Tình hình nghiên cứu TCHĐN trong DHLS

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 25 - 30)

7. Bố cục của luận án

1.2.2. Tình hình nghiên cứu TCHĐN trong DHLS

Các nhà GD lịch sử trong nước cũng đã rất quan tâm đến vấn đề TCHĐN trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Giáo trình PPDH lịch sử do GS Phan Ngọc

Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, NXB Đại học Sư phạm,

2002, đã đề cập đến những yêu cầu, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Trong đó các tác giả đã phần nào đề cập đến TCHĐN.

TCHĐN đã được cố PGS.TS. Phan Ngọc Liên và TS. Vũ Ngọc Anh đề cập rất cụ thể trong cuốn Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử. Theo các tác

giả, PPDH nhóm được sử dụng trong các lớp học ở trường PT như một phương pháp trung gian giữa làm việc độc lập của từng HS với làm việc chung cả lớp. Tiếp đó, cuốn sách còn tập trung giới thiệu cấu tạo của một tiết học theo nhóm gồm các bước: làm việc chung cả lớp, làm việc theo nhóm và tổng kết trước lớp. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, dạy học hợp tác nhóm mới chỉ được giới thiệu một cách ngắn gọn, chung chung chứ chưa đưa ra được cách vận dụng dạy học nhóm vào bộ môn Lịch sử.

Trong cuốn Một số vấn đề đổi mới dạy học lịch sử ở trường PT, cố GS.TS Phan Ngọc Liên đưa ra những yêu cầu của việc đổi mới PPDH trong đó có yêu cầu phải tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau như làm việc nhóm để HS tự nêu lên các vấn đề để trao đổi, độc lập giải quyết các vấn đề nảy sinh hoặc do GV gợi ý [47,323].

Cùng bàn về chủ đề TCHĐN, cuốn Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì

III (2004 - 2007), cho GV Lịch sử cấp THCS. Tài liệu đã trình bày việc tổ chức

DHTN ở trường THCS, vai trò của GV trong DHLS theo nhóm. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng ở việc đưa ra một số chỉ dẫn chung chung cho GV và HS khi TCHĐN, chưa có những thiết kế minh họa cụ thể.

GS. TS. Nguyễn Thị Côi luôn khẳng định, trong dạy học không có một dạng hoạt động nào chiếm ưu thế tuyệt đối trong dạy học, mỗi dạng có ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, trong cuốn Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường PT

26

(NXB Đại học Sư phạm, 2006) và bài viết Kết hợp các dạng HĐHT để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường PT (Tạp chí GD, 9/2008), GS. TS. Nguyễn Thị Côi cho rằng, việc kết hợp nhuần nhuyễn các dạng HĐHT sẽ phát huy tính tích cực của HS, góp phần nâng cao hiệu quả bài học nói riêng, chất lượng bộ môn lịch sử nói chung. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến việc kết hợp hoạt động nhóm với cá nhân, kết hợp hoạt động nhóm và cả lớp.

TS. Hoàng Thanh Tú đã trình bày khá hệ thống một loạt các vấn đề liên quan đến lí luận và thực tiễn của dạy học nói chung, ôn tập củng cố KTLS nói riêng. Tác giả đã đề xuất rất nhiều biện pháp ôn tập phù hợp với đổi mới phương pháp DHLS hiện nay ở trường PT, trong đó có biện pháp tổ chức thảo luận nhóm. TS. Hoàng Thanh Tú khẳng định, tổ chức thảo luận nhóm phù hợp với bài ôn tập, tổng kết vì bài học có nội dung kiến thức rất đa dạng, phong phú và mang tính khái quát cao [75,225].

Vấn đề TCHĐN được đề cập ở các góc độ khác nhau trong các luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy môn lịch sử của Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trong công trình Luận án Mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp

trong dạy học lịch sử thế giới hiện đại ở trường THPT Việt Nam, bảo vệ năm 2007, tác

giả Lê Vinh Quốc cho rằng phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm ngay ở trên lớp gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại như lớp học nhỏ, HS đông, dễ gây ồn ào, mất trật tự, không tập trung vào công việc nhóm,…

Kết hợp các dạng tổ chức HĐHT để nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức cơ bản cho HS là một trong những biện pháp tác giả Tưởng Phi Ngọ đề ra trong Luận án của mình nhằm Tổ chức HS lĩnh hội kiến thức cơ bản trong dạy học lich sử thế giới hiện đại. Theo Tưởng Phi Ngọ, hoạt động tổ nhóm là dạng tổ chức dạy học trong đó dưới sự điều khiển của GV, HS được chia thành từng nhóm để trao đổi, hợp tác, cùng giải quyết nhiệm vụ chung. Mỗi lớp chia thành vài nhóm làm các bài tập như nhau hoặc khác nhau.

Tại Hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội

nhập quốc tế và phát triển kỹ năng tự học cho HS, TS. Trần Quốc Tuấn (Khoa Lịch sử ,

27

ở trường THPT”. Theo ông, ở trường PT, hoạt động nhóm được tiến hành cả trong nội

khóa, ngoại khóa, ở trên lớp, ở nhà. Trong bài tham luận của mình, TS. Trần Quốc Tuấn đã trình bày một số hình thức TCHĐN tiêu biểu được tiến hành trong giờ lên lớp môn lịch sử ở trường THPT.

TCHĐN trong DHLS đã được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây, một số luận văn Cao học và Khóa luận tốt nghiệp của học viên và sinh viên Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Đại học sư phạm Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chuyên về vấn đề này.

Ngoài việc trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của TCHĐN, Luận văn Thạc sỹ của Trần Thụy Vĩnh Khương (chuyên ngành lý luận và PPDH lịch sử của trường đại học Vinh, bảo vệ luận văn Thạc sĩ tại Đại học Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh) đã tiến hành xác định những KTLS có thể TCHĐN trong DHLS. Tuy nhiên trong luận văn này, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tiến hành xây dựng một số bài tập nhóm chứ chưa có sự lựa chọn thiết kế một số dạng TCHĐN trong DHLS lớp 8 ở trường THCS.

Được sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Trịnh Đình Tùng, sinh viên Hoàng Thu Sinh (khóa 53, Khoa Lịch sử Đại học Sư phạm Hà Nội) đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp TCHĐN cho HS trong bài ôn tập lịch sử thế giới lớp 10 ở trường THPT. Nội

dung chính của khóa luận là đi sâu vào nghiên cứu quy trình TCHĐN và tiến hành TCHĐN trong bài ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại.

Tiếp tục hướng nghiên cứu của Hoàng Thu Sinh, sinh viên Phạm Thị Thùy Dung (khóa 56, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội), tiếp tục chọn khóa luận tốt nghiệp của mình “TCHĐN trong dạy học lịch sử các cuộc cách mạng tư sản cận đại lớp 10

THPT chương trình chuẩn’’.

Sau khi nghiên cứu các công trình khoa học về TCHĐN trong dạy học lịch sử, chúng tôi nhận thấy rằng, TCHĐN trong DHLS không còn là một đề tài mới nữa vì đã có một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa thực sự thuyết phục cao về tính khả thi của TCHĐN trong giảng dạy lịch sử. Và chưa có một công trình nào đưa ra cách thiết kế một số dạng TCHĐN trong dạy học đồng thời đề ra được các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng

28

TCHĐN trong dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn, đây chính là những khoảng trống để luận án tiếp tục nghiên cứu sâu.

Như vậy, có thể thấy TCHĐN là vấn đề đã được nghiên cứu và vận dụng trong

thực tiễn GD nói chung, GD PT nói riêng ở các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền GD phát triển. Những ưu điểm cũng như hạn chế, cơ hội vận dụng, kết hợp với các PPDH theo hướng hiện đại khác cũng đã được nghiên cứu từ lí luận đến thực tiễn nhằm thiết kế những mô hình chuẩn cho các giờ học nhóm của HS.

Nghiên cứu về TCHĐN có hai nhóm sau:

Nhóm thứ nhất, chuyên nghiên cứu trên phương diện lí thuyết: Nhóm này thiên

về việc đưa ra những quan niệm về nhóm học tập, về TCHĐN trong dạy học, phân tích vai trò, ý nghĩa của TCHĐN trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đưa ra quy trình, các kiểu TCHĐN, …

Nhóm thứ hai, thiên về nghiên cứu TCHĐN trên phương diện thực hành, thông

qua các dự án, các thực nghiệm, các đợt tập huấn,… nhằm đưa TCHĐN vào thực tiễn dạy học ở từng bộ môn.

Ở Việt Nam, lí luận về TCHĐN cũng đã được dịch, nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy ở các cấp học. Nằm trong xu hướng đổi mới GD theo hướng hiện đại, lấy HS làm trung tâm, dần chuyển trọng tâm của quá trình dạy học từ thầy sang trò, TCHĐN đã được tính đến trong sự tương tác với các phương pháp dạy và học khác. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận, TCHĐN tuy đã được nói nhiều, viết nhiều nhưng hiệu quả mang lại thực sự chưa cao.

Luận án kế thừa tất cả các nghiên cứu về TCHĐN của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, những công trình nghiên cứu về TCHĐN sẽ tạo cho chúng tôi một phông nền kiến thức tương đối rộng và sâu về cả cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về TCHĐN. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích để lựa chọn đồng thời tiến hành gọt rũa, nhào nặn lại để tạo ra một số dạng TCHĐN mà theo chúng tôi nó sẽ mang tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn dạy học lịch sử, chứ chúng tôi không áp dụng một cách nguyên bản, máy móc những nghiên cứu trước đó. Để các dạng TCHĐN này thành công và mang lại chuyển biến thật sự trong

29

dạy học lịch sử ở trường THPT, luận án sẽ phải xây dựng các biện pháp sư phạm hợp lí nhằm nâng cao chất lượng TCHĐN trong DHLS.

* * *

Qua nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu TCHĐN trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy ngoài việc nghiên cứu về lí luận để tạo ra các lí thuyết về TCHĐN, các nhà GD học đặc biệt chú trọng đến việc áp dụng hình thức này vào thực tiễn trường học. Mong muốn của các nhà GD học đã được nhiều nước trên thế giới ủng hộ và đón nhận. Họ nhận được sự trợ giúp của chính phủ và các nhà quản lí trong lĩnh vực GD, sự hưởng ứng nhiệt tình của các GV, những người trực tiếp tham gia giảng dạy học nhóm trong nhà trường. Ngoài ra, HS của các nước phát triển rất hào hứng với hình thức học tập mới này, vì nó mang lại hiệu quả cao.

Ở Việt Nam, TCHĐN là vấn đề đã được đề cập từ lâu trong nghiên cứu lí luận và cũng đã được áp dụng sớm trong thực tiễn tổ chức giảng dạy ở các trường học. Tuy nhiên các nghiên cứu về dạy học nhóm ở nước ta mới chỉ dừng ở mức độ lí luận chung của GD học chứ chưa có sự vận dụng một cách toàn diện, chi tiết vào từng chuyên ngành cụ thể trong đó có dạy học Lịch sử. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình TCHĐN trong DHLS vẫn còn là mảnh đất trống cho tác giả luận án nói riêng và cho các nhà nghiên cứu nói chung khai phá. Đây là nội dung chính mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những nghiên cứu về TCHĐN, luận án tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Luận án tiếp tục nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về TCHĐN trong DHLS ở trường PT.

- Đề xuất một số dạng TCHĐN trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

- Đề xuất các biện pháp TCHĐN trong dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10 chương trình chuẩn.

Những nhiệm vụ này sẽ được chúng tôi giải quyết trong các chương tiếp theo của luận án.

30

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

Về mặt lí luận, trong quá trình TCHĐN thì dưới sự điều khiển, hướng dẫn của GV, HS được chia thành những nhóm nhỏ, liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung với phương thức tác động qua lại giữa các thành viên, bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Sản phẩm của hoạt động nhóm là một sản phẩm mang tính sáng tạo.

Về thực tiễn, trên thực tế GV đã có nhận thức tương đối đúng về bản chất của TCHĐN, có thái độ ủng hộ việc TCHĐN trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Tuy nhiên nó còn ít được sử dụng và hiệu quả mang lại chưa cao. Vì thế, nghiên cứu vấn đề lí luận và thực tiễn về TCHĐN vẫn là một yêu cầu quan trọng để có thể có một kiến thức nền về TCHĐN, trên cơ sở đó GV mới có thể tiến hành thiết kế thành công một số dạng TCHĐN phù hợp với DHLS ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)