Lí luận dạy học hiện đại làm cơ sở cho TCHĐN

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 35 - 37)

7. Bố cục của luận án

2.1.3.Lí luận dạy học hiện đại làm cơ sở cho TCHĐN

Trong thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, rất nhiều lí thuyết học tập mới đã ra đời để đáp ứng sự đổi mới của GD. Các lí thuyết học tập đều tìm cách giải thích cơ chế của việc học tập, làm cơ sở để tổ chức và thực hiện tối ưu quá trình học tập của HS. Có rất nhiều mô hình lí thuyết khác nhau, trong đó có một số thuyết học tập làm cơ sở cho TCHĐN trong dạy học. Đó là thuyết học tập mang tính xã hội; Sự giải quyết mâu thuẫn; Sự hợp tác tập thể.

* Thuyết học tập mang tính xã hội

Nằm trong hệ thống triết học xã hội, thuyết vận dụng kiến thức xã hội cho rằng: sự cố gắng cá nhân kém hiệu quả khi nỗ lực này không có đóng góp từ sự cố gắng của các thành viên khác. Theo thuyết này, có 3 nguyên nhân gây nên sự kém hiệu quả trong làm việc nhóm. Trước tiên, các thành viên trong nhóm cho rằng: không có giá trị nào gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Họ tin rằng kết quả nhóm không quan trọng bởi nỗ lực của họ không đáng kể vì thế không được ca ngợi. Thứ hai, các thành viên trong nhóm không nhận thức được giữa sự làm việc và kết quả công việc. Thứ ba, họ nhận thức rằng nhu cầu sinh lí và triết lí từ nhóm quá lớn. Một trong những khám phá quan trọng nhất từ học thuyết này là nỗ lực cá nhân được phát huy khi họ nhận thức được rằng thật cần thiết để vận dụng kiến thức. [87,72] Cá nhân sẽ làm việc chăm chỉ khi họ được đánh giá hay thậm chí tuyên dương những đóng góp và nỗ lực của họ.

Thuyết này được xây dựng trên nguyên tắc phổ biến là trẻ sẽ nỗ lực đối với những nhiệm vụ mà trẻ sẽ được khen thưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ và trẻ không được khen mà bị chê thì chúng sẽ không bao giờ cố gắng.

Tư tưởng chính của thuyết này là khi cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn để đạt đến sự

36

thành công. Các thành viên trong nhóm có xu hướng giúp đỡ lẫn nhau để có thể vươn tới sự thống nhất. Thuyết này đã được áp dụng rộng rãi trong nhà trường ở tất cả các cấp học. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh các mô hình học tập xây dựng trên thuyết học tập mang tính xã hội mang lại kết quả vượt hẳn các cách học truyền thống.

* Thuyết Piagetian: Sự giải quyết mâu thuẫn

Jean Piaget (1896 – 1980) cho rằng: trong khi tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cân bằng về nhận thức giữa mọi người. Các cuộc tranh luận diễn ra liên tục và được giải quyết. Trong quá trình đó, những lí lẽ, những lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và đều chỉnh. Như vậy, học là một quá trình xã hội, trong đó con người liên tục đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Piaget đã đề ra thuyết Sự giải quyết mâu thuẫn để phát triển trí tuệ cho HS, GV đưa trẻ vào những tình huống làm xuất hiện những quan điểm mâu thuẫn với nhau. GV sắp đặt những HS có quan điểm đối lập nhau về cách giải quyết vấn đề thành một nhóm và yêu cầu từng cặp này hoạt động cùng nhau cho đến khi nhất trí hoặc có câu trả lời chung thì đi đến kết luận về bài học. Sau khi các em đã thống nhất GV kiểm tra từng em lúc đầu còn kém cỏi về một vấn đề nào đó thì bây giờ có thể tự mình giải quyết một cách đúng đắn, không khác gì với cách giải quyết của bạn mình. Đôi khi GV cũng dạy trẻ theo từng đôi một nhằm mục đích cho trẻ bắt chước cách giải quyết đúng một vấn đề hoặc cũng có thể dạy trẻ với sự chứng kiến của những đứa trẻ khác để chúng học cách tìm ra nguyên nhân theo hướng cùng phát triển.

* Thuyết Vygotsky: Sự hợp tác tập thể

Lov Semyonouch Vygotsky sinh ra tại phía tây nước Nga, năm 1896, tốt nghiệp ngành Luật tại Đại học Tổng hợp Moscow. Ông được biết đến như một nhà tâm lí GD với thuyết Sự hợp tác tập thể. Lí thuyết này cho rằng, sự tương tác xã hội làm cho tư duy và hành động của trẻ từng bước từng bước thay đổi một cách liên tục. Về cơ bản, lí thuyết của ông cho rằng, sự phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào sự tương tác giữa người với người. Có ba con đường mà qua đó kiến thức

37

được truyền đạt từ người này sang người khác. Thứ nhất là học tập bằng cách bắt chước, khi một người cố gắng bắt chước hay sao chép lại những suy nghĩ, hành vi của người khác. Thứ hai là nhờ sự dạy dỗ, hướng dẫn, cách học này liên quan đến việc ghi nhớ những hướng dẫn, chỉ bảo của GV và sau đó người học dùng những hướng dẫn này mà tự điều chỉnh bản thân. Cuối cùng là học tập hợp tác, cách học này liên quan đến việc một nhóm người cố gắng hiểu nhau và làm việc chung với nhau để học những kĩ năng cụ thể.

Vygotsky nhấn mạnh đến cách thức tương tác giữa các HS qua bài tập nhận thức phù hợp nhằm tăng kĩ xảo khám phá những thuật ngữ khó, phức tạp, qua sự phê phán xác minh và chỉ trích. Vygotsky cho rằng học là một hành động tự nhiên của xã hội, trong quá trình học các thành viên phải thảo luận với nhau. Qua việc thảo luận hình thành nên học tập. Việc học cũng được hình thành khi tương tác các thành viên khác với kiến thức nền, kiến thức sách vở và kinh nghiệm khác nhau. Bằng việc liên kết với những người khác, những người có khả năng hơn, người học phát huy trong phạm vi riêng của mình, được xác định như khoảng cách giữa kiến thức hiện hữu và kiến thức tiềm ẩn của họ.

Có thể khẳng định, mỗi lí thuyết trên có những giá trị riêng, nhưng nó không thể miêu tả một cách tổng quát cơ chế của việc học tập nhóm. Vì thế trong vận dụng các thuyết này làm cơ sở cho TCHĐN, chúng ta cần vận dụng phối hợp các lí thuyết trên một cách thích hợp.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 35 - 37)