Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 134 - 162)

7. Bố cục của luận án

4.3.6. Tổ chức thực nghiệm

4.3.6.1. Tiến hành thực nghiệm * Mục tiêu

Thực nghiệm nhằm chứng minh các phương án mà chúng tôi đưa ra trong Luận án mang tính khả thi cao, khi ứng dụng thực sự góp phần vào nâng cao hiệu quả của hình thức tổ chức dạy học nhóm trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.

* Giai đoạn chuẩn bị thực nghiệm

Bước 1: Thiết kế giáo án: Để đảm bảo tính khách quan và tính khả thi của tổ

chức dạy học nhóm trong dạy học Lịch sử lớp 10 THPT, chúng tôi thiết kế giáo án theo hướng:

Tôn trọng chương trình, kế hoạch và nội dung chính thức đã được Bộ GD và Đào tạo quy định.

Phù hợp với hoàn cảnh, cơ sở vật chất và điều kiện cũng như địa bàn của các trường THPT.

Kế hoạch bài học của chúng tôi hoàn toàn được thiết kế theo đúng kết cấu, bố cục của một kế hoạch giảng dạy mà GV Lịch sử ở các trường THPT thường thiết kế. Tuy nhiên để cho bài dạy theo hướng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học nhóm nên chúng tôi đã hướng kế hoạch bài học mà chúng tôi soạn có những đặc thù riêng phù hợp với dạng bài có tổ chức học tập nhóm (xem giáo án thực nghiệm tại phụ lục 4).

Bước 2: Lựa chọn và bồi dưỡng GV dạy thực nghiệm

Trước thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành trình bày và trao đổi về mục đích sư phạm của TNSP. Sau đó chúng tôi cho GV xem băng tư liệu về tiết dạy mẫu trong đó có TCHĐN. Khi GV đã nắm vững quy trình và các dạng TCHĐN trong DHLS, chúng tôi thống nhất với các GV dạy TN về thời gian, kế hoạch và cách tiến hành cho toàn bộ quá trình thực nghiệm.

135

Bước 3: Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn lớp

TN và ĐC có sự tương đương nhau về các chỉ tiêu: Trình độ học vấn, trình độ tư duy và kĩ năng hợp tác.

Đối với lớp TN, trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã xin phép Ban giám hiệu và GV chủ nhiệm để gặp gỡ lớp TN. Chúng tôi tiến hành hướng dẫn các em một số nội dung về: quy trình tổ chức học tập nhóm, một số cách chia nhóm để các em làm quen.

* Giai đoạn tiến hành thực nghiệm

Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị cho quá trình TN về giáo án, phương tiện, điều

kiện cơ sở vật chất và lớp học.

Bước 2: Tiến hành thực nghiệm: GV tiến hành dạy theo phương án TN ở các

lớp TN và giảng dạy bình thường ở các lớp ĐC với cùng một bài dạy.

Trong quá trình GV dạy thực nghiệm, chúng tôi thường xuyên theo dõi trực tiếp, dự giờ ở một số lớp TN và ĐC với mục đích đánh giá quá trình triển khai thực tập của GV. Có một số trường do điều kiện không cho phép dự trực tiếp chúng tôi đã trao đổi trực tiếp ý tưởng, giáo án và đề kiểm tra để các GV thực nghiệm tiến hành giảng dạy.

Bước 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm

Kết quả thu được thực nghiệm có một giá trị to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự đúng đắn của luận án. Vì vậy, việc đánh giá kết quả thực nghiệm phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và chuẩn xác ở các bài thực nghiệm. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi đã xây dựng một số tiêu chuẩn và áp dụng các phương pháp đánh giá thực nghiệm như sau:

- Xây dựng chuẩn và thang đánh giá

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của TNSP, chúng tôi xác định tiêu chí đánh giá như sau:

+ Về định tính

Thực nghiệm nhằm kiểm tra khả năng tiếp nhận các bài tập nhóm mà GV yêu cầu của HS. Đồng thời kiểm tra quá trình thảo luận nhóm của HS có đúng quy

136

trình và đúng hình thức tổ chức nhóm mà giáo án đã yêu cầu không. Kĩ năng làm việc nhóm của HS như thế nào,..

HS tỏ ra hào hứng khi GV tổ chức học tập nhóm và vui mừng, phấn khởi khi giải quyết được các nhiệm vụ của nhóm học tập.

Tích cực phát biểu, xây dựng bài, tham gia vào hoạt động của nhóm học tập, hăng hái tranh luận thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ đặt ra cho nhóm.

Biết nêu ra những thắc mắc hoặc đề nghị trước những vấn đề mà mình chưa hiểu hoặc mình quan tâm.

+ Về định lượng

Chúng tôi xây dựng các đề kiểm tra, đánh giá dưới hình thức các bài test bằng các câu hỏi kiểm tra đánh giá sau khi GV lên lớp (cuối tiết phần củng cố của tiết học Lịch sử). Những câu hỏi kiểm tra và đáp án như nhau ở 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, sử dụng thang điểm 10 với 4 cấp độ.

- Loại giỏi (9 - 10): Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra, bài làm đúng đáp án, sạch đẹp không sai sót.

- Loại khá (điểm 7 - 8): Thực hiện tương đối tốt yêu cầu bài kiểm tra, làm bài gần đúng với đáp án, có sai sót không đáng kể.

- Loại trung bình (điểm 5 - 6): Thực hiện được yêu cầu cơ bản của bài kiểm tra, làm bài còn sai kiến thức nhưng không phải kiến thức cơ bản.

- Loại yếu kém (dưới 5): Chỉ thực hiện được một phần của bài kiểm tra, còn sai khi trình bày kiến thức cơ bản hoặc không làm được bài, sai hoàn toàn hoặc sai gần hết.

4.3.6.2. Kết quả TNSP

* Về định tính

- Về phía GV tham gia thực nghiệm:

Thái độ của GV đối với dạy học nhóm

Khi tiến hành phỏng vấn GV trực tiếp tham gia dạy thực nghiệm thì 67% GV dạy lịch sử cho rằng rất cần thiết, 26,9% cho rằng cần thiết, chỉ có 11,9% cho rằng cần thiết và không có GV phủ nhận PPDH này là không cần thiết. Điều đó cho thấy

137

GV lịch sử ở trường THPT đã nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, vị trí của dạy học nhóm trong thực tiễn, nên các GV rất ủng hộ việc đưa hình thức dạy học này vào thực tiễn ở trường THPT.

- Về phía HS:

Theo kết quả điều tra về thái độ của HS các lớp TN trong các tiết học lịch sử có sử dụng phương pháp nhóm, khi tham gia hoạt động nhóm thì đến 52% HS rất hào hứng, 48% bình thường và không có HS chán nản. Kết quả bước đầu này cho thấy DHTN đã có tác động tích cực đến hiệu quả giảng dạy của GV, làm cho bài học trở nên sôi nổi, HS được làm việc nhiều hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Điều này đã khẳng định ưu thế và hiệu quả của phương pháp nhóm trong dạy học Lịch sử.

Hiệu quả của phương pháp này trong dạy học Lịch sử ở trường PT được thể hiện qua bảng sau:

Đánh giá chung về hiệu quả học tập mà TCHĐN đem lại sau khi tiến hành dạy TN, thì 43,6% HS đồng ý rằng đây là phương pháp rất có hiệu quả, 41% có hiệu quả, 11,5% là bình thường. Điều này cho thấy, TCHĐN là cách tổ chức hoạt động đem lại hiệu quả cao cho HS trong học tập, được HS yêu thích trong việc tìm kiếm tri thức. TCHĐN góp phần giảm bớt tình trạng “thầy đọc, trò chép” trong DHLS. Thay vào đó, HS sẽ làm việc theo từng nhóm nhỏ với nhiệm vụ nhận thức rõ ràng và cụ thể, mỗi HS sẽ phải làm việc cá nhân hoặc trao đổi, thảo luận trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đó, HS không chỉ nắm vững kiến thức, ghi nhớ các sự kiện lịch sử mà còn hiểu bài và biết nhìn nhận, phân tích, đánh giá các vấn đề lịch sử một cách khoa học và lôgic.

* Về định lượng

Kết quả thực nghiệm được phản ánh cụ thể qua các bài kiểm tra. Qua thống kê tôi thu được kết quả của từng bài và tổng hợp như sau (xem phụ lục 3):

Kết quả thực nghiệm Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Có thể thấy cùng một bài học nhưng kết quả thu được có sự khác biệt khá lớn giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

138

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh điểm kiểm tra giữa lớp TN và ĐC (Trƣờng THPT chuyên Hùng Vƣơng)

Ở nhóm thực nghiệm, loại điểm yếu kém (< 5) chiếm số lượng rất ít (2 bài, chiếm 2,9%), điểm trung bình có 14 bài (20%), điểm khá có 51 bài (72,9%) và điểm giỏi có 3 bài (4,3%). Ở nhóm đối chứng, kết quả thấp hơn rõ rệt với tỉ lệ điểm yếu kém là 4,3%, điểm trung bình chiếm 35,7%, điểm khá 58,6% và điểm giỏi có tỉ lệ thấp, chỉ chiếm 1,4%.

Số HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC: 77,2% > 60%, chênh lệch 17,2%. Ngược lại, nhóm TN có số HS đạt điểm trung bình và yếu thấp hơn hẳn so với nhóm ĐC: 22,8% < 40%.

Do vậy, kết quả trung bình ở nhóm thực nghiệm là 7,07,cao hơn so với kết quả 6,63 ở nhóm đối chứng.

Kết quả thực nghiệm trường THPT Phù Ninh

Biểu đồ: 4.2: Biểu đồ so sánh điểm kiểm tra giữa lớp TN và ĐC (Trƣờng THPT Phù Ninh)

139

Tại Trường THPT Phù Ninh, số lượng HS tham gia thực nghiệm và đối chứng cao hơn, kết quả cũng có sự phân hóa rõ hơn giữa nhóm TN và nhóm ĐC. Cụ thể:

- Loại điểm yếu kém (<5) ở nhóm TN là 3 bài, chiếm 3,5%, nhưng ở nhóm ĐC tỉ lệ này là 8%, cao hơn 4,5% so với nhóm TN.

- Loại điểm trung bình (5 - 6): Nhóm TN có 14 bài, chiếm 16,3%. Ở nhóm ĐC, số bài đạt điểm trung bình là 27 bài, chiếm 31% (cao hơn 14,7%).

- Loại điểm khá (7 - 8) ở nhóm TN chiếm tỉ lệ khá lớn: 68,2%, ĐC cũng có tỉ lệ: 55,2%.

- Loại điểm giỏi (9 - 10) có sự phân hóa rõ giữa nhóm TN và ĐC: Nhóm TN là 11,6%, nhóm ĐC là 5,7% (chênh lệch 5,9%).

Như vậy, nhóm ĐC có số HS đạt điểm trung bình và yếu kém cao hơn so với nhóm TN (35,5% > 19,8%). Ngược lại, số HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm TN lại rất cao (80,2%), cao hơn hẳn so với nhóm ĐC (64,5%). Điểm trung bình cộng của hai nhóm cũng có sự phân hóa: 7,24 ở nhóm TN và 6,65 ở nhóm ĐC.

Kết quả thực nghiệm tại Trường THPT Cầm Bá Thước

Trường THPT Cầm Bá Thước có 138 HS ở nhóm TN và 136 HS ở nhóm ĐC. Sự phân hóa về điểm giữa hai nhóm này khá lớn:

- Loại điểm yếu kém (<5) ở nhóm TN có 2 bài (điểm 4), chiếm 2,1%, nhưng ở nhóm ĐC tỉ lệ này là 7,6%, đặc biệt có 2 bài điểm 2 và 2 bài điểm 3, cho thấy HS còn sai sót nhiều khi trình bày kiến thức cơ bản.

- Loại điểm trung bình (5 - 6): Nhóm TN có 24 bài, chiếm 25,5%. Ở nhóm ĐC, số bài đạt điểm trung bình là 42 bài, chiếm 45,2%.

- Loại điểm khá (7 - 8) ở nhóm TN chiếm tỉ lệ khá lớn: 64,9%, nhóm ĐC chỉ chiếm 45,2%.

- Loại điểm giỏi (9 - 10) có sự khác biệt khá rõ giữa nhóm TN và ĐC: Nhóm TN là 7,4%, nhóm ĐC là 2,2% (chênh lệch 5,2%).

Như vậy, nhóm ĐC có số HS đạt điểm trung bình và yếu kém cao hơn so với nhóm TN (52,8% > 27,6%). Ngược lại, số HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm TN lại rất

140

cao (72,4%), cao hơn hẳn so với nhóm ĐC (47,2%). Điểm trung bình cộng của hai nhóm cũng có sự phân hóa: 7,18 ở nhóm TN và 6,48 ở nhóm ĐC.

Biểu đồ: 4.3: Biểu đồ so sánh kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và ĐC

(Trƣờng THPT Cầm Bá Thƣớc)

Kết quả thực nghiệm tại Trường THPT Lạc Long Quân – Hòa Bình

Giữa hai nhóm TN và ĐC ở Trường THPT Lạc Long Quân có sự phân hóa khá lớn về mức độ nhận thức:

- Loại điểm yếu kém (<5): ở nhóm TN không có không có bài nào (0%), ở nhóm ĐC có 6 bài, chiếm (7,3%).

- Loại điểm trung bình (5 - 6): Nhóm TN có 27 bài, chiếm 32,5%, nhóm ĐC có 29 bài, chiếm 35,3%.

Biểu đồ: 4.4: Biểu đồ so sánh điểm kiểm tra giữa lớp TN và ĐC (Trƣờng THPT Lạc Long Quân) 0 5 10 15 20 25 30 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Số i k iể m tr a TN 83 ĐC 82

141

- Loại điểm khá (7 - 8) ở nhóm TN chiếm tỉ lệ chênh lệch khá lớn: 60,25%, nhóm ĐC chiếm 51%.

- Loại điểm giỏi (9 - 10) có sự khác biệt giữa nhóm TN và ĐC: Nhóm TN 7,23 %, nhóm ĐC là 6,1% (chênh lệch 8,1%)

Như vậy, nhóm ĐC có số HS đạt điểm trung bình và yếu kém cao hơn so với nhóm TN. Ngược lại, số HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm TN lại cao hơn hẳn so với nhóm ĐC. Điểm trung bình cộng của hai nhóm cũng có sự phân hóa: 7,04 ở nhóm TN và 6,61 ở nhóm ĐC.

Kết quả thực nghiệm trường THPT Quang Trung

Trường THPT Quang Trung có 88 HS ở nhóm TN và 88 HS ở nhóm ĐC. Sự phân hóa về điểm giữa hai nhóm này khá lớn:

- Loại điểm yếu kém (<5) ở nhóm TN có 4 bài chiếm 4,5 %, nhóm ĐC có 8 bài chiếm 9,1 %.

- Loại điểm trung bình (5 - 6): Nhóm TN có 24 bài chiếm 27,3 %, nhóm ĐC có 31 bài, chiếm 35,2%.

- Loại điểm khá (7 - 8) ở nhóm TN chiếm tỉ lệ khá cao: 56 bài chiếm 63,6 %, nhóm ĐC có 49 bài chiếm 55,6 %.

- Loại điểm giỏi (9 - 10) có sự khác biệt khá rõ giữa nhóm TN và ĐC: Nhóm TN đạt 4,5 %, nhóm ĐC là 0 % (chênh lệch 4,5%).

Biểu đồ: 4.5: Biểu đồ so sánh điểm kiểm tra giữa lớp TN và ĐC trƣờng THPT Quang Trung 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Số i k iể m tr a TN 88 ĐC 88

142

Như vậy, nhóm ĐC có số HS đạt điểm trung bình và yếu kém cao hơn so với nhóm TN. Ngược lại, số HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm TN lại cao hơn so với nhóm ĐC. Điểm trung bình cộng của hai nhóm cũng có sự phân hóa: 6,89 ở nhóm TN và 6,39 ở nhóm ĐC.

Tóm lại, chúng tôi đã khảo sát 5 trường tham gia thực nghiệm toàn phần với tổng số 841 HS, trong đó có 421 HS ở nhóm TN và 420 HS ở nhóm ĐC. Qua bảng tổng hợp điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC, có thể thấy rõ sự phân hóa về mức độ nhận thức giữa hai nhóm này:

- Loại điểm yếu kém (<5): Nhóm TN có 11 bài, chiếm 2,61 %, nhóm ĐC có 31 bài, chiếm 7,38%. Như vậy, độ chênh lệch khá

4,77 % so với nhóm TN. Đặc biệt, nhóm ĐC có 2 HS đạt điểm 2, 8 HS đạt điểm 3 và 21 HS đạt điểm 4, trong khi nhóm TN chỉ có 11 HS đạt điểm 4.

- Loại điểm trung bình (5 - 6): Nhóm TN có 103 bài, chiếm 24,46 %, nhóm ĐC có 154 bài, chiếm 36,66%.

- Loại điểm khá (7 - 8) ở nhóm TN chiếm tỉ lệ lớn 65,79% với 277 bài, nhóm ĐC có 222 bài, chiếm 52,85 %.

- Loại điểm giỏi (9 - 10) có sự khác biệt khá rõ giữa nhóm TN và ĐC: Nhóm TN có 30 bài, chiếm 7,13 %, nhóm ĐC có 13 bài, chiếm 3,1% (chênh lệch 4,03%). Biểu đồ 4.6: Biểu đồ so sánh tổng hợp điểm kiểm tra giữa lớp TN và ĐC

0 20 40 60 80 100 120 140 160 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm S i k iể m tr a TN 421 ĐC 420

143

Tổng hợp kết quả thực nghiệm toàn phần, chúng ta nhận thấy ở nhóm TN: tỉ lệ HS đạt khá giỏi chiếm đa số (72,92% số HS), tỉ lệ HS trung bình, yếu kém chỉ chiếm 1/3 số HS. Trong khi đó, ở nhóm ĐC: tỉ lệ HS đạt điểm trung bình, yếu kém gần tương đương với số HS đạt điểm khá giỏi. Mức độ chênh lệch về kết quả nhận thức giữa hai nhóm lớp đã được thể hiện rõ nét.

Xét theo các điểm cụ thể, từ điểm 2 đến điểm 7, nhóm ĐC có 330 bài, nhóm TN chỉ có 266 bài. Song từ điểm 8 trở lên, nhóm TN chiếm ưu thế hơn hẳn: 155 bài, nhóm ĐC chỉ có 90 bài. Càng ở các mức điểm cao, sự khác biệt giữa hai nhóm này càng rõ rệt.

* Xử lý kết quả thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành đo kiến thức, kĩ năng (bằng bài kiểm tra). Các dữ liệu thu thập được đã được chúng tôi nghiên cứu xử lý theo các thao tác của phương pháp nghiên cứu tác động (action research). Các kết luận về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 134 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)