TCHĐN để giải quyết các nhiệm vụ học tập theo bậc thang kiến thức

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 79 - 94)

7. Bố cục của luận án

3.2.3. TCHĐN để giải quyết các nhiệm vụ học tập theo bậc thang kiến thức

* Bản chất của dạng TCHĐN để giải quyết các nhiệm vụ học tập theo bậc thang kiến thức

Đây là một dạng TCHĐN nhằm huy động và phối hợp suy nghĩ, ý tưởng của các thành viên trong nhóm về cách giải quyết một vấn đề, sử dụng trực cảm và tưởng tượng, các ý nghĩ được xuất hiện tự do sau đó được liên kết lại. Nhìn chung, nhóm TCHĐN để giải quyết các nhiệm vụ học tập theo bậc thang kiến thức mang tính hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân HS trong quá trình hợp tác.

Đặc trưng của nhóm TCHĐN để giải quyết các nhiệm vụ học tập theo bậc thang kiến thức là lượng KTLS cứ tăng dần từ nhỏ đến to, từ ít đến nhiều, đầu tiên là KTLS của một HS, sau đó là hai và cuối cùng là kiến thức của cả một tập thể. Hơn nữa lượng kiến thức này còn tăng dần từ dễ đến khó theo bậc thang kiến thức từ biết đến hiểu, đến phân tích đánh giá, vận dụng.

Nhóm liên kết suy nghĩ vẫn đảm bảo theo đúng quy trình TCHĐN nhưng dù ở dạng nào thì khi TCHĐN phải tuân thủ những nét đặc trưng sau: Hoạt động nhóm phải định hình rõ thành hai giai đoạn.

80

Giai đoạn 1: Cách tạo thành những đơn vị kiến thức nhỏ, độc lập, hẹp và kiến thức lịch sử thường dừng ở mức độ biết và hiểu ban đầu một cách đơn giản chứ chưa có sự phân tích nhận thức thấu đáo về kiến thức lịch sử đó.

Giai đoạn 2: Các đơn vị kiến thức nhỏ ở trên được liên kết lại với nhau thành một đơn vị kiến thức mới, lớn hơn, rộng hơn, sâu hơn, chuyển sang giai đoạn hiểu ở mức phân tích kiến thức lịch sử thông qua những suy luận phán đoán để từ đó các em hiểu sâu sắc lịch sử.

Nhiệm vụ của nhóm liên kết suy nghĩ chỉ thành công khi các đơn vị kiến thức nhỏ được giải quyết triệt để, đúng đắn. Bởi nếu hoạt động của giai đoạn 1 không thành công thì đến giai đoạn 2 kiến thức tổng hợp lại hiệu quả sẽ không cao.

* Các dạng nhóm liên kết suy nghĩ

Trên cơ sở phân tích một số dạng nhóm đã được các nhà giáo dục học trên thế giới và trong nước nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn một số dạng mà theo chúng tôi, những dạng này tuân thủ đầy đủ những yêu cầu đặc thù của nhóm liên kết suy nghĩ. Chúng tôi xin điểm qua một số dạng như sau:

Dạng 1: Dạng nhóm kim tự tháp: Được hình thành ban đầu từ 2 – 3 HS bàn

bạc với nhau sau đó, các cặp (2-3) nhóm này lại kết hợp với nhau thành nhóm mới (4-6) người để hoàn thiện một vấn đề chung.

Nếu cần thiết các nhóm 4 người này sau đó lại được ghép tiếp để tạo thành các nhóm 8 thậm chí là 16 người. Nhóm kim tự tháp được xây dựng bằng cách đưa vấn đề ra cho nhóm nhỏ để tạo ra ý tưởng ban đầu sau đó được trao đổi sâu hơn bằng cách gộp 2 nhóm nhỏ thành nhóm lớn, rồi lại gộp 2 nhóm lớn thành nhóm lớn hơn. Càng về sau ý kiến càng được chọn lọc, sâu sắc, chính xác hơn.

Tùy theo nội dung mà GV thiết kế các hoạt động giải quyết vấn đề cuối cùng cần bao nhiêu thành viên trong nhóm.

- Dạng bài tập thường sử dụng khi TCHĐN kim tự tháp

+ So sánh đối chiếu để tìm điểm giống và khác nhau giữa các khái niệm, các sự kiện và các nhân vật lịch sử.

81

Ví dụ: Khi dạy bài 7 “Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn

Độ” sau khi dạy xong hai phần Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn GV có thể yêu cầu các nhóm HS thảo luận vấn đề “so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn”. Nhóm HS sẽ viết ý kiến của nhóm mình lên tờ giấy trong của máy chiếu hắt hoặc viết trên giấy khổ lớn, các ý kiến của nhóm để sau đó trình bày trước cả lớp.

Đây là ví dụ về “cách hỏi để dạy” hơn là cách “giảng để dạy”, và nó có các ưu điểm mang tính GD đáng kể của phương pháp khám phá với sự hướng dẫn của GV. Tuy nhiên muốn kiểu dạy này đem lại kết quả khả quan đòi hỏi GV phải đặt câu hỏi thích hợp. Khi đặt câu hỏi cho các nhóm HS, GV phải sử dụng khéo léo câu hỏi gợi tư duy, điều này sẽ khuyến khích HS chất vấn và xử lí thông tin và làm tăng trí tò mò của HS.

+ Tìm ưu điểm và khuyết điểm của các cách lựa chọn, giải quyết vấn đề của một nhân vật lịch sử hay của một tổ chức, một triều đại lịch sử nào đó,…

- Bài tập phần lịch sử từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI thích hợp với TCHĐN kim tự tháp như:

1. Có mấy quan niệm về nguồn gốc loài người (có dẫn chứng minh họa)? Theo anh (chị) quan niệm nào đúng? Vì sao?

2. Tại sao việc phát minh ra lửa của người nguyên thủy lại được so sánh với việc phát minh ra máy hơi nước ở thời kì cận đại?

3. So sánh điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc?

4. Nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thuỷ có những đặc trưng gì? Theo em chế đọ cộng sản nguyên thủy có giống với chế độ cộng sản mà Mác nói trong tương lai không?

5. Anh (chị) hãy trình bày thành tựu thơ Đường và tiểu thuyết Minh – Thanh và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam.

6. So sánh sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đêli với Vương triều Ấn Độ Môgôn.

82

7. Trên cơ sở những hiểu biết về thành tựu văn hóa của Lào và Camphuchia, hãy chỉ ra mối tương đồng của hai nền văn hóa này?

8. Bằng những hiểu biết về văn hóa Campuchia và Lào, hãy làm sáng tỏ nhận định “… Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng sâu sắc ở Campuchia, Lào… Nhưng dưới lớp áo của văn hóa Ấn Độ, mỗi dân tộc vẫn có bản sắc riêng của mình”.

9. So sánh sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị ở Tây Âu thời trung đại.

10. Tại sao ở Anh thế kỉ XVII, phong trào rào đất cướp ruộng lại được liên tưởng là hiện tượng “cừu ăn thịt người”?

11. So sánh quá trình hình thành, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

- Các bước TCHĐN kim tự tháp

* Các bước tiến hành:

Bước 1: Thành lập nhóm và thực hiện theo các vòng sau:

Vòng 1: Nhóm nhỏ (3 – 4 người)

- Thành lập các nhóm học tập, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau.

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Sau đó cả nhóm mới trao đổi ý kiến với nhau. - Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm lớn

- Hình thành nhóm mới khoảng từ 6 – 8 người ( bao gồm 1 - 2 người từ nhóm 1; 1 - 2 người từ nhóm 2; 1 - 2 người từ nhóm 3...), gọi là “nhóm mảnh ghép”.

Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.

83

- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả

Bước 2: GV đánh giá các nhóm học tập, kiểm tra nhận thức của HS, rút kết luận.

Vận dụng vào dạy bài 12: Ôn tập Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại

và trung đại, Mục 2. Xã hội cổ đại, GV xác định mục tiêu chính của mục này là tái

hiện và hệ thống hóa lại toàn bộ nội dung kiến thức về quá trình hình thành phát triển của các quốc gia cổ đại, qua đó các em rút ra được những nét đặc trưng cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của từng quốc gia cổ đại. Cuối cùng các em trên cơ sở phân tích, so sánh để rút ra kết luận về sự giống và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Nhóm kim tự tháp là một trong những hình thức tổ chức dạy học nhóm có khả năng giúp HS nhận thức được phần nội dung này một cách tốt nhất.

Bước 1: Thành lập nhóm và thực hiện theo các bước sau:

Vòng 1: Thành lập các nhóm nhỏ

- Thành lập các nhóm gồm từ 2 đến 3 HS ngồi gần nhau, các em rì rầm trao đổi với nhau với nhiệm vụ: Lập bảng so sánh quá trình hình thành, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

Vòng 2: Thành lập nhóm lớn

- Hình thành nhóm mới khoảng từ 6 – 8 người. Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Các em sẽ đồng ý với nhau những ý kiến trả lời giống nhau ở cả hai nhóm, còn với những ý trả lời không giống nhau các em sẽ phải tranh luận để tìm ra kết luận cuối cùng.

- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.

- Trên cơ sở HS hiểu sâu sắc hiểu đúng sự khác biệt mọi mặt của CQGCĐPĐ và CQGCĐPT, nhiệm vụ tiếp theo GV giao cho nhóm chính là nhiệm vụ: Tại sao nói chế độ xã hội cổ đại ở phương Tây là chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình?

- Các nhóm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mới, sau đó trình bày và chia sẻ kết quả.

84

* Một số lưu ý khi TCHĐN kim tự tháp:

- Đảm bảo những thông tin ở vòng 1 khi được ghép lại với nhau các em phải có sự tranh luận thống nhất kiến thức một cách thực sự. Từ đó các nhóm mới có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề mà nhiệm vụ ở vòng 1 giao cho và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.

- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,… cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, cần phân công rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm như sau:

Dạng 2: Dạng nhóm động não:

Là hình thức huy động và phối hợp suy nghĩ, ý tưởng của các thành viên trong nhóm về cách giải quyết một vấn đề, sử dụng trực cảm và tưởng tượng, các ý nghĩ sau khi xuất hiện tự do sẽ liên kết lại.

Hình thức này có thể giúp GV có thể dạy học phân hoá theo trình độ và năng

lực của từng nhóm HS, chứa đựng nhiều khả năng áp dụng cho bài học được cấu tạo phân nhánh. Hơn nữa dạng này tạo ra được sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi HS chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ của mình, thành tích của họ ảnh hưởng tới thành tích chung của nhóm. Vì vậy HS buộc phải tích cực, nỗ lực không thể trông chờ và ỷ lại vào người khác.

TCHĐN động não buộc các thành viên trong nhóm phải cùng suy nghĩ, tư duy ở mức cao. Bởi vì với dạng TCHĐN này, khi bạn khác đã trả lời một ý nào đó thì bạn sau buộc không được nhắc lại mà phải bổ sung, triển khai ý tiếp theo, không trùng lặp với những ý trước. Nếu như các bạn trước đã triển khai hết các ý tưởng để trả lời cho nhiệm vụ của bài học thì HS còn lại buộc phải nâng lên tầm khái quát hóa những kiến thức đó.

85

Tuy nhiên, TCHĐN dạng này khó tổ chức hơn so với một số dạng TCHĐN khác bởi vì tốn nhiều thời gian và trong những trường hợp nhất định nó đòi hỏi điều kiện về phương tiện dạy học.

Động não, như tên gọi của nó đặc biệt thích hợp với các hoạt động dạy học hướng đến mục đích phát triển ở người học những phẩm chất trí tuệ quan trọng của con người hiện đại. Mặt khác, kết quả của các cuộc động não là những ý tưởng, những giải pháp có tính phát kiến mới mẻ của người học, vì vậy GV cũng có thể thu nhận được nhiều điều bổ ích từ các kết quả đó.

* Bài tập thích hợp với hình thức tổ chức nhóm động não

Động não không thích hợp với các dạng bài dạy có nội dung tường minh, khuôn mẫu, ít cần có sự sáng tạo của người học mà hình thức này phù hợp với dạng bài trình bày các khái niệm, chỉ ra những đặc trưng của một sự kiện, một hiện tượng lịch sử nào đó.

Ví dụ các dạng bài:

1. Thế nào là "bầy người nguyên thuỷ"? Nêu những đặc điểm cơ bản của tổ chức bầy người nguyên thuỷ.

2. Nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thuỷ có những đặc trưng gì? 3. Giải thích các khái niệm sau:

- Nông dân công xã - Tầng lớp quý tộc - Vua chuyên chế

4. Giải thích các khái niệm chủ yếu trong bài học như: Bình dân, nô lệ, thành

bang, dân chủ chủ nô.

5. Phân tích những đặc điểm cơ bản của Chế độ chiếm nô. ….

Vận dụng vào dạy bài 10 “Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV”, mục 3. Sự xuất hiện thành thị trung đại.

86

GV tiến hành dạng TCHĐN để giải quyết nhiệm vụ học tập theo bậc thang kiến thức với kiểu động não như sau:

Các bước tổ chức nhóm động não Bước 1: Thành lập nhóm học tập

Tùy theo số lượng HS của lớp học, GV lựa chọn cách chia nhóm sao cho hợp lí cả về hình thức và số lượng.

Bước 2: Giao nhiệm vụ nhóm, hướng dẫn nhóm thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ nhóm: Trình bày những hiểu biết của nhóm về thành thị trung đại ở Tây Âu?

Hướng dẫn: Lần lượt từng HS phát biểu ý kiến của mình về thành thị trung đại Tây Âu, chú ý các ý kiến sau không được trùng với ý kiến trước. Nếu trùng lặp triển khai cùng một ý tưởng thì phải ở mức độ kiến thức cao hơn. Toàn nhóm phải tranh luận một cách thật sự với các ý kiến của thành viên nhóm để lựa chọn được đáp án đúng và chính xác nhất.

Bước 3: Các nhóm thực hiện trao đổi hoàn thành bài tập

- Mỗi cá nhân phát biểu suy nghĩ của mình, các bạn khác chăm chú lắng nghe để chuẩn bị phát biểu tiếp bổ sung ý cho bạn trước.

- Bạn sau nối ý của bạn trước tạo ra một mạng ý tưởng về thành thị trung đại Tây Âu.

- Sau khi trao đổi trình bày ý tưởng của mình cho cả nhóm, nếu ý của thành viên nào được nhóm đồng ý thì thư kí sẽ viết thành sản phẩm của nhóm.

Do cùng sử dụng SGK nên hầu hết các nhóm đều miêu tả thành công về thành thị như sau:

Trong thành thị có:

+ Cư dân chủ yếu gồm những thợ thủ công và thương nhân.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)