7. Bố cục của luận án
4.2.4. Tổ chức hiệu quả các phương pháp báo cáo kết quả học tập nhóm
TCHĐN giống gần giống như dạy học dự án, khi chuẩn bị TCHĐN, GV đã phải định hướng sản phẩm sẽ như thế nào. Sau một thời gian hoạt động nhóm tích cực, mỗi nhóm đã tạo ra được sản phẩm của mình. Vì vậy, việc tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả là thực sự cần thiết, giúp các em công bố sản phẩm của nhóm mình. Nếu GV bỏ qua khâu này thì việc ganh đua, tính sôi nổi thích khẳng định mình của HS sẽ không phát huy được.
Trong toàn bộ quy trình tổ chức dạy học nhóm thì khâu báo cáo sản phẩm nhóm là khâu cuối cùng, kết thúc một chuỗi các hoạt động nỗ lực không ngừng của nhóm HS. Nếu so sánh với quy trình sản xuất thì khâu báo cáo kết quả học tập nhóm chính là khâu tạo ra sản phẩm cuối cùng của dây chuyền sản xuất. Trong thực tế sản xuất, đã có rất nhiều dây truyền được đầu tư công nghệ cao mặc dù đã hoạt động hết công suất nhưng sản phẩm tạo ra lại không được thị trường chấp nhận. Vì
119
thế, sản phẩm là khâu rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của quy trình sản xuất. Dây truyền sản xuất chỉ thành công khi sản phẩm của nó được thị trường chấp nhận, muốn vậy sản phẩm đó phải vừa có chất lượng cao nhưng đồng thời phải có kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc đẹp. Do đó, kết quả của hoạt động báo cáo sản phẩm của nhóm sẽ quyết định trực tiếp, quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của nhóm học tập. Dù cả nhóm có nỗ lực bao nhiêu để thực hiện nhiệm vụ nhóm nhưng đến khâu cuối cùng nhóm báo cáo không thành công thì nhóm sẽ thất bại so với các nhóm khác trong lớp.
Để làm tốt khâu này, GV cần tổ chức như sau:
* Đại diện nhóm báo cáo:
+ Có thể để nhóm tự cử đại diện báo cáo: Thông thường các nhóm thường chọn bạn có khả năng nói lưu loát, dễ nghe, thông minh, học giỏi để thay mặt nhóm báo cáo. Đại diện báo cáo thường là nhóm trưởng hoặc thư kí.
+ Có thể GV trực tiếp chỉ định người báo cáo. Bởi vì nếu GV duy trì tình trạng cho các nhóm tự cử đại diện báo cáo sẽ dẫn đến hậu quả là trong lớp chỉ có một số bạn chuyên nói do có nhiều ưu điểm, các bạn còn lại ỉ nại, không chịu tập nói và thể hiện trước đám đông. Khi GV chỉ định sẽ buộc các em phải cố gắng ghi chép, lắng nghe trong suốt quá trình hoạt động nhóm, không có tư tưởng dựa dẫm và đặc biệt là rèn cho các em tự tin nói trước đám đông.
* Hình thức báo cáo: GV hướng dẫn cho các em thành thạo một số cách
thức báo cáo đạt hiệu quả như:
- Sử dụng đồ dùng trực quan: như tranh, ảnh nhân vật lịch sử, bản đồ, sơ đồ
các tình huống liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử,… để minh họa cho nội dung bài báo cáo của nhóm mình.
Cách sử dụng đồ dùng trực quan gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của các nhóm bạn và GV.
+ Giúp người báo cáo định hướng tốt nội dung báo cáo. + Giảm thời lượng nói, không phải giải thích dài dòng.
120
+ Làm cho thông tin của bài báo cáo trở nên rõ ràng, có thể giúp các bạn khác trong các nhóm dễ tiếp thu, dễ nhớ.
+ Mô tả những luận điểm, những nội dung trình bày của bài báo cáo. + Làm thay đổi bầu không khí của lớp học.
Tác dụng của trực quan hóa:
+ Thời gian trình bày báo cáo được rút ngắn hơn song hiệu quả lại cao.
+ Tạo được không khí thoải mái trong lớp học, giảm bớt sự nhàm chán, căng thẳng. + Dễ dàng sử dụng kết hợp với các PPDH đặc biệt là phương pháp thuyết trình. Đặc trưng của KTLS là đề cập đến những sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, vì vậy ngoài việc dùng lời để miêu tả, tường thuật nhằm làm sống dậy quá khứ, thì các hình ảnh sẽ hỗ trợ rất tốt cho phương pháp thuyết trình. KTLS sẽ được tái hiện lại một cách sinh động, chân thực, sống động trong óc HS.
+ Kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của người học. TCHĐN có ưu thế hơn so với hình thức học tập cá nhân và học tập toàn lớp chính ở chỗ, sản phẩm báo cáo kết quả của các em. Với những nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra, có thể với những HS có học lực giỏi các em cũng có thể tự tìm ra được đáp án mà không cần tới sức mạnh của nhóm, nhưng phần báo cáo kết quả chắc chắn một mình cá nhân HS đó không thể có cách báo cáo tốt nếu không có sự hỗ trợ của nhóm bạn. Sau khi tìm ra câu trả lời của bài tập, nhiệm vụ quan trọng tiếp theo của các nhóm học tập chính là báo cáo kết quả của nhóm mình. Trong học tập nhóm, yếu tố ganh đua giữa các nhóm sẽ có tác dụng kích thích các em cùng cố gắng nâng cao thành tích của nhóm bằng cách cạnh tranh lành mạnh. Như vậy, muốn nhóm mình vượt trội hơn nhóm khác bắt buộc các em phải chú ý trau chuốt, đầu tư vào khâu báo cáo. Việc tìm các hình ảnh để minh họa cho phần trình bày kết quả của nhóm sẽ góp phần nâng cao mục tiêu của DHLS. Ngoài việc các em nắm được KTLS, các em còn biết vận dụng nó vào cuộc sống. Đặc biệt thông qua sản phẩm báo cáo bằng phương pháp trực quan còn góp phần phát triển toàn diện các kĩ năng. Đây chính là đích cần đạt mà GD Việt Nam hiện nay cần hướng tới cho HS THPT.
121
+ Khuyến khích tính chủ động, tích cực tham gia học tập của người học. Với hình thức báo cáo sản phẩm, chúng ta thấy rõ ràng, HS có cơ hội để tham gia một cách tích cực. Phần báo cáo là khâu phát huy tối đa nhất sức mạnh của tập thể nhóm. HS có một số ưu điểm về khả năng ăn nói lưu loát, giọng nói truyền cảm, vẻ mặt biểu cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát,... thì sẽ được nhóm cử là người thuyết trình báo cáo sản phẩm của nhóm. Bạn khác có khả năng vẽ tranh, ảnh, bản đồ,... sẽ được chọn là người thiết kế sản phẩm minh họa cho bài thuyết trình. Để có sự thành công của bài báo cáo còn đòi hỏi nội dung bài báo cáo phải khúc triết, đúng và đủ ý, khớp với hình ảnh, như vậy nhóm lại phải cử người viết bài, thường là bạn học Văn và Lịch sử phải giỏi,... Những bạn còn lại trong nhóm phải cắt cử nhau, bạn thì thu thập tài liệu, bạn khác lại lo chuẩn bị giấy, bút, các dụng cụ cần thiết hỗ trợ cho bài báo cáo, có bạn chuyên chỉnh sửa, góp ý cho các bạn khi tập báo cáo. Các cá nhân được phân công chuẩn bị cho báo cáo của nhóm phải được phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau thì kết quả của nhóm mới tỉ lệ thuận và nâng cao chất lượng được.
+ Tăng khả năng tiếp nhận và mức độ nhớ thông tin của người nghe báo cáo. “Lời nói gió bay”, các cụ ta xưa đã đúc rút kinh nghiệm không sai. Khi các nhóm báo cáo, nếu như người báo cáo từ đầu đến cuối chỉ nói chay thì chắc chắn lượng thông tin mà người nghe thu được sẽ bị rơi mất một phần, chưa kể bài báo cáo buồn tẻ, thiếu hấp dẫn khiến người nghe không chú ý tập trung, kiến thức thu được không được nhiều. Nhưng nếu bài thuyết trình hấp dẫn, cộng với hình ảnh minh họa đẹp sẽ tạo cho bài báo cáo một sức hút lớn với người nghe và như vậy bài báo cáo sẽ được tiếp thu một cách hiệu quả nhất, giúp mục tiêu của học nhóm đạt hiệu quả cao.
* Sơ đồ tư duy
Sau một thời gian nỗ lực làm việc nhóm, sản phẩm cuối cùng của nhóm đã có. Nhưng khâu cuối cùng là khâu thể hiện kết quả đó như thế nào lại là khâu khó. Ngoài việc lựa chọn bạn có khả năng diễn đạt, nói hay, thì nhóm còn phải trình bày ý kiến của nhóm sao cho logic, lập luận chặt chẽ, dễ hiểu,… Để làm tốt báo cáo HS có thể nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng sơ đồ tư duy vào trong buổi báo cáo của nhóm mình.
122
kiệm thời gian rất nhiều bởi sơ đồ tư duy chỉ bao gồm những từ khóa, các ý được trình bày có hệ thống. Đây là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Cơ chế hoạt động của Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau do đó các nhóm HS nên sử dụng kĩ thuật này nhằm nâng cao chất lượng của bài báo cáo.
Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp bài báo cáo:
- Trình bày các ý tưởng của nhóm một cách sáng tạo, sinh động. - Tiết kiệm được thời gian báo cáo.
- Giúp GV và các thành viên trong lớp thuộc nhóm khác ghi nhớ tốt, dễ truyền tải thông tin vào bộ não của người nghe.
- Phát triển được tư duy lôgic, trường liên tưởng.
Để báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình một cách có hiệu quả, các nhóm phải xác định sản phẩm của nhóm không thể chỉ đọc cho các nhóm khác và GV nghe mà phải trình bày ý tưởng sao cho mạch lạc, thu hút. Cách tốt nhất cho báo cáo chính là các nội dung báo cáo được cụ thể hóa thông qua các dụng cụ trực quan. Vì đây là cách báo cáo rất hấp dẫn, có khả năng thu hút người nghe, giúp người nghe ghi nhớ kiến thức một cách hữu hiệu. Cách báo cáo này sẽ chứng tỏ tư duy của nhóm học tập đã đạt ở mức độ cao, chứ không dừng lại ở mức độ biết.
Nếu chỉ dừng lại ở việc đọc thì mức độ nhớ đạt 10%, chỉ nghe đạt 20%, nhưng nếu cộng thêm nhìn thì mức độ người học nhớ lâu, nhớ sâu có thể đạt tới 50- 60%. Đây là mục đích của việc dạy học, GV bao giờ cũng mong muốn HS nhớ lâu, hiểu sâu bài học. Do đó, nếu các nhóm HS khi tiến hành bước báo cáo kết quả của nhóm mình bằng kĩ thuật trực quan sẽ là một điều đáng hoan nghênh, GV nên động viên, cổ vũ, hướng dẫn để các em thuần thục kĩ thuật này và sử dụng nó một cách thường xuyên.
123
Như vậy, khi các nhóm sử dụng những phương pháp trên để báo cáo sản
phẩm nhóm thì chắc chắn sản phẩm nhóm sẽ giàu tính sáng tạo, tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân. Ngoài ra, kết quả sản phẩm nhóm là kết quả của quá trình các thành viên nhóm đã chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Khi đã có sản phẩm chung của cả nhóm thì mối quan hệ của các thành viên trong nhóm sẽ càng đoàn kết hơn trong nhóm. Các thành viên sẽ có điều kiện để cống hiến hết mình vì nhiệm vụ học tập cần đạt tới. Do đó, học nhóm sẽ cải thiện quan hệ giữa các HS với nhau, tạo cho lớp học một bầu không khí tin cậy và khuyến khích hơn.
Hơn nữa, thông qua báo cáo sản phẩm nhóm sẽ có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt một vấn đề lịch sử, các kỹ năng giao tiếp cá nhân như: nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo và khả năng hợp tác, tương hỗ giúp HS tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Đồng thời, khâu báo cáo kết quả học tập của nhóm còn giúp HS hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức, phát triển kĩ năng xã hội.
Khi thực hiện báo cáo sản phẩm nhóm, các nhóm cần lưu ý:
- Dành thời gian chuẩn bị kĩ cho các công cụ trực quan hoặc sơ đồ tư duy. - Trực quan hóa những nội dung, thông tin quan trọng. Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.
- Hình ảnh đơn giản, màu sắc có định hướng phù hợp với chủ đề. - Hình ảnh, bảng biểu được trình bày theo thứ tự trình bày.
- Các hình ảnh, bảng biểu cần được sắp xếp ở vị trí dễ quan sát nhất.
- Lựa chọn phương tiện phù hợp để có thể treo, ghim, dán tranh ảnh, hình vẽ,... - Chữ viết và hình ảnh đủ lớn để cả lớp có thể nhìn thấy dễ dàng.
Để kiểm nghiệm tính khả thi của biện pháp nói trên, chúng tôi đã tiến hành TNSP từng phần bài 5 "Trung Quốc thời phong kiến" mục 4, “Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến” ở lớp 10A5 Trường THPT huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc do GV Phùng Thị Phương Dung thực hiện. Để HS nắm chắc kiến thức lịch sử về thành tựu văn hóa Trung Quốc, GV thực nghiệm đã tiến hành TCHĐN khi dạy phần này.
GV thực nghiệm chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm gồm 8 HS, các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ: Hãy trình bày những thành tựu của văn hóa Trung Quốc
124
và cho biết nhân dân ta đã tiếp thu nền văn hóa ấy như thế nào? Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ trong vòng 5 phút. GV thực nghiệm yêu cầu các nhóm phải báo cáo sản phẩm của mình bằng sơ đồ tư duy. Sau khi các nhóm tự hoàn thiện sản phẩm của nhóm, giai đoạn cuối cùng của quy trình này chính là khâu báo cáo kết quả của các nhóm. Từng nhóm lần lượt dán sản phẩm của nhóm mình là sơ đồ tư duy lên bảng và cử người trình bày phương án trả lời của nhóm.
Nhìn chung, qua quan sát giờ dạy, chúng tôi nhận thấy ngoài việc các nhóm đã đạt được mục tiêu về kiến thức tức là các em đã trình bày được chính xác các thành tựu văn hóa Trung Quốc. Đặc biệt, các em còn chứng minh được là nhân dân Việt Nam ta mặc dù bị ách cai trị của một nghìn năm Bắc thuộc nhưng chúng ta không bị đồng hóa. Chúng ta đã chủ động tiếp thu một cách có chọn lọc những thành tựu của văn hóa Trung Quốc để làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam. Tiếp đó, các em còn được rèn luyện về khả năng diễn đạt, khả năng trình bày các ý tưởng của cá nhân, rèn luyện trí tưởng tượng, tư duy logic, tác phong nhanh nhẹn. Đồng thời, qua học tập nhóm tinh thần đoàn kết với nhóm bạn và niềm tự hào dân tộc của các em được tăng lên.
Chúng tôi đã tiến hành cho HS kiểm tra 10 phút vào cuối giờ (đề kiểm tra xem phụ lục 5). Kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở bảng 4.4, cho phép chúng tôi kết luận biện pháp mà chúng tôi đưa ra có tính khả thi.
Bảng 4.4: Thống kê kết quả TNSP từng phần biện pháp 4 Lớp
(Số học sinh) Đơn vị
Kết quả thực nghiệm
Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
Thực nghiệm 10A5 (40 HS) Số bài 7 16 14 3
Tỉ lệ (%) 17,5 40 35 7,5
Đối chứng 10A6 (41HS) Số bài 5 12 16 8
125