. Việc sử dụng tiêu chí năng suất
THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT H À N G TIÊU D Ù N G VIỆT NAM
2.1.1 Các điều kiện sản xuất
Cơ sở hạ tầng
Trong vài năm gần đây, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, tuy nhiên đây vẫn làyếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp do làm tăng chi phí của các doanh nghiệp. Y ế u tố này trở nên trầm trấng thêm khi đa số các doanh nghiệp đang theo đuổi lợi thế chi phí thấp.
Hình 2.1: So sánh giá điện của các n ướ c trong khu vực (USD/KwH) Việt Nam Thái Lan Philipin Malaysia Indonesia Trung Quc 0.07 0.06 0.10 í. w> ^ ^ ^ ^ f ^ ' ^ ^ ^ f ^ ĩ ^ ' ' ^ ^ : ^ ịt; ••••• I 0.08 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12
Nguồn: Ngân hàng Thể giới (2003)
Giá dịch vụ cơ sở hạ tầng của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực, đặc biệt là giá điện, viễn thông, phí vận hành cảng biển và
sân bay (xem bảng 2.1, 2.2, 2.3). Giá bán điện của Việt Nam cao hơn các nước ASEAN từ 45-220%. Phí vận tải, bốc xếp ở Việt Nam cũng cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Bình quân một doanh nghiệp xuất, nhập khâu theo đường hàng không hoặc đường biển phải chịu 20 loại phí khác nhau. Giá vé của hàng không Việt Nam cũng cao so với tất cả các hãng hàng không quốc tế khác khi so sánh cùng khoảng cách đường bay1 0.
Hình 2.2: So sánh cuốc điện thoại của các nước trong khu vực
(USD/phút gọi đi Mỹ)
Hình 2.3: C ướ c Internet của các nước trong khu vực (USD/tháng tưong đương
đương TI ) Việt Nam Thái Lan Philipin Malaysia Indonesia 0.56 ilo.30 lo.24 1.00 Việt Nam Thái Lan Philipin Malaysia Indonesia Trung Quốc 17497 0.00 0.50 1.00 1.50 0.00 2000.00 4000.00 6000.00 8000.00
Nguồn: Ngân hàng Thê giới (2003)
Chất lưẫng mạng lưới cơ sở hạ tầng cũng chưa đáp ứng đưẫc nhu cầu hiện tại, dẫn đến chi phí dịch vụ gia tăng. Mức độ thất thoát trong truyền tải và phân phối điện là 15,3%, trong khi của Thái Lan là 6-9%. Chất lưẫng điện cung ứng kém, thường xuyên không bảo đảm điện áp 220 V, làm cho tuổi thọ của trang thiết bị chính xác bị giảm sút. Đặc biệt nghiêm trọng là việc cắt điện bất thường diễn ra nhiều, làm tăng tỷ lệ phế phẩm, gián đoạn quá trình sản xuất. Các yếu tố này làm chi phí thực tế về điện tăng thêm 8- 1 2 %u. Năng suất bốcxếp của một cần cẩu cùng loại ở cảng Việt Nam chỉ bằng một nửa so với cảng Bangkok. Theo điều tra của JETRO chi phí vận chuyển một container 40 feet đi Yokohama từ Hà Nội tính theo USD là 1.825, từ TP.HCM là 1.375 Thưẫng Hải là 850, Singapore 670, Bangkok 1.466, Kuala Lumpur 1.252, Manila 994. Ngành viễn thông có trung bình 50 người làm việc trên 1000 máy trong khi con số đó của Thái Lan là 7,3 người. Chất lưẫng đường truyền Internet rất thấp
Lê Đăng Doanh (2003), "Giảm chi phí đầu vào để tăng sức cạnh tranh", Thời báo Kinh tế Sài Gòn" 29/05/03 Theo báo cáo cùa Ngân hàng thế giới
thường xuyên gián đoạn và nghẽn mạch dẫn đến khó khăn vừa làm tăng chi phí khi triển khai và phát triển các dịch vụ gia công phần mềm, thương mại điện tử.
Tình trạng trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất là
việc nhà nước vẫn còn thực hiện chế độ bao cấp đối với nhợng dịch vụ thiết yếu
như điện, nước, bưu chính viễn thông nhưng nhà nước lại không bù lỗ cho các
đối tượng được bao cấp. Do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải áp dụng chính sách "bù giá chéo" để bù lỗ cho các đối tượng này. N h ư vậy, doanh nghiệp phải chịu giá dịch vụ đầu vào cao là do họ phải bao cáp cho các đôi tượng được hưởng chính sách xã hội mà đáng lẽ ra nhà nước phải làm việc này.
Thứ hai là tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến
bộ máy quản lý kém hiệu quả, doanh nghiệp không chú trọng đến việc nâng cao
r r r nu f t
chát lượng hệ thông cung cáp dân đèn mức độ thát thoát (điện, nước) cao và giá dịch vụ ở mức cao, lợi dụng thế độc quyền để chèn ép và hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nước ngoài. Thứ ba là là nguồn vốn
đâu tư cho cơ sở hạ tâng còn hạn chê. Nguồn vòn ngân sách vân là nguồn vòn
chủ yếu trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sự tham gia của các thành phần ngoài quốc doanh rất hạn chế, chủ yếu dưới hình thức đầu tư xây dựng, vận hành và chuyển giao (BÓT). Nhợng dự án cầu đường, nhà máy điện do các doanh nghiệp đầu tư thì đề do các doanh nghiệp tự lập dự án đầu tư m à không
qua đấu thấu. Do đó chi phí đầu tư ban đầu cao, dẫn đến giá dịch vụ tăng theo.
Nguồn vốn và thị trường vốn
Trong nhợng năm vừa qua chất lượng hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam đã có một số biến chuyển tích cực. Hệ thống ngân hàng đã được cải thiện. Các công cụ tiền tệ được phát triển và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt hon, góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế. Lãi suất tín dụng không còn bị khống chế bởi trần lãi suất và do ngân hàng cho vay xác định dựa trên quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ sức giúp cho các doanh nghiệp Việt
Nam, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thoát khỏi tình trạng thiêu vốn để đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng quy m ô sản xuất kinh doanh.
Thứ nhát, hệ thông tài chính Việt Nam có mức độ tài chính hoa rát tháp.
Những chỉ tiêu cơ bản như tổng phương tiện thanh toán (M2) trên GDP vẫn thấp, năm 2002 là dưọi 6 0 % và tiền gửi huy động kém hơn rất nhiều so vọi các nưọc ASEAN. Hiện tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng trong tổng phương tiện thanh toán ở mức 24 đến 2 5 % , cao hơn nhiều so vọi các nưọc láng giềng như Thái Lan (6,3%) và Trung Quốc (9,7%). Điều này cản trở việc
tăng hiệu quả của hệ thong tài chính, đặc biệt là làm hạn chế khả năng cung
cấp tín dụng dài hạn cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng có nhiều bất ổn. Tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm vừa qua mặc dù giảm nhưng vẫn ở mức cao và không ổn định, năm 2000 là 9,7% và năm 2001 là 9,3 % và năm 2002 là 5 % tổng dư nợ1 2. Hơn nữa, hiện tượng cho các doanh nghiệp nhà nưọc vay không cần thế chấp và các khoản nợ cũ được kéo dài còn phổ biến. Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống cũng là một vấn đề. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng vẫn chủ yếu là ngắn hạn (chiếm khoảng 7 0 % ) ; nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi nhu cầu vốn trung dài
hạn lọn.
Thứ ba, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh rất thấp. Các doanh nghiệp này chỉ được vay được một tỷ lệ rất thấp vốn tín dụng phân bổ vào khu vực tư nhân, xấp xỉ 20%, trong khi đó hầu hét vòn tín dụng cho vay (trên 9 0 % ) đêu là vòn vay ngăn hạn (từ 3-6 tháng). Mặc dù đã có quy định cho vay vốn không cần thế chấp, nhưng trên thực tế, khu vực ngoài quốc doanh vẫn khó tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Cuối cùng, sự phát triển của các định chế tài chính phi ngân hàng như các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư... còn ở trình độ kém phát triển. Thị trường chứng khoán của Việt Nam mặc dù đã hoạt động nhưng quá nhỏ bé
1 2
loạt động cầm chừng và chưa trở thành một kênh huy động vốn thực sự hiệu Ịuả cho các doanh nghiệp và nên kinh tê.
Nguồn nhân lực và t r i thức
Nhìn chung, trình độ học vấn của lực lượne lao động Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, có tới gần 8 0 % lực lượng lao động kinh tế thường xuyên trong cả nước đã tốt nghiệp từ bữc tiểu học trở lên, số người chưa biết chữ chỉ có 3,8%.
Tuy nhiên, trình độchuyền môn kỹ thuật của lực lượng lao động Việt Nam lại rất thấp. Tính chung cả nước, số người có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ
nghề trở lên chỉ chiếm 17,05% tổng lực lượng lao động (Bảng 2.1) so với các nước là 50%. Bên cạnh đó, năng suất lao động thấp và tốc độ tăng ( 7 % ) chữm hơn tốc độ tăng tiền lương ( 9 % ) đã làm xói m ò n lợi thế về lao động của Việt Nam. Đây là kết quả của việc không chú trọng đến hệ thống các trường đào tạo
nghề trong một thời gian dài. Ví dụ như ngành da-giày là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có một trường đào tạo công
nhân kỹ thuữt hay trung học chuyên nghiệp cho ngành.
Bảng 2.1: C ơ cấu lao động theo trình độ chuyên m ô n kỹ thuữt
Không có CMKT Có C M K T
Trong đó chia theo trìuh độ Không có CMKT Có C M K T Sơ cáp/ chứng chỉ CNKT không bằng CNKT có bằng
THON Cao đăng, đại học
trở lên Cả nước 82,95 17,05 1,33 4,55 3,89 3,61 3,67
Trong đó: Nữ 85,16 14,84 1,12 3,49 2,91 4,03 3,30
Nguồn: Bộ LĐTBXH(2001)
Trình độ và năng lực của đội ngũ quản lý doanh nghiệp cũng là một điểm
yếu cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, số lượng quản lý giỏi còn ít. Phần lớn cán bộ doanh nghiệp không được đào tạo cơ bản về quản lý doanh nghiệp, thiếu kinh nghiệm và những năng lực cơ bản về điều hành doanh
Nguyên nhân cơ bản là chuyên môn của nhà quản lý doanh nghiệp không được coi trọng đặc biệt là giai đoạn trứơc năm 1986, các nhà quản lý ít coi trọng lý
thuyết quản lý hiện đại, chất lượng đào tạovề quản trị kinh doanh trong các
trường đại học của Việt Nam rất thấp xét trên cả trên phương diện chương
trình, giảng viên và phương pháp đào tạo. Công nghệ
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung rất thấp. Máy móc thiết bị của nhiều ngành
lạc hậu từ hai đến ba thế hệ so với các nước tiên tiến, thậm chí có thiết bị đã sử dựng trên 30 năm chưa được đổi mới. Tỷ lệ cơ khí hoa và tự động hoa thấp, tỷ lệ tự động hoa chỉ có 1,88%; trình độ bán tự động 19,63%; trình độ cơ khí 26,57%; trình độ bán cơ khí 35,73%; trình độ thủ công 16,19%. Như vậy, tỷ lệ sản xuất bán cơ khí và thủ công còn chiếm đến trên 5 0 % . Đặc biệt khu vực ở các DNNN và hợp tác xã, tỷ lệ này cao hơn. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ sản xuất bán cơ khí và thủ công thấp, khoảng 10%.
Bảng 2.2: Tình trạng thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam
Tỷ lệ thiết bị dang sử dụng (%)
D ướ i 10 T ừ 10- T ừ 20- Trên 30
năm 20 n ă m 30 n ă m n ă m
Tổng số 61,52 29,06 7,17 2,25
Các D N N N 49,48 34,44 11,71 4,37
DN không thuộc sở hữu Nhà nước 72,82 ] 22,36 4,04 0,78
DN có vốn N N 59,15 36,58 3,66 0,61
*Nguồn: Kết quả điêu tra các ngành công nghiệp -Tông cục Thông kê (200ỉ)
Hoạt động chuyển giao công nghệ chủyếu được được tiến hành thông qua nhập khẩu công nghệ. Hiện nay, có khoảng 80 đến 9 0 % công nghệ sử dựng ở Việt Nam là công nghệ ngoại nhập. Phần nhiều công nghệ được nhập từ trước
năm 1987 là của Liên X ô cũ, Trung Quốc và các nước Đông Âu. Trong những
năm gần đây, việc chuyển giao công nghệ chủ yếu thông qua các dự án đầu tư
ạ ì r r
trực tiêp nước ngoài. Hoạt động chuyên giao công nghệ trong nước rát hạn chê. Sự phối hợp và liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học và nơi áp dựng công nghệ - các doanh nghiệp vô cùng yếu kém. Theo thống kê của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 9 0 % đề tài nghiên cứu khoa học những năm gần đây đều
lấy ý tưởng từ nội dung học tập hoặc nghiên cứu ở nước ngoài, chứ không bám vào thực tiễn của đất nước, và không có đề tài nào xuất phát từ một "đơn đặt hàng" của doanh nghiợp. Do vậy, tính thiết thực và mức độ ứng dụng của các nghiên cứu rất thấp, chưa kể viợc nghiợm thu đề tài chỉ được tiến hành giữa những người làm nghiên cứu, chứ không có đánh giá khách quan từ phía người sử dụng. Thực tế chỉ có khoảng 1 0 % số các đề tài và chương trình nghiên cứu công nghợ được đưa vào thực tiễn.
Kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghợ chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chiếm 8 0 % trong k h i ở các nước doanh nghiợp là ngồn tài trợ chủ yếu (trên 5 0 % ) . Chế độ tài chính doanh nghiợp về khấu hao, hạch toán chi phí nghiên cứu và triển khai chưa khuyến khích doanh nghiợp đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghợ mới.
Thị trường công nghợ còn phát triển manh m ú m , dẫn đến các doanh nghiợp
r y ì '
thiêu thông tin vê công nghợ. Không ít doanh nghiợp đã nhập vê những thiêt bị lỗi thời hay không phù hợp và đã không sử dụng được hay sử dụng không có hiợu quả. Viợc đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiợp, yếu tố đảm bảo cho sự phát triển của thị trường công nghợ, còn nhiều thủ tục khó khăn rườm rà và thiếu hiợu lực. Tình trạng v i phạm quyền sở hữu trí tuợ diễn ra phổ biến,
không kiểm soát được. Theo tổ chức Liên minh Phần mềm Thương mại, Viợt Nam đứng đầu thế giới trong nhiều năm liên tục về v i phạm bản quyền phần
mềm (năm 2002 là 9 5 % ) .
Lực lượng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai còn rất
yếu, các doanh nghiợp thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực giỏi về công nghợ. Mặc dù con số chính thức là khoảng 45.000 người, bao gồm cả kỹ thuật viên và nhân viên hỗ trợ, nhưng lực lượng này rất hạn chế về khả năng chuyên môn, đặc biợt là khả năng ứng dụng và sáng tạo công nghợ, và khả năng sử dụng ngoại ngữ. số cán bộ làm khoa học cũng chỉ tập trung ở các cơ quan hoặc doanh nghiợp nhà nước. Ví dụ, có tới 9 5 % số cán bộ có học vị tiến sỹ làm trong
các tổ chức doanh nghiệp nhà nước. số cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn quá ít.