7. Bố cục của luận án
3.1.3. Chủ đề Xã hội phong kiến
Nội dung 1: Trung Quốc phong kiến Về kiến thức:
- Giúp HS nắm được những nét chính về quá trình hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Những nét nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các thời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
- Nêu và phân tích những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: Nho giáo, sử học, văn học, kiến trúc, kĩ thuật…
Về tư tưởng:
Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
63
Quý trọng các di sản văn hóa, đánh giá được những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam.
Về kĩ năng:
Phát triển tư duy phân tích, khái quát hóa.
Hình thành kĩ năng học tập nhóm, kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử. Nội dung 2: Ấn Độ phong kiến
Về kiến thức:
- Giúp HS trình bày được những nét chính về sự hình thành, phát triển quốc gia phong kiến Ấn Độ: Ấn Độ thống nhất và vương triều Gúp-ta. Sự chinh phục của người Hồi giáo lập nên vương triều Đê-li. Những chính sách tích cực của A-cơ-ba.
- Nêu được văn hóa truyền thống Ấn Độ, tôn giáo, nghệ thuật, chữ viết.
Về tư tưởng:
Nhận thức được những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Đây là cơ sở để tăng cường mối liên hệ thân tình, thân thiện lẫn nhau giữa hai nước.
Tôn giáo luôn khuyên con người ta hướng thiện.
Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng học tập nhóm, biết chia sẻ thông tin, kĩ năng trình bày vấn đề lịch sử trước tập thể.
Biết so sánh để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của hai vương triều ở Ấn Độ.
Nội dung 3: Các nước Đông Nam Á
Về kiến thức:
- Giúp HS nắm được sự hình thành các quốc gia, cổ đại Đông Nam Á (điều kiện tự nhiên, sự gia đời của các quốc gia cổ đại, đôi nét về tình hình chính trị, xã hội…)
- Phân tích được quá trình phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
64
- Các chặng đường lịch sử và những thành tựu văn hóa truyền thống đặc sắc của Campuchia và Lào.
Về tư tưởng:
Giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng khái quát hóa sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.
Kĩ năng lập bẳng thống kê về quá trình phát triển phát triển của các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kì.
Hình thành kĩ năng học tập nhóm cho HS. Nội dung 4: Tây Âu thời trung đại
Về kiến thức:
- Giúp HS trình bày quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng.
- Hiểu biết về lãnh địa phong kiến, các quan hệ chính trong xã hội phong kiến Tây Âu.
- Trình bày quá trình ra đời, phát triển của thành thị trung đại Tây Âu, sự phát triển của kinh tế hàng hóa, những phát kiến lớn về địa lí.
- Nêu được sự nảy sinh của phương thức sản xuất TBCN ở Tây Âu, những biến đổi trong xã hội.
- Trình bày về phong trào văn hóa Phục Hưng, cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa).
Về tư tưởng:
Giúp HS đánh giá được công lao của các nhà phát kiến địa lí, trân trọng những giá trị văn hóa của nhân loại thời kì Phục Hưng.
Cảm phục tinh thần đấu tranh trong trận tuyến đấu tranh chống lại chế độ phong kiến.
Thấy được mặt trái của CNTB ngay từ giai đoạn tích lũy nguyên thủy tư bản.
65
Kĩ năng phân tích, đánh giá về sự ra đời của CNTB, lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lí.
Kĩ năng sử dụng và khai thác tranh ảnh, bản đồ. Rèn kĩ năng học tập nhóm.
Như vậy, sau khi học xong phần lịch sử này, về kiến thức HS cần trình bày và
phân tích được những đặc trưng của 3 hình thái kinh tế xã hội đó là xã hội nguyên thủy đến xã hội cổ đại và xã hội phong kiến. Tiếp đó, cần giáo dục cho HS tinh thần yêu lao động, biết trân trọng những di sản văn hóa do cha ông để lại, đồng thời biết lên án sự bóc lột trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Thông qua học phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI, HS sẽ được hình thành các kĩ năng sử dụng và khai thác bản đồ, đồ dùng trực quan, tranh ảnh,… Phát triển tư duy so sánh, phân tích, óc so sánh,… Đặc biệt, còn rèn cho HS thành thạo kĩ năng học tập nhóm trong học tập lịch sử.