0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

GV tổ chức đánh giá kết quả hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT (VẬN DỤNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVI LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 125 -125 )

7. Bố cục của luận án

4.2.5. GV tổ chức đánh giá kết quả hoạt động nhóm

Khi GV giao nhiệm vụ hoạt động cho các nhóm, đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm đã nỗ lực hết sức để hoạt động nhóm hiệu quả. Tuy nhiên kết quả thảo luận của nhóm đúng hay sai các em không tự mình trả lời được. Đặc biệt đối với các tình huống kết quả của nhóm khác nhau thậm chí là trái ngược hoàn toàn, các em rất hoang mang, lúc đó rất cần có một vị quan tòa phân sử, đưa ra kết luận.

Trong quá trình TCHĐN, GV đã lồng ghép rất nhiều các hình thức đánh giá khác nhau như đánh giá đồng đẳng giữa các thành viên nhóm với nhau, đánh giá chéo giữa các nhóm. Tuy nhiên, những đánh giá đó kết quả chưa mang tính thuyết phục do đó, đánh giá của GV vẫn rất quan trọng không thể thay thế được.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của TCHĐN chưa cao, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là khâu đánh giá HS trong làm việc nhóm vẫn còn rất nhiều tồn tại. Đánh giá HS trong hợp tác nhóm vẫn là một thử thách lớn đối với một GV. Hình thức đánh giá GV thường sử dụng chưa hợp lí vì thế HS cảm thấy chưa có sự công bằng trong điểm số mà các thành viên trong nhóm nhận được. Rất nhiều HS chán nản và không muốn tham gia vào học tập nhóm.

Hiện nay trong dạy học nhóm, việc đánh giá HS trong nhóm học tập vẫn còn rất nhiều tồn tại. Hầu hết GV vẫn chưa có sự đánh giá một cách công bằng đối với sự tham gia học tập nhóm của HS. GV hầu như là cào bằng điểm số của tất cá các thành viên nhóm mà không căn cứ vào sự nỗ lực, sự đóng góp của từng cá nhân đối với sản phẩm của nhóm. Vì vậy, làm thế nào để đánh giá một cách công bằng đối với các thành viên nhóm là một vấn đề mà các GV PT đang đau đầu và họ muốn đi tìm một giải pháp hữu hiệu.

Khi tiến hành đánh giá, GV cần đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác các quy tắc đánh giá HS khi TCHĐN như sau:

Thứ nhất, đánh giá thành tích của mỗi HS trên cơ sở những đóng góp của các

em trong nhóm học tập. Việc đánh giá như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều so với đánh giá riêng từng cá nhân HS.

126

Thứ hai, đánh giá các hoạt động của nhóm và các thành viên cần tiến hành

thường xuyên, liên tục bằng các hình thức kiểm tra viết, kiểm tra miệng,…

Thứ ba, HS phải tham gia trực tiếp vào việc đánh giá mức độ học tập của

mình (tự đánh giá) và các thành viên khác trong nhóm để nâng cao hiệu quả việc đánh giá.

Thứ tư, áp dụng một hệ thống đánh giá chuẩn phù hợp với học tập nhóm,

tránh mọi sự so sánh về mức độ thành tích giữa người học. Kiểu so sánh như vậy sẽ làm giảm động cơ học tập của người học.

Thứ năm, vận dụng một cách linh hoạt các hình thức đánh giá trong học

nhóm để có thông tin chính xác về chất lượng học tập của HS. Cơ sở cho việc đánh giá trong nhóm học tập:

- Tính công bằng (những ai đóng góp nhiều nhất hay ghi điểm cao nhất sẽ

nhận được phần thưởng lớn nhất.

- Sự bình đẳng: Mọi người nhận phần thưởng như nhau

- Nhu cầu: Những ai nhu cầu lớn nhất sẽ nhận được phần thưởng lớn nhất.

Để có thể đánh giá đúng HS khi TCHĐN, GV cần phối hợp hài hòa giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS trong học tập nhóm như sau:

- Tự đánh giá của HS:

Cần tạo cơ hội để các thành viên trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm

việc của nhóm mình. Điều trước tiên cần lưu ý khi để HS tự đánh giá là GV phải hướng các em vào việc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc (sự tham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, giải quyết bất đồng, v.v...).

+ Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của nhóm. Chẳng hạn: có chuẩn bị tài liệu cần thiết trước các buổi họp nhóm, phát biểu ý kiến thảo luận, chia sẻ, đóng góp, bổ sung cho các thành viên khác, chấp hành nghiêm túc nội quy của nhóm,…

+ Tiến hành kiểm tra. Nhóm trưởng cũng như các thành viên khác trong nhóm cần ngồi lại với nhau để tổng kết xem: nhóm cũng như từng thành viên trong nhóm đã

127

tiến hành hoạt động nhóm như thế nào, tiến độ thực hiện các công việc ra sao, ý thức tham gia của các thành viên cũng như việc chấp hành nội quy của nhóm như thế nào,… + Đánh giá kết quả thu được so với tiêu chuẩn đã được đưa ra. Đối chiếu kết quả thu được so với chuẩn để xem cả nhóm cũng như từng thành viên trong khi hoạt động nhóm mạnh ở điểm gì (chẳng hạn như các thành viên đều tích cực phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận,…), còn hạn chế ở điểm gì (chẳng hạn như một số thành viên còn vi phạm nội quy của nhóm, muộn giờ họp,…), xác định xem những gì đã thực hiện tốt, chưa tốt, không tốt, không phù hợp.

+ Điều chỉnh: Bao gồm các hình thức: khuyến khích, phát huy những mặt tốt, uốn nắn, sửa chữa những mặt chưa tốt, còn thiếu sót, và xử lý những vi phạm.

Hoạt động này cần được diễn ra thường xuyên, có sự tham gia của các thành viên, đặc biệt là người trưởng nhóm, kết quả cuối cùng phải được thông báo với tất cả các thành viên trong nhóm.

Đánh giá quá trình và kết quả hoạt động nhóm là việc quan trọng. HS cần phải theo dõi hành vi hợp tác của chúng và xác định những gì chúng đã học, còn GV hay những người khác thì đánh giá những gì diễn ra trong quá trình nhóm thực hiện nhiệm vụ và kết quả của nó.

- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau:

Sau khi có sự đánh giá, nhận xét nội bộ trong nhóm, GV yêu cầu từng nhóm

cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 2, nhóm 2 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 3 và nhóm 3 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 4, nhóm 4 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 1, v.v...

- GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm:

Công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa các nhóm với nhau. GV nên cùng HS kiểm tra lại kết quả đánh giá của các nhóm có đúng không? Chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho toàn lớp biết sai ở đâu và vì sao sai.

128

Kết quả làm việc của nhóm có thể được GV sử dụng để cho điểm các thành viên trong nhóm. Về cách thức cho điểm như thế nào đối với kết quả làm việc nhóm thì vẫn đang có những tranh luận khác nhau. Một vài người đã đánh giá cho cùng điểm số như nhau đối với mọi thành viên trong nhóm khi cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm. Họ cho rằng nếu đánh giá từng HS thì vô hình chung sẽ dẫn đến sự ganh đua trong nhóm với nhau và như vậy phá hỏng những lợi ích của làm việc theo nhóm. Một số khác cho điểm theo sự đóng góp của mỗi em dựa trên các điểm số bài kiểm tra của mỗi em hoặc dựa trên sự đánh giá của nhóm về công việc của từng thành viên. Tuy nhiên, khi đánh giá cho điểm HS, GV cần tính đến tính đa mục đích cuả DHTN: thứ nhất là đánh giá kiến thức/hay nhiệm vụ đã hoàn thành mà HS thu được sau khi làm việc nhóm. Thứ hai là kĩ năng cần thiết để làm việc nhóm.

Đối với GV, cách tốt nhất để theo dõi sự tham gia và tiến bộ của nhóm là phải kết hợp được:

Theo dõi trực tiếp và ghi chép (hoặc nghe băng ghi âm cuộc trò chuyện của nhóm) Thảo luận với các cá nhân, với nhóm hoặc cả lớp.

Các câu trả lời của thành viên trong nhóm, bài viết hay hình vẽ về nhiệm vụ của nhóm. Việc đánh giá hoạt động của nhóm là khó, do tính phức tạp đan xen những khía cạnh xã hội và việc nhận thức của việc học tập.

Tiếp đó, đó để giá một cách chính xác nhất kết quả của HS khi tham gia TCHĐN, GV cần sử dụng hợp lí các hình thức đánh giá trong TCHĐN.

Trong học tập theo nhóm, việc đánh giá chất lượng học tập thường dựa vào kết quả chung của nhóm học tập. Vấn đề đặt ra là những hình tức đánh giá nào sẽ thúc đẩy HS nỗ lực hơn trong học tập. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, cộng với việc nghiên cứu thực tiễn dạy học Lịch sử hiện nay ở trường PT, tác giả xin đưa ra một số hình thức đánh giá sau:

- Đánh giá bằng quan sát

Đánh giá bằng quan sát được tiến hành khi GV sử dụng thị giác phối hợp với các giác quan khác, xem xét quá trình học tập của HS một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch để thu thập thông tin và đưa ra những kết luận trên cơ sở

129

phân tích những thông tin ấy. Đây là một trong những phương pháp phổ biến của quá trình đánh giá gần đây người ta thường dùng.

Quy trình thực hiện đánh giá quan sát:

- Đánh giá theo tiêu chí PIES

PIES là gì? PIES là từ viết tắt của 4 tiêu chí cơ bản của việc học hợp tác nhóm trong tiếp cận cấu trúc:

+ Sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực (Positive Interdependence) + Trách nhiệm cá nhân (In-dividual Accountability).

+ Tham gia bình đẳng (Equal Participation).

+ Tác động qua lại lẫn nhau (Simultaneous Interaction) [86,108].

Phân tích PIES có thể sử dụng theo nhiều cách, để giúp cho quá trình rèn luyện và đánh giá. Trong cấu trúc tiếp cận, chúng ta sử dụng một bản phân tích PIES như là một giáo cụ trong việc tự đánh giá bản thân.

Vấn đề về điểm nhóm: Nếu chúng ta ấn định cho các nhóm học tập các nhiệm

vụ cần thực hiện, khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta cho rằng HS có thể nhận điểm như nhau, dựa vào chất lượng của nhiệm vụ, chúng ta sẽ vi phạm nguyên tắc trách nhiệm cá nhân.

Nếu chúng ta cho điểm dựa vào chất lượng sản phẩm cuối cùng của nhóm mà không đánh giá: ai đã làm gì, có HS nào không làm nhưng vẫn được điểm như những

HS khác không. Thực tế trong những tình huống đó, có một số HS trong nhóm thường

thiếu trách nhiệm, phần lớn các việc của nhóm đều do một hoặc hai HS xuất sắc hơn trong nhóm làm. Nếu không yêu cầu cụ thể từng cá nhân làm, sẽ không có động lực cho một số HS học tập và đạt được kết quả tốt. Điểm của mỗi cá nhân sẽ phải dựa vào những gì mà cá nhân đó đã làm được một mình.

Trách nhiệm của mỗi cá nhân có thể chia ra trong nhóm hoặc báo cáo theo

những cách khác nhau: HS có thể tạo ra một sân chơi (trò chơi), tự mình viết một bài tiểu luận về những gì đã học, tạo ra những đóng góp cho nhóm hoặc những bảng đánh giá thành tích cá nhân. Chú ý, sẽ tốt hơn để đưa ra những thông tin phản hồi (viết hoặc

130

nói của GV, các bạn trong lớp hoặc trong nhóm, nhưng sự phản hồi lại cho nhóm sẽ góp phần đánh giá cá nhân và điểm của cá nhân một cách chính xác hơn.

Cho điểm nhóm thường không công bằng. Hai HS như nhau được đánh giá khả năng, nỗ lực và thể hiện như nhau sẽ nhận điểm khác nhau, điều đó phụ thuộc vào bạn đồng đội của họ như thế nào. Kết quả này ở bảng báo cáo điểm phần lớn bởi sự may mắn có cơ hội hơn là khả năng và nỗ lực một tình huống không thể bào chữa được.

Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp nói trên, chúng tôi đã tiến hành TNSP từng phần bài 12 Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại, ở lớp 10A1, Trường THPT Nguyễn Khuyến, thành phố Nam Định do GV Vũ

Thị Nga thực hiện. Để HS nắm vững kiến thức về xã hội cổ đại, GV đã tiến hành TCHĐN cho HS với nhiệm vụ cho các nhóm là “So sánh quá trình hình thành, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gai Địa Trung Hải”? Tiến trình TCHĐN được GV tiến hành một cách tuần tự đầy đủ theo các bước từ khâu thành lập nhóm, khâu giao và hướng dẫn nhiệm vụ đến khâu thực hiện nhiệm vụ. Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo kết quả của nhóm, khâu cuối cùng của quy trình TCHĐN trong bài này là khâu GV tổ chức đánh giá kết quả học tập nhóm.

Đánh giá kết quả nhóm được GV thể hiện như sau: GV yêu cầu khi lần lượt từng nhóm báo cáo thì các nhóm còn lại có nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Tiếp đó, GV thông qua phiếu tự đánh giá của các thành viên trong nhóm thông qua hồ sơ ghi chép của nhóm và thông qua phiếu tự đánh giá, các em sẽ tự đánh giá từng thành viên của nhóm mình về kiến thức, kĩ năng và thái độ khi tham gia hoạt động nhóm. Từ những cơ sở trên, cộng với quá trình GV quan sát, ghi chép diễn biến hoạt động của các nhóm và căn cứ vào sản phẩm cụ thể của từng nhóm, GV sẽ có những đánh giá chính xác về từng nhóm.

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, khâu đánh giá kết quả nhóm được GV thực nghiệm thực hiện rất nghiêm túc, các nhóm HS cảm thấy hài lòng với đánh giá của GV. Những đánh giá của GV đã kích thích được HS khi tham gia học tập nhóm, các em cảm thấy được GV đánh giá một cách công bằng. Hơn nữa, qua khâu nhận

131

xét đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm và nhận xét đánh giá của GV, kiến thức của HS về nhiệm vụ nhóm được tăng lên, được bổ sung, chỉnh sửa.

Để kiểm nghiệm tác dụng của việc sử dụng biện pháp trên, sau giờ học chúng tôi đã tiến hành kiểm tra viết hoạt động nhận thức của HS trong 10 phút (xem đề kiểm tra tại phụ lục 5). Kết quả thể hiện ở bảng 4.5 cho thấy tính khả thi của biện pháp đã thực hiện. Tỉ lệ khá, giỏi ở lớp TN chiếm ưu thế hơn hẳn lớp ĐC.

Bảng 4.5: Thống kê kết quả TNSP từng phần biện pháp 5 Lớp

(Số học sinh) Đơn vị

Kết quả thực nghiệm

Giỏi Khá Trung bình Yếu kém

Thực nghiệm 10A1 (42 HS) Số bài 6 14 19 3 Tỉ lệ (%) 14,3 33,3 45,2 7,2 Đối chứng 10A2 (42HS) Số bài 3 8 25 6 Tỉ lệ (%) 7,1 19,1 59,5 14,3 4.3. Thực nghiệm 4.3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm * Mục đích nhằm:

- Thẩm định tính hiệu quả và tính khả thi của việc tổ chức các hình thức tổ chức học tập nhóm trong dạy học Lịch sử ở các trường THPT.

- Điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện các nghiên cứu lí thuyết nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn, thích hợp để vận dụng các hình thức tổ chức học tập nhóm vào trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.

Việc nghiên cứu TNSP của chúng tôi tuân thủ những yêu cầu chung của TNSP, đồng thời có chú ý tới đặc trưng của vấn đề nghiên cứu để có sự đánh giá, xử lí một cách khách quan, trung thực những kết quả thu được từ thực nghiệm.

* Nhiệm vụ:

Để đạt được mục đích trên, quá trình TN phải giải quyết những nhiệm vụ sau: - Chọn đối tượng để thực nghiệm và đối chứng.

132

- Tiến hành giảng dạy trên đối tượng thực nghiệm với việc sử dụng các hình thức tổ chức học tập nhóm, đồng thời tiến hành giảng dạy bằng phương pháp truyền thống trên đối tượng đối chứng.

- Xây dựng các biểu mẫu thống kê kết quả thực nghiệm, xử lí kết quả bằng

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT (VẬN DỤNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVI LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 125 -125 )

×