Đảm bảo tính vừa sức

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 96 - 97)

7. Bố cục của luận án

4.1.3. Đảm bảo tính vừa sức

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong dạy học. Khi đưa HS tham gia vào học tập nhóm nhằm xây dựng kiến thức tập thể càng đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn tới nguyên tắc này.

Đảm bảo tính vừa sức tức là phải đảm bảo nhiệm vụ GV đưa ra phù hợp với trình độ, khả năng của HS, không được quá khó cũng không quá dễ. GV cần tránh đưa ra những nhiệm vụ đơn giản vì sẽ không kích thích được hứng thú, trí tuệ của các em, làm cho HS dễ nhàm chán, thờ ơ với nhiệm vụ học tập. Vì vậy sẽ không đạt được mục tiêu phát huy tính tích cực học tập trong học tập lịch sử khi sử dụng hoạt

97

động nhóm. Ngược lại, GV cần đặc biệt lưu ý không được đưa ra những nhiệm vụ quá khó không phù hợp với trình độ của HS, nếu nhiệm vụ quá khó các em sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ vì thế chúng dễ chán nản, không hứng thú với hoạt động nhóm.

Hoạt động nhóm rất phong phú và đa dạng về các dạng tổ chức. Mỗi dạng tổ chức lại có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các cấp bậc của nhận thức khác nhau. Vì vậy, khi vận dụng vào từng bài học, GV phải chú ý lựa chọn hình thức cụ thể sao cho bài học đạt hiệu quả nhất. Tránh trường hợp áp dụng một cách máy móc, rập khuôn. Hiện nay, chương trình lịch sử của chúng ta ở các cấp học là chương trình đồng tâm, cho nên chương trình lịch sử khối THCS và chương trình khối THPT đều học các giai đoạn, thời kì lịch sử giống nhau. Vì thế mới dẫn đến tình trạng cùng một bài lịch sử cùng đề cập đến một sự kiện lịch sử mặc dù ở các cấp học khác nhau nhưng GV lại máy móc áp dụng ở cả hai cấp học một dạng TCHĐN giống nhau, truyền tải một nội dung kiến thức giống nhau. Dẫn tới bài học Lịch sử đã không đạt hiệu quả. Sẽ có hai trường hợp xảy ra hoặc là quá khó hoặc là quá dễ đối với HS. Bởi vì, dù là chương trình đồng tâm nhưng cấu trúc chương trình của chúng ta theo hướng đi lên ở mỗi cấp học trình độ nhận thức của các em là khác nhau, cấp học cao hơn thì mức độ nhận thức cũng phải tăng lên theo tỉ lệ thuận.

Cũng như vậy, cùng dạng TCHĐN, GV tổ chức ở lớp học này rất thành công nhưng sang lớp học khác hình thức đó lại thất bại, có nhiều nhóm rất hứng thú với nhiệm vụ GV giao nhưng có nhiều nhóm lại chán nản không nhiệt tình hưởng ứng. Lý do chính của tình trạng này là do GV tổ chức các hình thức tổ chức dạy học nhóm không phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Vì vậy có thể khẳng định tính vừa sức là một trong những cơ sở quan trọng để học tập nhóm thành công.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)