Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 94 - 96)

7. Bố cục của luận án

4.1.Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử

4.1.1. Đảm bảo tính cơ bản

Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học lịch sử nói riêng là mục tiêu phấn đấu của các thầy cô giáo trong nhà trường hiện nay. TCHĐN trong dạy học lịch sử là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT. Nhưng để TCHĐN thành công, trước hết GV lịch sử phải đảm bảo tính cơ bản. Bởi vì, không phải tất cả kiến thức của bài học lịch sử đều TCHĐN có hiệu quả, mà GV chỉ nên TCHĐN ở kiến thức trọng tâm cơ bản của bài học lịch sử.

Kiến thức cơ bản mà GV nên lựa chọn để TCHĐN là những kiến thức tối ưu, quan trọng, không thể thiếu được trong một bài, một chương hay một khóa trình lịch sử mà nhờ chúng, HS có thể khôi phục lại bức tranh của quá khứ với những nét chung nhất, điển hình nhất. Kiến thức cơ bản như một bộ khung về một vấn đề hay một giai đoạn lịch sử nào đó.

Trong TCHĐN, GV lịch sử không nên chọn những kiến thức không cơ bản, tức là những kiến thức không quan trọng lắm, không có nó không ảnh hưởng lớn đến sự nhận thức lịch sử của HS. Vì thế, trong dạy học lịch sử, với phần kiến thức này GV nên

95

tổ chức cho HS tự nghiên cứu thông qua SGK, tài liệu học tập hoặc GV có thể thông báo KTLS không cơ bản cho các em. Cách làm này vừa sẽ giúp HS tiết kiệm được thời gian để dành tập trung nghiên cứu các kiến thức cơ bản nhằm tăng hiệu quả GD.

Như vậy, mục tiêu chính của mỗi bài học lịch sử là việc làm thế nào để HS nắm được kiến thức cơ bản của bài lịch sử và đây cũng là cái đích cần đạt tới của GD lịch sử. Một trong những cách để HS nắm vững được KTLS cơ bản đó là GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động trong các nhóm học tập. Trong DHLS, GV tuyệt đối không nên TCHĐN một cách tùy tiện mà nên có sự cân nhắc để lựa chọn những kiến thức cơ bản của bài phù hợp với TCHĐN. Những kiến thức này đòi hỏi trí tuệ của tập thể trong việc nghiên cứu kiến thức mới. Muốn như vậy, với mỗi bài học lịch sử, trước khi TCHĐN bắt buộc GV phải xác định những đơn vị kiến thức cơ bản nào mà HS cần nắm. Từ việc xác định chính xác kiến thức cơ bản, GV lịch sử sẽ lựa chọn kiến thức để TCHĐN một cách chính xác.

4.1.2. Đảm bảo tính hệ thống, tính cụ thể

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều tồn tại, vận động và phát triển trong một chỉnh thể thống nhất. Tính hệ thống là nguyên lý cơ bản trong lý luận về PPDH.

Hoạt động nhóm của HS là một bộ phận của hoạt động dạy học nằm trong hệ thống hoạt động của con người, nhưng đồng thời nó tồn tại, vận động với tư cách là một hệ thống độc lập và chứa đựng trong nó nhiều yếu tố. Việc TCHĐN trong DHLS được tiến hành qua các giai đoạn, các bước khác nhau, có sự liên kết, gắn bó thống nhất và được sắp xếp theo một trật tự nhất định.

Quy trình TCHĐN là một chỉnh thể thống nhất. Ở mỗi giai đoạn cụ thể (dạy hoặc học) các thành phần của nó (các giai đoạn, các khâu, các bước) phải được liên kết với nhau theo một logic chặt chẽ. Đồng thời, các yếu tố đứng sau như là sự kế tục, hoàn thành chức năng, là sự hiện thực hóa của các yếu tố đứng trước. Nếu thiếu vắng đi một trong các thành tố còn lại không thực hiện được nhiệm vụ của mình. Để đạt được điều đó cần xác định:

96

- Số lượng các giai đoạn, các bước, các thao tác vừa đủ để thực hiện hoạt động nhóm có kết quả.

- Nội dung của mỗi nhiệm vụ nhóm không quá phức tạp đảm bảo cho cả thầy và trò có thể thực hiện được với sự nỗ lực nhất định.

- Các yếu tố ấy phải được sắp xếp theo một cấu trúc tuyến tính, chặt chẽ hợp logic và gần giống với logic tự nhiên của hoạt động dạy và hoạt động học.

Các giai đoạn, các bước được sắp xếp theo một cấu trúc hợp logic sao cho chúng kế tục nhau, không chồng chéo, không lặp lại.

Các thành tố trong mỗi bước cần phải được phân giải và sắp xếp sao cho chúng có thể được kiểm soát một cách dễ dàng đến từng giai đoạn, từng bước cũng như từng thao tác.

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính cụ thể được coi là nguyên tắc quan trọng trong việc thiết lập quy trình TCHĐN cho HS trong DHLS. Bởi vì bản thân KTLS mang tính hệ thống, nghĩa là KTLS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trước nó sau nó và đồng thời với nó. Chính vì vậy nó đòi hỏi chúng ta trong quá trình DHLS phải luôn hướng dẫn cho HS tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện để làm sáng tỏ sự kiện lịch sử. Một sự kiện lịch sử luôn luôn là kết quả của sự kiện trước đồng thời lại là nguyên nhân của sự kiện sau, đồng thời nó có mối liên hệ chặt chẽ với các sự kiện cùng thời. Đặc biệt các em được phát triển tư duy lôgic, liên kết, đánh giá các sự kiện.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 94 - 96)