TCHĐN có sử dụng kĩ thuật dạy học để giải quyết các nhiệm vụ học

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 71 - 79)

7. Bố cục của luận án

3.2.2. TCHĐN có sử dụng kĩ thuật dạy học để giải quyết các nhiệm vụ học

khác biệt

* Cơ sở hình thành dạng TCHĐN sử dụng kĩ thuật dạy học để giải quyết các nhiệm

vụ học tập khác biệt

Trong thực tế DHLS hiện nay, đã và vẫn đang tồn tại hiện tượng GV lịch sử giao nhiệm vụ cho các nhóm một cách tùy tiện mà chưa có sự cân đối với từng nội dung bài học lịch sử. Do đó hiệu quả của TCHĐN chưa cao. Hiện nay, trong DHLS khi tiến hành TCHĐN, hầu hết các GV đều lúng túng khi tiến hành yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, GV thực sự thấy khó trong khâu tổ chức. Vì GV không biết làm thế nào để vừa khống chế được thời gian diễn ra hoạt động nhóm nhưng lại vừa đảm bảo các nhóm đều hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm mình và nội dung của bài học đều được đảm bảo không bị khuyết ở nội dung nào.

Đặc biệt hiện nay, GV có rất ít kinh nghiệm TCHĐN. GV lịch sử ở trường THPT hầu như chưa được tập huấn, hướng dẫn cụ thể về TCHĐN trong dạy học. Vì thế, đa phần họ phải tự mày mò, đọc và tra cứu tài liệu từ đó tự vận dụng TCHĐN vào bài giảng của mình. Và cách tự mày mò của họ đã dẫn đến tình trạng dạy học rập khuôn máy móc những mô hình, hướng dẫn của dạy học nước ngoài về TCHĐN vào Việt Nam, vì thế nó không phù hợp dẫn tới hiệu quả giờ dạy lịch sử không cao.

Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Qua nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều các kĩ thuật dạy học hiện đại có thể bổ trợ tốt cho TCHĐN.

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn giảng dạy lịch sử hiện nay ở trường THPT, chúng tôi trên cơ sở tập hợp, thống kê có phân tích một số KTDH có liên quan mật thiết, có tác dụng bổ trợ cho TCHĐN hiệu quả hơn để đưa ra một dạng

72

TCHĐN có chung một đặc điểm là đều sử dụng các KTDH để hỗ trợ nhằm giải quyết những nhiệm vụ khác biệt. Từ những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng GV nên lựa chọn dạng nhóm có sử dụng các kĩ thuật dạy học để TCHĐN. Chúng tôi nhận thấy các kĩ thuật dạy học đặc biệt bổ trợ tốt cho hoạt động nhóm giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trên cơ sở đó mà chúng tôi thiết kế ra một dạng TCHĐN mới đó là dạng TCHĐN sử dụng kĩ thuật dạy học để giải quyết các nhiệm vụ khác biệt.

* Bản chất của dạng TCHĐN có sử dụng KTDH để giải quyết các nhiệm vụ khác biệt

Nhóm sử dụng KTDH để giải quyết các nhiệm vụ khác biệt là một dạng TCHĐN vì thế nó vẫn tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và quy trình TCHĐN trong DHLS. Tuy nhiên dạng nhóm này có đặc trưng riêng là quá trình TCHĐN luôn gắn liền với một KTDH nhất định. KTDH có tác dụng bổ trợ giúp cho quá trình TCHĐN thành công và hiệu quả. Và khi TCHĐN theo dạng này GV luôn chia các nhóm với các nhiệm vụ khác nhau chứ không giống như dạng TCHĐN theo bàn.

TCHĐN sử dụng kĩ thuật dạy học có thể áp dụng với cả dạng bài cung cấp kiến thức mới, cũng như kiểu bài ôn tập, sơ kết tổng kết.

* Các dạng nhóm sử dụng kĩ thuật dạy học để giải quyết nhiệm vụ học tập khác biệt

Dạng 1: Nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ

chức ở tất cả các dạng bài học lịch sử ở trường PT. Đặc biệt kĩ thuật khăn trải bàn có thể khắc phục được những hạn chế của học theo nhóm nhất là nhóm phân hóa nhiệm vụ. Trong học theo nhóm, nếu tổ chức không tốt, đôi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc, các thành viên thụ động thường hay ỉ nại, trông chờ, nghỉ ngơi như người ngoài cuộc.

Kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS cũng như phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.

73

Dạng nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn nhằm giải quyết các nhiệm vụ khác biệt sẽ giúp GV theo dõi được hoạt động của từng HS trong lớp đồng thời dễ đánh giá được các nhóm HS trong quá trình hợp tác cùng giải quyết nhiệm vụ nhóm. Đặc biệt, trong cùng một thời gian giới hạn, GV và HS cùng tìm hiểu được rất nhiều nội dung của bài học. Lượng kiến thức HS thu được đảm bảo cả về lượng và chất.

+ Các bước tiến hành

- Chia HS thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm.

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm (Ví dụ nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và viết vào phần mang số của mình.

- Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời.

- Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.

Để thực hiện nhiệm vụ này GV yêu cầu tất cả các nhóm đều thực hiện theo các bước sau (các em làm theo hình thức khăn trải bàn, với 1 tờ giấy Ao hoặc A4 các em sẽ chia ô của tờ giấy theo số thành viên của nhóm).

Bước 1: Mỗi HS sẽ viết ý kiến của mình vào ô của mình.

Bước 2: Cả nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và viết câu trả lời của nhóm vào ô giữa.

Bước 3: Trình bày sản phẩm của nhóm theo yêu cầu của GV.

Bước 4: GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ xung ý kiến cho nhau. Cuối cùng GV nhận xét và đưa ra kết luận, cho điểm.

Khi dạy bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại, mục 1 những cuộc phát kiến địa lí (SGK 10 THPT). GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau

Nhóm 1: Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí, theo các em nguyên nhân nào là nguyên nhân quan trọng nhất?

74

Nhóm 3: Đánh giá tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí ? Nhóm 4: Đánh giá hậu quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí?

Các nhóm thực hiện đúng như những chỉ dẫn của GV khi thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn.

Ví dụ minh họa sản phẩm của nhóm "Đánh giá ảnh hưởng của các cuộc

phát kiến địa lí đối với sự phát triển của xã hội". Để thực hiện nhiệm vụ này GV

yêu cầu các em hoạt động nhóm khăn trải bàn, với 1 tờ giấy Ao hoặc A4 các em sẽ chia ô của tờ giấy theo số thành viên của nhóm.

Bước 1: Mỗi HS sẽ viết ý kiến của mình vào vị trí ô của mình.

Quan sát sản phẩm của nhóm, chúng ta nhận thấy ở bước 1, tất cả các thành viên của nhóm đều đã tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình. Những ý kiến trả lời của cá nhân đã được các em ghi rất cụ thể.

Quan sát phần minh họa sản phẩm của nhóm này chúng ta nhận thấy: + Bạn Huy cho rằng Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới,…

+ Bạn Lan Hương: thì cho rằng phát kiến địa lí đã mở đường cho CNTB ở châu Âu phát triển.

Bước 2: Cả nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và viết câu trả lời của nhóm

vào ô giữa.

Sau khi nhiệm vụ cá nhân xong, lần lượt các thành viên của nhóm là bạn Huy, bạn Lan Hương, bạn Hoàng Hà, bạn Tuấn Anh, sẽ trình bày phương án của mình. Khi một bạn trình bày thì các bạn còn lại chăm chú lắng nghe và chuẩn bị phương án để yêu cầu bạn giải thích hoặc đặt câu hỏi để tranh luận yêu cầu bạn trình bày phải đưa ra lập luận để bảo vệ ý kiến của mình.

Sau khi cả nhóm tranh luận một cách nghiêm túc để tìm ra đáp án chung, kết quả cuối cùng sẽ được ghi vào ô chính giữa.

Bước 3: Trình bày sản phẩm của nhóm theo yêu cầu của GV.

Thông thường để tiện cho cả lớp quan sát, GV sẽ yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của nhóm mình lên tường theo vị trí của từng nhóm hoặc dán lên bảng và yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

75

Các nhóm cử đại diện của nhóm báo cáo kết quả của nhóm. Khi nhóm bạn báo cáo GV yêu cầu các nhóm khác chú ý lắng nghe, ghi chép và chuẩn bị ý kiến nhận xét.

Với nhóm phân hóa nhiệm vụ thì kĩ thuật khăn trải bàn sẽ giúp khắc phục hạn chế của nhóm này là khâu báo cáo kết quả rất đơn điệu. Khi một nhóm báo cáo kết quả thì các nhóm khác chỉ biết nhận xét chung chung do không cùng nghiên cứu nhiệm vụ đó hơn nữa do không kịp khi nghe không kịp ghi chép lại ý của nhóm bạn nên khó nhận xét. Nhưng khi sử dụng nhóm khăn trải bàn, đặc biệt khi treo lên bảng hoặc tường các nhóm còn lại rất dễ theo dõi để nhận xét.

Bước 4: GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.

Các nhóm có thể đặt các câu hỏi cho nhóm vừa trình bày hoặc có thể nêu những thắc mắc cần nhóm trình bày giải đáp hoặc làm rõ hơn.

Cuối cùng GV nhận xét và đưa ra kết luận, có đánh giá kết quả nhóm.

Một số lưu ý khi sử dụng thuật khăn trải bàn:

- Nếu số HS trong một nhóm quá đông, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi lại ý kiến cá nhân. Sau đó đính những ý kiến vào phần khăn mang số của họ.

Dạng 2: Nhóm sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép:

Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân HS trong quá trình hợp tác.

Cách tiến hành :

Vòng 1 đƣợc gọi là “Nhóm chuyên gia”

- Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:

+ Nhóm 1- Nhiệm vụ A (màu vàng) + Nhóm 2- Nhiệm vụ B (màu xanh) + Nhóm 3- Nhiệm vụ C (màu đỏ)

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình

76

- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2

B A Nhóm chuyên gia Giaiđoạn 2 Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép” HS… HS…

HS… HSB HSB HSB HSA HSA HSA

HS… HSB HSA HS… HSB HSA HS… HSB HSA

II I (…) Giaiđoạn 1 Nhóm mảnh ghép Vòng 2 đƣợc gọi là “Nhóm mảnh ghép”

- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3 - 6 người ( bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 người từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3...), gọi là “nhóm mảnh ghép”

- Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau

- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết

- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả

Một số lưu ý khi thực hiện kĩ thuật các mảnh ghép

- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép ở vòng 1 khi được ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.

77

- Các “chuyên gia” ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định các yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi “chuyên gia” có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 , chuẩn bị cho vòng 2

- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.

Vai trò Nhiệm vụ

Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ

Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết

Thư kí Ghi chép kết quả

Phản biện Đặt các câu hỏi phản biện Liên lạc với nhóm khác Liên hệ với các nhóm khác Liên lạc với thầy cô Liên lạc với GV để xin trợ giúp

- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,… cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, cần phân công rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm như sau:

Mỗi HS trong nhóm trở lên thông thạo một chủ đề qua làm việc với các thành viên trong nhóm khác. Mỗi HS cũng được phân công phù hợp với chủ đề mà mình tinh thông. Trở về nhóm mỗi HS lần lượt dạy lại cho nhóm chủ đề mà mình đã nắm vững và tất cả HS đánh giá các khía cạnh của từng chủ đề.

Khi học bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại, mục 1 những cuộc phát kiến địa lí. Kiến thức trọng tâm của mục 1 mà HS cần nắm được đó là nguyên nhân của các cuộc phát kiến đại lí và chỉ được trên lược đồ những cuộc phát kiến lớn về địa lí. Để HS nắm vững được phần kiến thức này, GV thông qua lời giảng của mình để giúp học sinh biết trình bày cả 4 cuộc phát kiến địa lí là rất khó. Nếu gọi từng học

78

sinh lên chỉ bản đồ tất cả các cuộc phát kiến thì tự các em sẽ không thể hoàn thành tốt tất cả nội dung được. Vì thế, khi dạy phần này chúng ta phải khéo léo trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tối đa nhất mục tiêu dạy học. Một trong những hình thức tổ chức nhóm có thể phát huy tối ưu nhất kiến thức về các cuộc phát kiến địa lí đó là TCHĐN có sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép.

Khi TCHĐN theo kĩ thuật này GV tiến hành các bước như sau:

Bước 1 thành lập các nhóm chuyên gia:

Để cả lớp nắm được bài tập nhóm: Sử dụng lược đồ 27, SGK Lịch sử 10, trình

bày 4 cuộc phát kiến địa lí lớn. GV tiến hành chia lớp thành 4 nhóm (số lượng HS trong từng nhóm sẽ do GV căn cứ vào sĩ số lớp rồi chia tổng số HS cho 4 nhóm). Tiếp đó GV thành lập các nhóm chuyên gia bằng cách giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ riêng biệt như sau:

Nhóm 1: Sử dụng lược đồ trình bày cuộc phát kiến địa lý của Điaxơ.

Nhóm 2: Sử dụng lược đồ trình bày cuộc phát kiến địa lý của Vaxcô

Đờgama.

Nhóm 3: Sử dụng lược đồ trình bày cuộc phát kiến địa lý của Magienlăng. Nhóm 4: Sử dụng lược đồ trình bày cuộc phát kiến địa lý của Côlômbô.

Thông báo thời gian thảo luận cho mỗi nhóm là 4 phút

GV lần lượt theo dõi sự thảo luận trong các nhóm để có những gợi ý, định hướng trọng tâm kiến thức cho các chuyên gia.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)