7. Bố cục của luận án
4.2.2. Vận dụng linh hoạt, khoa học quy trình TCHĐN
Quy trình dạy học được hiểu là tổng hợp các thao tác hoạt động của thầy và trò được tiến hành theo những trật tự hay logic nhất định nhằm đạt các mục tiêu dạy học. Trên cơ sở những khái niệm chung, chúng ta có thể hiểu quy trình học tập nhóm là quy trình dạy học, là trình tự các giai đoạn, các bước phản ánh, các thao tác kĩ năng trong quá trình tổ chức, điều khiển các nhóm thảo luận của GV theo một chu trình khép kín nhằm giúp HS hoàn thành mục tiêu học tập.
TCHĐN chỉ có thể đạt được kết quả tối ưu khi các hoạt động thảo luận được phân chia thành các giai đoạn, các bước sao cho chúng được kết nối với nhau theo một trật tự logic, biện chứng. Nó phản ánh đầy đủ đúng đắn tất cả những cách thức tổ chức, điều khiển quá trình thảo luận của GV và hướng vào người học, tác động đến HS để các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và hình thành thái độ thông qua hoạt động của mình.
Khác với một số môn chính như Toán, Văn, Ngoại Ngữ,… những môn học này có số lượng tiết học trên một tuần tương đối nhiều, trong khi đó môn Lịch sử chỉ có từ 1 đến 2 tiết trên một tuần. Hơn nữa, môn Lịch sử lại ít có các tiết bài tập, thực hành như các môn Toán, Hóa, Sinh,… Cho nên, GV Lịch sử ít có cơ hội tổ chức nhóm cho HS trong cả một tiết học. Thông thường trong mỗi một bài học Lịch
108
sử nhất định, GV sẽ lựa chọn một số nội dung có thể tổ chức học tập nhóm để thực hiện học tập nhóm. Vì thế, vấn đề đặt ra là GV phải rất lưu ý đến quy trình tổ chức học tập nhóm. Trong vòng 5 đến 10 phút, GV phải thực hiện hoàn chỉnh một quy trình học tập nhóm là một điều rất khó khăn đối với cả GV và HS. Có thể nói học tập nhóm trong dạy học Lịch sử chỉ tốt cả GV và HS đều thực hiện một cách bài bản quy trình tổ chức học tập nhóm một cách khoa học để đảm bảo chất lượng của hoạt động nhóm nhưng đồng thời cũng đảm bảo về mặt thời gian cho phép đối với mỗi hoạt động nhóm. GV đặc biệt chú ý khâu tổ chức về mặt thời gian không được lấn giờ sang các hoạt động dạy học khác trong giờ học lịch sử.
Công tác chuẩn bị:
Để khắc phục những khó khăn trên nhằm đảm bảo cho TCHĐN thành công, các GV lịch sử cần phải có sự chuẩn bị như sau:
- Nắm vững nội dung kiến thức: Đối với những GV có chuyên môn và kinh nghiệm thì đây không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, đối với GV trẻ thì đây cũng là một lưu ý cần thiết. Bởi khi đã TCHĐN cho HS, những đáp án mà nhóm đưa ra sẽ rất khó kiểm soát theo đáp án mà GV định sẵn, rất nhiều tình huống khác nhau giữa các nhóm được đưa ra, thậm chí là trái chiều nhau, lúc đó GV sẽ đóng vai trò giống như một quan tòa ở giữa để phân xử, giải đáp. Nếu GV không nắm chắc kiến thức, thuyết phục được các nhóm HS sẽ khiến các em thất vọng, chán nản và không tâm phục GV.
- Linh hoạt trong việc lựa chọn các dạng TCHĐN sao cho vừa phù hợp với nội dung KTLS vừa phù hợp với trình độ HS, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất.
- Dự kiến trước các tình huống, các phương án khác nhau khi TCHĐN trên lớp. - Xác định trước nhiệm vụ nhóm sẽ như thế nào? Các nhóm có chung nhiệm vụ hay mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau. Câu hỏi, bài tập cho nhóm là gì. Đặt mình vào vai HS để dự kiến xem câu hỏi khó hay dễ, các nhóm sẽ giải quyết nhiệm vụ như thế nào, GV sẽ phải hỗ trợ gì cho các nhóm?
- Dự kiến chia nhóm như thế nào? GV luôn phải tính toán trước sẽ chia nhóm như thế nào cho phù hợp với không gian lớp học và đặc thù của nội dung tiết
109
học. Nếu không có dự trù trước, khi tiến hành TCHĐN sẽ phát sinh những tình huống đáng tiếc.
Để TCHĐN hiệu quả, GV phải cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Sau khi kết thúc tiết học trước, GV nên yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước các nội dung kiến thức trọng tâm mà GV muốn TCHĐN cho HS. Yêu cầu các em chuẩn bị các dụng cụ học tập cần thiết để hoạt động nhóm như: Tranh, ảnh tư liệu lịch sử, bản đồ lịch sử, bút, giấy,…
Các bước tiến hành TCHĐN:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
- Hoạt động của GV:
+ GV nêu vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức cho HS.
+ Chia nhóm: GV chia lớp thành các nhóm, có thể chia nhóm theo bản, nhóm ngẫu nhiên hay chủ định phụ thuộc vào mục đích của việc tổ chức hoạt động nhóm.
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm: GV có thể giao việc bằng phiếu học tập hoặc viết rõ yêu cầu của các nhóm.
+ GV nêu vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức cho HS.
+ Chia nhóm: GV chia lớp thành các nhóm, có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chủ định phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm.
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ GV có thể giao việc bằng phiếu học tập hoặc viết rõ yêu cầu của các nhóm lên bảng. Tuỳ thuộc vào nội dung của bài học mà các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc mỗi nhóm đảm nhiệm một nhiệm vụ.
+ GV hướng dẫn cách làm việc cho mỗi nhóm: + Quy định rõ thời gian làm việc cho từng nhóm. + Nêu yêu cầu về cách thức làm việc của nhóm. + Nêu yêu cầu về cách thể hiện kết quả: viết, vẽ...
+ GV có thể hỏi xem HS đã hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm mình chưa?
110
+ Cả lớp chú ý lắng nghe
+ Theo chỉ định của GV từng HS nhận nhóm của mình. Nhóm hình thành + Các nhóm nhận nhiệm vụ
+ Nhóm chú ý ghi chép cẩn thận những quy định của GV + Nếu có thắc mắc chưa rõ có thể trao đổi với GV
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Hoạt động của GV
+ Phân công theo nhóm: GV chỉ định địa điểm cho mỗi nhóm, sau đó GV phân công công việc cho từng thành viên trong từng nhóm, một nhóm đầy đủ gồm các vai sau:
+ GV cần có sự định hướng cho nhóm chọn nhóm trưởng. Nhóm trưởng có vai trò rất quan trọng đối với việc thảo luận nhóm.
+ Nhóm trưởng là người dẫn dắt buổi thảo luận, tránh tranh cãi cá nhân và bảo đảm cho cuộc thảo luận đi đúng hướng. Nếu như nhóm trưởng nhanh nhẹn, năng động và có trình độ khá thì GV nhàn và hoạt động nhóm diễn ra thuận lợi. Ngược lại vai trò của nhóm trưởng mờ nhạt thì GV sẽ rất vất vả, HS trong nhóm sẽ mất trật tự hoặc đùn đẩy nhau trong công việc hoặc im lặng kéo dài.
+ Khi các nhóm hoạt động, GV luôn phải theo dõi, bám sát các hoạt động của từng nhóm. Tránh tình trạng để các nhóm đi quá xa chủ đề thảo luận.
+ Sẵn sàng trợ giúp cho các nhóm khi có yêu cầu. + Chú ý thời gian để nhắc nhở các nhóm.
+ Các nhóm về vị trí theo sự chỉ định của GV
- Hoạt động của HS
+ Người giữ thời gian có nhiệm vụ báo cáo cho cả nhóm biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua, để điều chỉnh thời gian cho hợp lý với nhiệm vụ được giao.
+ Nhóm trưởng: Có nhiệm vụ điều khiển nhóm.
+ Thư ký có nhiệm vụ ghi chép lại những câu trả lời hoặc ghi vắn tắt ý chính của cuộc thảo luận. Trước khi ghi thư kí phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều đã đồng ý.
111
+ Các thành viên khác trong nhóm cùng nhau thảo luận để tìm ra những ý tưởng hay, những kết luận chính xác của vấn đề cần thảo luận.
+ Các cá nhân trong nhóm làm việc độc lập rồi trao đổi, thảo luận với nhau. Nhóm trưởng tổng kết hoặc sắp xếp ý kiến của các thành viên trong nhóm để tạo thành ý kiến chung của nhóm, các ý kiến thảo luận sẽ được thư kí ghi lại.
+ Mỗi nhóm cử đại diện để trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, đánh giá nhóm, kết luận.
Như vậy, khi tiến hành thiết kế kế hoạch bài học, GV đã có sự sắp xếp, trình bày các ý tưởng để thiết kế các hoạt động dạy học trên lớp. Mục tiêu lớn nhất của GV khi dạy học đó là tiết dạy trên lớp sẽ thành công, mục tiêu bài học đạt kết quả cao. Kế hoạch thì như vậy nhưng khi triển khai những ý tưởng đó trong giờ dạy thực tế rất nhiều vấn đề không mong muốn đã xảy ra. Thực tế rất nhiều GV đã từng than phiền rằng ý tưởng thiết kế TCHĐN của tôi rất tốt nhưng khi dạy rất lộn xộn, không đúng theo quy trình, thậm chí nhiều GV trẻ không kiểm soát được giờ dạy nữa. Do đó, mục đích lớn nhất của biện pháp này là biến những ý tưởng mà GV thiết kế thành hiện thực nhằm nâng cao chất lượng TCHĐN.
Để đạt được mục đích quy trình TCHĐN là một chỉnh thể thống nhất, các khâu được liên kết với nhau theo một lôgic chặt chẽ, chúng ta cần chú ý.
- Số lượng các giai đoạn, các bước, các thao tác vừa đủ để thực hiện các hoạt động có kết quả.
- Nội dung của mỗi yếu tố không quá phức tạp đảm bảo cho cả thầy và trò có thể thực hiện được với sự nỗ lực nhất định.
- Các yếu tố phải được sắp xếp theo một cấu trúc tuyến tính, chặt chẽ hợp logic tự nhiên của các hoạt động dạy và học.
- Sự phân giải và sắp xếp các yếu tố trong quy trình sao cho có thể dễ dàng kiểm soát đến từng bước, từng thao tác.
Đặc biệt khi xây dựng quy trình TCHĐN, GV phải chú ý đến những đặc điểm, điều kiện và yêu cầu của thực tiễn.
112
- Phù hợp với trình độ, đặc điểm và năng lực của GV và HS khối THPT. Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp nói trên, chúng tôi đã tiến hành TNSP từng phần bài 10 "Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở
Tây Âu" (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) mục 2, “ Sự xuất hiện các thành thị trung đại” ở
lớp 10A1 Trường THPT Thái Nguyên do GV Nguyễn Hà Giang thực hiện. GV tiến hành TCHĐN theo giáo án mà chúng tôi soạn vừa đảm bảo tuân thủ quy trình nhưng đồng thời cũng có sự vận dụng linh hoạt, khoa học TCHĐN trong DHLS.
GV thực nghiệm chia lớp thành 8 nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 3-5 học sinh. Sau đó, GV yêu cầu trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ sau "Tại sao nói thành thị Tây Âu ra đời nó giống như một chất axít làm bào mòn nền kinh tế tự cung tự cấp". GV yêu cầu các nhóm thực hiện chung nhiệm vụ, thời gian thực hiện nhiệm vụ cho các nhóm là 4 phút.
Tiếp theo là bước các nhóm tổ chức hoạt động nhóm nhằm hoàn thành nhiệm vụ. Trước tiên các nhóm tiến hành phân chia nhiệm vụ cho các thành viên, cử ra nhóm trưởng, thư kí,… Tiếp đó, nhóm trưởng yêu cầu từng thành viên nhóm trình bày ý kiến của mình. Sau đó, nhóm trưởng sẽ yêu cầu nhóm trao đổi bàn bạc tìm ra ý kiến nhận được sự đồng thuận của nhóm.
Hết thời gian 4 phút, GV thực nghiệm yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm nhóm. Cuối cùng là bước GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. Qua quan sát giờ thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy các nhóm HS rất hào hứng khi tham gia học tập nhóm. Các nhóm đã phần nào đưa ra được những minh chứng xác đáng chứng minh luận điểm trên là đúng đắn. Kết quả học tập của các nhóm đã chỉ ra được những nét khác biệt cơ bản của nền kinh tế tự cung tự cấp ở lãnh địa và thành thị, chỉ ra được sự thay da đổi thịt của châu Âu phong kiến kể từ khi thành thị châu Âu xuất hiện. Các em đã chỉ ra được từ khi thành thị ra đời đã không còn tồn tại nền kinh tế tự cung tự cấp theo kiểu một người nông nô vừa làm bánh vừa dệt áo, vừa đánh giầy... tức là cần gì thì sản xuất ra cái ấy. Còn khi thành thị ra đời, sẽ có sự phân công lao động, có người chuyên làm nông nghiệp, có người chuyên làm thợ thủ công, sau đó họ tiến hành trao đổi sản phẩm làm ra,... như vậy
113
nền kinh tế hàng hoá giản đơn đã ra đời. Đời sống của thị dân đã thay đổi, các trường đại học lần lượt được xuất hiện,… Từ sự phân trích trên, HS đã chỉ ra rằng thành thị trung đại châu Âu lúc này như những bông hoa rực rỡ xuất hiện làm cho đêm trường trung cổ dần dần mất đi. Mặc dù, chất lượng của từng nhóm có khác nhau nhưng nhìn chung các nhóm đều đã bước đầu hoàn thành nhiệm vụ nhóm do GV thực nghiệm giao cho. Kết quả bài kiểm tra 10 phút (xem đề kiểm tra tại phụ lục 5) vào cuối bài học cho phép chúng tôi khẳng định, ưu thế thuộc về lớp thực nghiệm do lớp này số HS đạt khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao hơn so với lớp đối chứng ngược lại tỉ lệ HS đạt kết quả trung bình và yếu, kém của lớp đối chứng lại cao hơn lớp thực nghiệm, (Bảng 4.2). Kết quả này cũng cho phép chúng tôi kết luận biện pháp sư phạm mà chúng tôi đưa ra mang tính khả thi cao.
Bảng 4.2: Thống kê kết quả TNSP từng phần biện pháp 2 Lớp
(Số học sinh) Đơn vị
Kết quả thực nghiệm
Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
Thực nghiệm 10A4 (46 HS) Số bài 9 24 11 2 Tỉ lệ (%) 19,6 52,2 23,9 4,3 Đối chứng 10A5 (47HS) Số bài 6 20 16 5 Tỉ lệ (%) 12,8 42,6 34 10.6