7. Bố cục của luận án
2.1.4. Đặc điểm tâm lí của HS THPT với việc TCHĐN
* Đặc điểm HĐHT HS lứa tuổi bậc THPT
HĐHT là một hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi tính mục đích, tính tự giác. Con người bước vào HĐHT ở nhà trường từ khá sớm, ở giai đoạn 5-6 tuổi. Song, mỗi giai đoạn của HĐHT lại có những đặc điểm riêng, khác nhau cả về tính chất và nội dung.
HĐHT của HS THPT đòi hỏi cao về tính năng động, tính độc lập, gắn liền với xu hướng học tập lên cao hay chọn nghề, vào đời… Đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình học một cách sâu sắc thì cần phải phát triển tư duy lí luận, khả năng
38
phân tích, khái quát, nhận thức và vận dụng… Nếu như ở cấp THCS, các em có một đặc điểm đặc trưng là nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên vì thế SGK nên tăng kênh hình nhiều hơn kênh chữ. Song đến bậc THPT, tư duy các em phát triển cao hơn, do đó SGK thì kênh hình nên giảm và tăng kênh chữ. Các em thích tìm hiểu và khám phá những kiến thức mới. HS ở tuổi này trưởng thành hơn, sở hữu nhiều kinh nghiệm sống hơn, các em ý thức được vị trí, vai trò của mình. Do vậy, thái độ có ý thức của các em trong HĐHT ngày càng được phát triển.
* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của HS THPT
Ở thanh niên mới lớn, tính chủ động được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Tuy vậy, quan sát của các em cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo, định hướng của GV. GV cần quan tâm để định hướng quan sát của các em và một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích luỹ đầy đủ các sự kiện…
Ở tuổi này, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt (các em sử dụng tốt hơn các phương pháp ghi nhớ, tóm tắt ý chính, so sánh, đối chiếu…). Đặc biệt, các em đã có khả năng phân hoá trong ghi nhớ. Khi phân biệt tài liệu nào cần nhớ từng chữ, cái gì hiểu mà không cần nhớ… Tuy nhiên bên cạnh đó, một số em còn ghi nhớ kiểu đại khái, chung chung, hoặc chủ quan vào trí nhớ của mình mà đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu…
* Hoạt động giao tiếp, đời sống tình cảm và sự phát triển tâm lý
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lí giữa con người và con người nhằm mục đích trao đổi tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, hoàn thiện năng lực bản thân.
Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hình thành nhân cách của HS. Ở tuổi thanh niên, đời sống giao tiếp, tình cảm của các em phát triển rất phong phú và đóng vai trò quan trọng. Giao tiếp nhóm là loại giao tiếp rất phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và phát triển tâm lí các em.
39
Giao tiếp trong nhóm bạn
Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều quan trọng với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có vị trí nhất định trong nhóm.
Trong các lớp học dần dần hình thành sự “phân cực” nhất định - xuất hiện những người được lòng nhất (được nhiều người lựa chọn nhất) và những người ít được lòng nhất. Những người có vị trí thấp nhất (ít được lòng các bạn) thường băn khoăn và suy nghĩ nhiều về năng lực của mình. Ở lứa tuổi này, quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hoặc người ít tuổi hơn. Điều này do lòng khao khát muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối.
Như vậy, từ việc phân tích tâm lí của HS THPT, chúng ta nhận thấy rằng việc cùng nhau học tập trong cùng một nhóm, không chỉ giúp HS phát huy được tính tích cực xã hội, thoả mãn nhu cầu giao tiếp mà điều quan trọng hơn là giúp các em nhận thức được bản thân mình và người khác đồng thời qua đó phát triển một số kĩ năng như so sánh, phân tích,… Những ưu thế từ phương pháp học theo nhóm hầu như HS nào cũng nhận thức được và không thể phủ nhận. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó HS phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này.
Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà HS sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các em bước ra môi trường làm việc sau này và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của GV đề ra cho HS mà quan trọng hơn còn là cách học tập, nghiên cứu của HS. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
40
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm HS nào cũng đạt được kết quả cao nhất với cách tổ chức HĐHT này, thậm chí đôi khi một số em cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Một số HS coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra. Và kết quả là “cha chung không ai khóc”. Nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác… Điều ấy thật sai lầm. Vì như vậy sẽ làm mất thời gian của mình một cách vô ích.