Những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới GD PT

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 30 - 32)

7. Bố cục của luận án

2.1.1.Những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới GD PT

Hiện nay, GD nước ta phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về GD đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền GD trên thế giới.

Yêu cầu phải đối mới, phải chấn hưng nền GD Việt Nam được nêu rất rõ trong các văn kiện của Đảng và được cụ thể hóa qua Luật GD của Việt Nam.

Ở nước ta, trong quá trình cải cách GD – đào tạo, mục tiêu, chương trình, nội dung GD – đào tạo đã thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, những thay đổi về

31

chuyên môn còn quá ít, quá chậm. Phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong các trường học chủ yếu là thuyết giảng có tính chất áp đặt của thầy, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của trò. Sự chậm trễ đổi mới PPDH ở THPT là trở ngại lớn cho việc thực hiện mục tiêu GD mà Đảng ta đã đề ra là đào tạo “người lao động tự chủ năng động, sáng tạo”. Để khắc phục tình trạng này, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) trang 216, NXB Chính trị Quốc gia tiếp tục khẳng định để đổi mới căn bản và toàn diện GD, đào tạo cần “thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng GD, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng GD toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo lí, lí tưởng, GD truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống và năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành và tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỉ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền GD quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển GD.

Điều 28.2. Luật GD đã được sửa đổi bổ sung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2010, quy định: “Phương pháp GD PT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”[50,18].

32

Tiếp đó, tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển GD 2011-2020”. Quan điểm chỉ đạo phát triển GD của Đảng ta khẳng định phát triển GD phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển GD. Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với GD, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển GD phổ cập và các đối tượng đặc thù.

Được biết, hiện nay Bộ GD và Đào tạo đang đẩy mạnh việc tiến hành nghiên cứu xây dựng chương trình và viết SGK để áp dụng đại trà từ 2015 nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam trong đó có đổi mới nội dung, PPDH và kiểm tra đánh giá. Thực hiện Luận án này, tác giả muốn góp phần hiện thực hóa chủ trương đổi mới của Đảng, nhà nước, Bộ GD và Đào tạo.

Hiện nay, GD phổ thông ở nước ta đang từng bước tiến hành đổi mới theo định hướng của Đảng và của Bộ GD và Đào tạo. Tuy nhiên, sự đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo chỉ thực sự có ý nghĩa và mang tính khả thi khi được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các cách tổ chức dạy học. Nói cách khác, là phải tạo ra được các cách tổ chức dạy học phong phú có đủ khả năng để thể hiện và chuyển tải những nội dung và phương pháp đang ngày càng hoàn thiện. TCHĐN là một cách tổ chức dạy học hiệu quả, có thể giải quyết phần nào những định hướng mà Đảng, Bộ GD và Đào tạo đang quyết tâm thực hiện.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 30 - 32)