần tạo nhiều hình thức sinh hoạt hấp dẫn và phong phú để cho HS phát huy hết khả năng tham gia xây dựng, quản lý HS theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong việc tự quản lớp, tự chủ trong học tập, tự đề xuất các PP tự học theo PP đổi mới.
3.2.5.2. Tổ chức, chỉ đạo GV chủ nhiệm phối kết hợp với GV bộ môn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ HS:
Trên cơ sở thực tiễn nhà trường hiệu trưởng phải có giải pháp đổi mới cả nội dung lẫn hình thức hoạt động sao cho phong phú và sáng tạo thu hút được nhiều đối tượng HS tham gia:
+ GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn:
Thông qua các GV bộ môn để quản lý hoạt động học của HS và quản lý việc thực hiện nề nếp. GVCN giúp GVBM nắm bắt được tình hình đặc điểm của từng HS, cung cấp thông tin cá nhân của từng HS, điều kiện hoàn cảnh của gia đình, tính tính, năng lực v.v… để GVBM có cơ sở động viên khuyến khích, giúp đỡ HS kịp thời.
- Mời GVBM tham dự các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể và cùng làm công tác cố vấn cho tập thể HS tự xây dựng kế hoạch tự học của cá nhân, của nhóm HS. Chính mỗi GVBM phải định hướng cho các em về cách học nhằm phát huy tính tích cực tự giác, sáng tạo. hướng dẫn cho HS phương pháp học tập trên lớp và học bài ở nhà.
- GVCN phối.hợp với GVBM xây dựng nề nếp học của môn học, xây dựng quỹ thời gian dành cho từng bộ môn phù hợp với năng lực từng HS. Tùy vào đặc thù từng môn học, GV thiết kế hệ thống câu hỏi mở, đặt ra các tình huống có vấn đề để HS tự giải quyết. Các tình huống có vấn đề phải đảm bảo tính khoa học và vừa sức HS, dưới sự hướng dẫn của thầy và sự nổ lực của bản thân từng cá nhân HS hoặc tập thể lớp có thể giải quyết được.
Chú trọng chỉ đạo phân loại HS, từ đó xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng, phụ đạo HS theo đối tượng.
+ GV chủ nhiệm phối hợp với đoàn thanh niên:
- GVCN phối hợp với đoàn thanh niên để tổ chức hướng dẫn việc thực hiện phong trào thi đua dạy học theo hướng đổi mới. ở đây chi đoàn GV giữ vai trò nòng cốt, tổ chức hướng dẫn HS thực hiện các phong trào hoạt động đoàn, sinh hoạt đoàn thanh niên. Sự quan tâm của GV chủ nhiệm với hoạt động đoàn, có sự phối hợp chặt chẽ tạo nên sức mạnh thúc đẩy phong trào tự học mà đoàn thanh niên phát động.
- GVCN phối kết hợp với đoàn thanh niên xây dựng quy chế phối hợp và quản lý nề nếp học tập của HS. Các chi đoàn HS chủ động xây dựng kế hoạch học tập, xây dựng kế hoạch tự học, tự đánh giá kết quả học của chính bản thân. Hàng tháng GVCN tham gia dự bình thi đua xếp loại của đoàn viên thanh niên do lớp mình phụ trách.
- GV chủ nhiệm xây dựng tập thể HS hoạt động tự quản, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tự sinh hoạt tập thể. Tổ chức hội nghị sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PP học, trao đổi kinh nghiệm học tập theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học, nâng cao ý thức đổi mới PP học.
HS chỉ có 1/4 thời gian học tập ở trường. Còn lại là thời giam HS chịu rất nhiều tác động và chịu sự quản lý của gia đình, xã hội. Việc học của HS phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố hoàn cảnh kinh tế, truyền thống và phong tục của dòng họ, gia đình và của địa phương. Do đó hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo và tổ chức cho GV phối kết hợp với cha mẹ HS là một giải pháp đảm bảo nâng chất lượng học tập theo tinh thần đổi mới.
- Phân tích đặc điểm và tình hình học tập của HS theo địa bàn cư trú.
- Triển khai xây dựng kế hoạch, nội dung quản lý HS ở nhà, cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội: Xây dựng nội quy, quy định thời gian học ở nhà, việc quản lý thời gian học ở nhà của HS ở gia đình.
- Phổ biến kế hoạch, nội dung, quản lý hoạt động đổi mới PPDH rộng rãi cho các bậc cha mẹ HS, thông qua hội nghị cha mẹ HS. Thông tin hai chiều kịp thời ở nhà trường, ở thôn xóm (Phường, xã, thị trấn.v.v..), đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá khen, chê cụ thể và kịp thời.
3.2.5.3. Kiểm tra đánh giá việc phối kết hợp giữa GV chủ nhiệm với GV bộ môn, Đoàn thanh niên, cha mẹ HS về hoạt động học của HS
Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, có nội dung thống nhất, định lượng hóa được nội dung kiểm tra, có xếp loại cụ thể (kiểm tra của Ban giám hiệu, của tổ chuyên môn, kiểm tra chéo). Có biện pháp để quản lí, chỉ đạo nề nếp và chất lượng kiểm tra, việc chấm chữa cho điểm của giáo viên. Cần có kế hoạch cụ thể, huy động các tổ chức, lực lượng nòng cốt trong nhà trường thông qua các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên giỏi, Đoàn thanh niên trong nhà trường.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ kiểm tra và đánh giá của giáo viên đối với học sinh trong quá trình dạy học, việc học sinh thực hiện nề nếp, kỷ luật, ý thức học tập và tự học, góp phần đánh giá hiệu quả lao động sư phạm và các mối quan hệ của giáo viên.
Chủ động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, tổ chức lấy phiếu hỏi của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, Ban giám hiệu vào cuối kỳ, nắm được những thông tin ngược
và điều chỉnh kịp thời các kế hoạch hoạt động quản lí, hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
+ Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá:
- Điều chỉnh kịp thời những sai lệch của người kiểm tra, lỗi của người được kiểm tra, có tác dụng kích thích hoạt động của đối tượng quản lí là cán bộ giáo viên và học sinh.
- Điều chỉnh hoạt động, điều hành tổ chức, điều chỉnh kịp thời các nguồn lực, có biện pháp nhằm giải quyết nhanh chóng những khó khăn trở ngại để quá trình giáo dục diễn ra một cách thuận lợi.
- Giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục và chấp hành nề nếp theo yêu cầu của Hiệu trưởng. Học sinh điều chỉnh việc học tập, rèn luyện theo yêu cầu của giáo viên, nhà trường.