Vai trò, ý nghĩa của việc TCHĐN trong DHL Sở trường THPT

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 42 - 49)

7. Bố cục của luận án

2.1.6.Vai trò, ý nghĩa của việc TCHĐN trong DHL Sở trường THPT

Đối với GV khi TCHĐN sẽ được bổ sung thêm nhận thức những vấn đề lí luận về TCHĐN trong dạy học, đặc biệt giúp GV có cơ hội thực hành, áp dụng TCHĐN trong DHLS. Đồng thời giúp GV nắm chắc các bước TCHĐN theo một quy trình nhất định, biết cách thiết kế TCHĐN theo các dạng khác nhau tùy vào nội dung KTLS. Khi đó, chất lượng của DHLS sẽ được nâng cao, giờ dạy đổi mới PPDH sẽ mang lại hiệu quả thực sự không mang tính hình thức. TCHĐN sẽ tạo nhiều cơ hội cho GV có thông tin phản hồi về người học. Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của thảo luận nhóm so với thảo luận chung cả lớp. Trong thảo luận trên lớp, GV thường chỉ thu nhận được phát biểu của một số ít học viên (thậm chí những phát biểu này chưa bộc lộ hết ý của họ - vì ngại phát biểu trước GV và trước lớp), còn trong thảo luận nhóm nhỏ, mọi thành viên đều được phát biểu với thái độ tự tin và có ghi chép lại. Do đó số lượng ý kiến và sự thấu đáo của chúng trong các cuộc thảo luận nhóm chắc chắn nhiều hơn so với thảo luận theo lớp. Mặt khác, GV còn có thể thu được tri thức và kinh nghiệm từ phía nguời học, qua các phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của HS.

Đối với HS, khi tham gia hoạt động nhóm, các em sẽ rèn luyện được tính kiên trì, nhẫn nại, tính trách nhiệm. Đồng thời, khi tham gia hoạt động nhóm hiệu quả các em sẽ tích cực hơn, sôi nổi và hứng thú hơn. Đặc biệt các em sẽ thấy gắn bó với nhau theo tinh thần đồng đội, các em sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với nhau, tính ích kỉ sẽ bị giảm đi nếu các em hòa nhập tốt với tập thể. Đối với chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước và Bộ GD và Đào tạo, TCHĐN sẽ góp phần nâng cao chất lượng đổi mới PPDH. Bởi vì, dạy học nhóm là một dạng tổ chức học tập. Nếu GV thực hiện tốt các khâu TCHĐN trong DHLS thì sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới GD THPT nói chung, PPDH nói riêng. TCHĐN góp phần không nhỏ trong việc khẳng định ưu thế của thuyết học tập lấy HS làm trung tâm. Ưu thế của dạy học lấy HS làm trung tâm là luôn quan tâm, nhấn mạnh đến người học. Lợi ích lớn nhất của việc học

43

này là việc thu hút HS tham gia tích cực vào quá trình học, trở thành chủ thể đích thực của HĐHT của cá nhân. Ngược hẳn với cách dạy học truyền thống trước đây, GV chủ yếu là người truyền đạt kiến thức, HS trở nên thụ động, chỉ tiếp thu những gì mà thầy cô truyền đạt, tính chủ động trong việc tiếp nhận tri thức rất thấp. Dạy học nhóm góp phần làm thay đổi quan niệm về cách thức dạy học. Có thể khẳng định, học tập nhóm phát huy cao độ vai trò của chủ thể, tính tích cực của các cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Hầu hết các nghiên cứu của các nhà GD học đã chỉ ra rằng, khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS thường được phát huy hơn. Cơ hội cho HS được thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn. Đặc biệt, khi học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, trình độ lập luận và tư duy phê phán tiến bộ hơn.

Tiếp đó, TCHĐN còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kì hội nhập và đổi mới đất nước. Hiện nay, thanh niên của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ,... trong đó có cả các công ty nước ngoài ở Việt Nam, khi đi xin việc làm, ngoài cuộc phỏng vấn cá nhân họ còn phải qua những bài tập làm việc theo nhóm. Theo các nhà tuyển dụng thì tinh thần và kĩ năng hợp tác của người lao động quan trọng không thua gì các phẩm chất khác như nắm vững chuyên môn, siêng năng, cần cù, có tinh thần học hỏi,... Một điều dễ dàng nhận thấy hiện nay biết làm việc theo nhóm là một đòi hỏi của thời đại. Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc tham gia nghiên cứu về nguồn nhân lực Việt Nam họ cùng có chung một nhận định: Người Việt Nam rất thông minh và cần cù lao động, chỉ tiếc rằng họ không biết làm việc theo êkip. Còn ông

Steer, nguyên giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cũng đã tuyên bố rằng HS Việt Nam cần được bồi dưỡng về một số kĩ năng để làm việc có hiệu quả trong xã hội hiện đại. Đó là các kĩ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp và đặc biệt là tinh thần đồng đội.

Như vậy, rõ ràng hiện nay, HS và SV của chúng ta khi ra trường chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng vì thế ngay từ khi các em vẫn ngồi trong ghế nhà trường chúng ta nên có rèn cho các em kĩ năng học tập nhóm.

44

* Ý nghĩa của tổ chức hoạt động nhóm - Về nhận thức:

Quá trình nhận thức nói chung, nhận thức lịch sử nói riêng đều tuân theo quy luật chung của sự nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư

duy trừu tượng trở về thực tiễn” (V.I.Lênin). Cơ sở của sự nhận thức lịch sử là sự

kiện, nhưng mục đích dạy học lịch sử ở trường PT không dừng ở việc cung cấp cho HS hệ thống các sự kiện lịch sử, mà quan trọng hơn là trên cơ sở các sự kiện, giúp các em tạo biểu tượng, để từ đó hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử, vận dụng kiến thức đã học vào học tập và thực tiễn cuộc sống.

KTLS mà HS phải học được suốt trong nhà trường PT rất nhiều và rộng lại cách xa ngày nay với rất nhiều mốc thời gian, nhiều nhân vật, nhiều sự kiện,... Nên HS cho rằng học lịch sử rất khó vì thế các em rất ngại phải học môn này. Có nhiều giải pháp để có thể khắc phục tình trạng trên đồng thời giúp các em yêu thích môn Sử, hiểu lịch sử. TCHĐN chính là một trong những biện pháp mà chúng tôi cho rằng sẽ hiệu quả. TCHĐN sẽ góp phần cụ thể hóa con đường hình thành KTLS, góp phần nâng cao nhận thức của HS về KTLS.

Ví dụ: Khi dạy học bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong

kiến ở Tây Âu, mục 3“Sự xuất hiện các thành thị ở trung đại”, GV tiến hành TCHĐN như sau:

GV chia lớp thành các nhóm từ 5 đến 7 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Trình bày những hiểu biết của các em về thành thị Tây Âu thời trung đại và đánh giá vai trò của thành thị đối với xã hội Tây Âu. Thời gian hoàn thành sau 5 phút.

Khi các nhóm tiến hành thảo luận, từng em sẽ nêu lên những hiểu biết của mình về thành thị trung đại, mỗi thành viên một ý, bạn sau tiếp tục triển khai bổ sung ý của bạn trước, cứ như vậy những kiến thức về thành thị trung đại của thành thị Tây Âu ngày càng được tăng lên. Dần dần biểu tượng về thành thị Tây Âu đã hình thành rất rõ trong trí tưởng tượng của các em về thời gian, không gian, các hoạt động diễn ra ở thành thị, tình hình dân cư sống ở thành thị,... Khi đó các em sẽ có sự liên tưởng so sánh với lãnh địa phong kiến, thấy được những đặc trưng của thành thị

45

và từ đó các em đã hình thành được khái niệm thành thị Tây Âu. Sau khi khái niệm được hình thành nhóm HS lại tiếp tục bàn luận về vai trò của thành thị châu Âu thời trung đại. Các em sẽ thấy rõ được thành thị châu Âu giống như một bông hoa rực rỡ tồn tại trong đêm trường trung cổ, hay nó như một chất xúc tác làm bào mòn dần nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp của châu Âu trung đại. Rõ ràng kinh tế hàng hóa giản đơn ở thành thị phát triển đã phá vỡ kinh tế tự cung tự cấp và nó là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến. Các em nhận thấy trong thành thị có không khí tự do dân chủ, tạo điều kiện cho tri thức, văn hóa phát triển chứ không giống như đêm trường trung cổ.

Qua phân tích ví dụ trên, chúng ta nhận thấy rõ ràng nếu GV TCHĐN hiệu quả thì không chỉ góp phần nâng cao những nhận biết của các em về các sự vật, hiện tượng từ đó giúp các em hình thành biểu tượng chân thực về không gian, về thời gian về nhân vật lịch sử mà quan trọng hơn giúp các em hình thành khái niệm một cách chính xác nhất. Qua đó, các em mới có những cơ sở nền tảng để vận dụng những tri thức lịch sử vào cuộc sống.

Thông qua thảo luận nhóm, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV, HS được định hướng hoạt động nhận thức, trước hết là nắm vững chính xác kiến thức cơ bản

của nội dung bài học. Vì vậy “khả năng định hướng hoạt động của HS là điều kiện

tiên quyết của sự phát triển tính tích cực sáng tạo của HS” [83, 228] từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Từ việc biết các KTLS về thời gian, không gian, địa điểm cũng như nhân vật, hiện tượng lịch sử, thông qua hoạt động nhóm các em sẽ hiểu về các sự kiện và nhân vật lịch sử đó, các em sẽ biết lập luận, phân tích, lí giải về sự kiện, nhân vật lịch sử đó. Từ đó, KTLS của các em sẽ được nâng cao hơn về trình độ tư duy, các em hiểu và biết phân tích, vận dụng, đánh giá.

Học tập theo nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Những ý kiến được lựa chọn sẽ là ý kiến giành được sự chấp thuận của nhiều thành viên trong nhóm. Sản phẩm học tập lúc này sẽ là sản phẩm của tất cả các thành viên. Trong học tập lịch sử, với những

46

vấn đề lịch sử lí thú, hấp dẫn, với những hiện tượng lịch sử gây những tranh cãi trái chiều thì khi TCHĐN, khi những vấn đề đó được đưa ra để nhóm tranh luận, bàn bạc thì rất có thể xuất hiện những ý hay, những phương án giải quyết thông minh, độc đáo. Từ đó, vốn KTLS của HS sẽ trở nên bền vững và sâu sắc, đặc biệt khi hiểu lịch sử các em sẽ yêu thích và trở nên say mê học môn Lịch sử.

TCHĐN sẽ đánh thức và khơi dậy tiềm năng trí tuệ của HS

qua việc đặt các em vào tình huống cụ thể và sinh động của cuộc sống, HS sẽ phải tự mình khám phá tri thức, tự chiếm lĩnh tri thức.

- Về giáo dục:

Việc TCHĐN tạo môi trường thuận lợi cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ trong việc tiếp nhận kiến thức góp phần hình thành các yếu tố của nhân cách như: sự hứng thú, niềm say mê, thái độ tự tin trong học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, hoạt động nhóm mang lại cho HS cơ hội để làm quen với nhau, điều này là cơ hội rất tốt đối với HS lớp 10 THPT. Như chúng ta đã biết, khi HS học ở cấp Tiểu học và cấp THCS đa số các em học tại các trường tại địa phương mình, cùng một xã hoặc phường vì thế do cùng sinh ra và lớn lên nên các em quá thân quen với nhau, thậm chí là hàng xóm, quá biết về gia cảnh của nhau vì thế các em rất gắn bó, dễ chia sẻ, hòa đồng. Nhưng lên đến cấp THPT, khi mới vào lớp 10, các em đến từ các xã, phường khác nhau nên hầu hết các em thấy xa lạ, nhiều em khác nhau về gia cảnh, về điều kiện kinh tế,… nên khó gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Nhưng nếu ngay từ khi vào đầu lớp 10, GV bắt đầu tổ chức học tập nhóm cho các em thì rõ ràng đã tạo cho HS cơ hội để làm quen và gắn bó với các bạn trong lớp.

Đồng thời, học tập nhóm cũng khơi dậy sự gắn bó với tập thể, đặc biệt là khi có hiện diện yếu tố cạnh tranh, đây sẽ là một động cơ rất mạnh thúc đẩy các em. Tham gia vào nhóm học tập tạo điều kiện cho các em có cơ hội để so sánh đối chiếu với các thành viên khác trong nhóm để từ đó tự điều chỉnh, đánh giá mình.

Một trong những điểm tạo nên ưu thế của phương pháp hợp tác chính là sự gắn kết của các thành viên trong nhóm. Trong nhóm hợp tác học tập môn Lịch sử thì tới 52,5% HS cho rằng nhóm của mình đoàn kết và 36,1% cho rằng rất đoàn kết,

47

chỉ có khoảng 10% cho rằng mức độ đoàn kết là bình thường và kém. Điều này cho thấy sự liên hệ giữa các thành viên trong nhóm là rất cao, điều này nó khẳng định việc lựa chọn phương pháp thống nhất ý kiến theo đa số và theo sự nhất trí của toàn nhóm là hoàn toàn đúng và phù hợp.

Hợp tác nhóm còn tạo điều kiện để các thành viên nhóm được chia sẻ, học

hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để thiết lập các mối quan hệ, đoàn kết các thành viên trong nhóm. Học nhóm sẽ cải thiện quan hệ giữa các HS với nhau, tạo cho lớp học một bầu không khí tin cậy và khuyến khích hơn.

- Về phát triển:

TCHĐN sẽ có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt một vấn đề lịch sử, các kĩ năng giao tiếp cá nhân như: nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo và khả năng hợp tác, tương hỗ giúp HS tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Điều này càng được chứng minh qua kết quả khảo sát mà chúng tôi thu được khi khảo sát nội dung lợi ích của làm việc nhóm như sau:

Hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức, phát triển kĩ năng xã hội. Như vậy, nếu làm việc và thảo luận theo nhóm được tổ chức tốt sẽ tăng cường tính tích cực chủ động của người học, giúp người học tập trung vào bài học, phát triển được các kĩ năng tư duy và óc phê phán, các kĩ năng giao tiếp và xã hội quan trọng khác. Khi tham gia học tập nhóm, HS có cơ hội thực hành các kĩ năng trí tuệ bậc cao như kĩ năng sáng tạo, đánh giá, phân tích, tổng hợp và phân tích. Các em cũng thực hành các kĩ năng thông thường như khả năng cùng làm việc và giao tiếp với nhau.

Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong “một cộng đồng”. Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó HS phải giải quyết xung đột. Từ đó họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều HS học hỏi được khi tham gia hoạt động nhóm. Những kĩ năng này là rất quan trọng trong tương lai khi các em vào học đại học và ra trường công tác, đây sẽ là tiền đề tốt để sinh viên biết cách làm việc trong môi trường tập thể.

48

Học tập theo nhóm còn giúp sinh viên rèn luyện được khả năng thuyết trình trước đám đông - điều mà đa số HS và sinh viên Việt Nam còn rất yếu.

Tuy nhiên, cũng như tất cả các PPDH khác, ngoài những ưu điểm như trên, TCHĐN còn có những hạn chế riêng của nó. Nếu áp dụng một cách tràn lan mà không tính đến mục đích, yêu cầu, nội dung và đối tượng HS cụ thể, không phối hợp với các phương pháp khác, không coi trọng vai trò của GV,... thì chẳng những không nâng cao được chất lượng dạy học mà còn làm cho hiệu quả bài học trở nên

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 42 - 49)