Đặc trưng của KTLS với việc TCHĐN

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 40 - 42)

7. Bố cục của luận án

2.1.5. Đặc trưng của KTLS với việc TCHĐN

Kiến thức của bộ môn Lịch sử là những hiểu biết của HS về lịch sử xã hội loài người và lịch sử dân tộc được khoa học lịch sử xác nhận và ghi chép trong các cuốn sách giáo khoa mới nhất. Từ quan điểm đó, chúng ta thấy KTLS là những thành tựu của khoa học lịch sử mang tính ổn định được giới khoa học thừa nhận và phù hợp với mục tiêu đào tạo, khả năng nhận thức của HS và do đó kiến thức của bộ môn hẹp hơn so với kiến thức của khoa học lịch sử và càng hẹp hơn so với tri thức lịch sử. Việc đó đòi hỏi chúng trong dạy học lịch sử kiểm tra đánh giá phải bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

Khác với các đối tượng của các ngành khoa học khác, đối tượng của khoa học Lịch sử là những hiện thực khách quan đã xảy ra trong quá khứ, vận động theo quy luật từ thấp đến cao, trải qua những bước quanh co khúc khuỷu song phát triển không ngừng và toàn diện. Khác với các môn học có thực hành như Lý, Hóa, Sinh,… HS được trực tiếp quan sát các thí nghiệm rút ra kết quả còn môn lịch sử, HS không được trực tiếp quan sát những gì đã qua. Tiếp đó, nếu như các môn học khác kiến thức được lặp đi lặp lại trong một số bài khác nhau thì môn Lịch sử lại không có sự lặp lại. Tiết học hôm nay học về giai đoạn lịch sử này thì hôm sau học giai đoạn lịch sử khác, tương tự bài này học về nhân vật lịch sử này, bài tiếp theo lại chuyển sang học về nhân vật khác,… So với các môn học khác, môn Lịch sử số lượng bài ôn tập chiếm thời lượng rất ít và hầu như không có tiết bài tập, luyện tập. Do những đặc điểm của

41

bản thân lịch sử cũng như sự nhận thức lịch sử nên việc học tập, nghiên cứu lịch sử cũng có những nét riêng của sự nhận thức nói chung và những đặc trưng của nó. Chúng ta phải chú ý đến những đặc trưng này để nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong học tập lịch sử.

Do đặc trưng của KTLS cho nên khi TCHĐN chúng ta phải đặc biệt lưu ý khi lựa chọn nội dung KTLS phù hợp với TCHĐN.

Một vấn đề đặt ra trong việc phát huy tính tích cực của HS ở đây không phải là chỉ là việc HS tích cực đi thu lượm cho thật nhiều tài liệu, nhiều sự kiện trong quá khứ. Mà HS khi đã thu thập được một khối lượng kiến thức, sự kiện thì phải hiểu đúng những bản chất của sự kiện đó. Có hiểu được sự kiện thì HS mới hiểu hết được về quá khứ và vận dụng vào cuộc sống hôm nay và định hướng cho tương lai dựa trên việc đúc rút những bài học kinh nghiệm của quá khứ. Do vậy, việc nắm chắc tri thức lịch sử là một cái đích của GD cần phải đạt tới. Một trong những biện pháp giúp HS nắm chắc, hiểu sâu KTLS chính là việc tổ chức các dạng TCHĐN trong dạy học Lịch sử. Nhưng sử dụng ở đâu, sử dụng khi nào, sử dụng như thế nào? lại là một bài toán khó. Không phải tất cả các nội dung KTLS GV đều có thể tùy tiện TCHĐN mà GV phải có sự chọn lọc cho hợp lí. GV Lịch sử nên TCHĐN thường xuyên đối với KTLS thuộc phần “luận”. Phần luận bao gồm sự giải thích, đánh giá, nhận xét, bình luận,… của người đời sau về sự kiện lịch sử. Với phần kiến thức này đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sâu, có óc phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích nhận định,.... Và điều này phát huy rất tốt khi sử dụng số đông, sức mạnh của trí tuệ tập thể. Đặc biệt, KTLS luôn có sự thống nhất giữa “sử và luận”, nghĩa là mỗi một KTLS bao giờ cũng phải đánh giá, giải thích, bình luận về sự kiện ấy. KTLS của chúng ta là có sự thống nhất của hai nội dung ấy điều đó nhắc nhở chúng ta trong dạy học phải chú ý không một sự kiện nào là không hướng dẫn cho HS đánh giá, giải thích và ngược lại không áp đặt đánh giá giải thích khi không xuất phát từ lịch sử.

42

Tuy nhiên, đối với một số kiến thức thuộc phần sử nhưng thuộc kiến thức cơ bản của bài học lịch sử thì GV vẫn nên tìm những kiểu tổ chức nhóm phù hợp để giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản của bài học lịch sử.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)