7. Bố cục của luận án
2.1.2. Một số quan niệm về tổ chức hoạt động nhóm
* Tổ chức quá trình dạy học
Theo chúng tôi, nghĩa chung nhất của “tổ chức” được hiểu là sự sắp xếp các yếu tố của một phức hợp trong mối tác động qua lại của chúng, hay là sự xác định trật tự cấu trúc của một hoạt động, bao gồm cả ý nghĩa chức năng của cấu trúc đó.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khái niệm tổ chức trong luận án là khái niệm tổ chức trong dạy học. Vì vậy, tổ chức ở đây nên hiểu là tổ chức sắp xếp, phối hợp
33
hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò, trả lời câu hỏi thầy hay trò khi nào, làm gì, trong thời gian dự kiến bao lâu. Do đó, theo chúng tôi, tổ chức QTDH thực chất là quá trình thực hiện những biện pháp có cơ sở khoa học để tổ chức và điều khiển các mối quan hệ tương tác giữa ba thành tố cơ bản của QTDH: hoạt động dạy, hoạt động học và nội dung dạy học, làm cho chúng vận động, phát triển theo một trật tự nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
* Quan niệm về tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học
Trong Lý luận dạy học, TCHĐN được nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ
khác nhau. Có quan niệm cho rằng TCHĐN là một HTTCDH, quan niệm này coi TCHĐN như một cách thức tổ chức tiến hành hoạt động dạy học cho phù hợp với mục đích, nội dung của bài học. Khác với quan niệm trên, một số nhà giáo dục lại coi TCHĐN là một phương pháp dạy học, theo họ TCHĐN là một cách thức, một con đường để đạt được mục đích của dạy học. Nhưng lại có quan niệm cho rằng TCHĐN là sự giao thoa giữa PPDH và HTTCDH, nó vừa mang những đặc điểm của phương pháp dạy học vừa mang những đặc điểm của HTTCDH. Tuy khác nhau về cách tiếp cận nhưng các cách tiếp cận đó vẫn có một số nét chung như: TCHĐN
là cách tổ chức để tiến hành hoạt động dạy và học trong điều kiện HS được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ.
Xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án, chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu TCHĐN dưới góc độ là một dạng tổ chức dạy học. Với góc độ tiếp cận này, TCHĐN được nghiên cứu với các dấu hiệu sau:
- Là hình thức lao động tập thể, hợp tác giữa các chủ thể: HS - nhóm - GV. Sự tương tác theo kiểu cộng đồng là yếu tố duy trì sự thống nhất toàn vẹn của QTDH.
- Trong quá trình TCHĐN, các thành tố cơ bản của quá trình dạy học: hoạt động dạy, hoạt động học và nội dung dạy học vừa tồn tại với những chức năng riêng, vừa tác động qua lại lẫn nhau theo một trật tự nhất định. Trong sự tương tác đó, HS là trung tâm, mọi tác động sư phạm đều xuất phát từ HS và hướng vào HS. Toàn bộ sự tương tác được diễn ra trong môi trường xã hội của nhóm nhỏ.
34
- TCHĐN được tiến hành ngay trong giờ học, với các loại bài học và đặc biệt hơn là sử dụng để tổ chức cho HS học kiến thức mới theo quy định trong chương trình.
- Trong TCHĐN, GV là người dẫn dắt, tổ chức và đạo diễn. Họ không chỉ là người truyền đạt những kiến thức có sẵn cho HS, cung cấp chân lí có sẵn hoặc sử dụng đồ dùng học tập để minh hoạ cho bài giảng của mình mà còn là người định hướng các hoạt động cho các em, tạo điều kiện cho các em được tiếp cận với đối tượng học tập, được trao đổi, bàn bạc, thảo luận với nhau để cùng rút ra những kiến thức của bài. Đôi khi các nhóm học tập đứng trước vấn đề chưa ngã ngũ, GV trở thành người trọng tài khoa học, cố vấn, kết luận để xác định các kiến thức do trò tự tìm ra. Khi TCHĐN, người thầy luôn đóng vai trò là người hướng dẫn HS khám phá ra chân lí, cách ứng dụng chân lí vào cuộc sống nhằm góp phần hình thành, phát triển nhân cách của con người lao động, tự chủ, năng động, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn và có năng lực tự học, sáng tạo.
- HS luôn là chủ thể tích cực, sáng tạo trong TCHĐN, người học - đối tượng của hoạt động "dạy" đồng thời là chủ thể của hoạt động "học". Các em được cuốn hút vào các HĐHT do GV tổ chức, hướng dẫn thông qua bài tập nhóm, qua đó hợp tác với bạn, khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải là sự thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Các em tự đặt mình vào tình huống, tìm cách xử lý, trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm để rút ra những kết luận. Các em biết trình bày và bảo vệ sản phẩm nghiên cứu của mình, tỏ rõ thái độ trước cách ứng xử của bạn, được giao tiếp, hợp tác với bạn trong quá trình tìm ra kiến thức. Nhờ vậy, từ vị trí thụ động, HS chuyển dần sang vị trí chủ động, thực sự tích cực hoạt động để chiếm lĩnh tri thức.
Từ toàn bộ những lập luận trên, chúng tôi cho rằng TCHĐN là một dạng tổ chức hoạt động dạy học, trong đó dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS được chia thành từng nhóm nhỏ, liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của các thành viên, bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Khi tiến hành TCHĐN trong dạy học, GV thường phải trải qua các bước như: Đầu tiên, GV phải hình thành nhóm, xác định kích cỡ và vị trí của từng nhóm. Tiếp đó là bước GV giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. Trong
35
khi các nhóm hoạt động để giải quyết nhiệm vụ học tập, GV cần quan sát, kiểm soát hoạt động nhóm. Khi thời gian dành cho các nhóm thực hiện nhiệm vụ đã hết, GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả của từng nhóm. Khâu cuối cùng của TCHĐN chính là khâu GV tiến hành đánh giá kết quả làm việc nhóm.