Xác định đúng nhiệm vụ học tập để thiết kế các loại bài tập khi tiến

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 100 - 107)

7. Bố cục của luận án

4.2.1.Xác định đúng nhiệm vụ học tập để thiết kế các loại bài tập khi tiến

TCHĐN

Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV xác định nhiệm vụ TCHĐN cho HS. Lưu ý GV chỉ TCHĐN đối với những nhiệm vụ học tập tương đối phức tạp, khó đối với đa số HS trong lớp, những nhiệm vụ đòi hỏi sự huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết của nhiều người, hoặc cần tổ chức cho HS tranh luận, thảo luận về một vấn đề mà HS còn có nhiều cách hiểu khác nhau, đa dạng các ý kiến, v.v...

Hiện nay trong DHLS ở trường THPT, GV hầu như chưa biết cách chế biến những nội dung KTLS cần phải phân tích, bình luận, đánh giá thành các bài tập, các nhiệm vụ, các tình huống dạy học (tình huống có vấn đề) sao cho có thể kích thích được hứng thú và tính tích cực, tự giác tham gia của mỗi HS trong nhóm. Đó là điều không hề đơn giản đối với mọi bài học và không hề dễ dàng đối với GV Lịch sử, kể cả những GV đã có thâm niên công tác lâu năm.

Dạy học nhóm là một quá trình phức tạp, thay vì những bài thuyết giảng GV phải đặt HS trước các tình huống dạy học tổ chức và điều khiển HS tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính các hành động của mình, bằng sự hợp tác và trao đổi với bạn với thầy. Để làm được điều đó bản thân mỗi GV cũng cần được huấn luyện và đào tạo về cách tạo ra các bài tập nhận thức nhằm nâng cao tư duy logic của HS thông qua TCHĐN. Để TCHĐN mang lại hiệu quả dạy học cao thì trước hết GV phải có khả năng thiết kế các nhiệm vụ học tập cho HS và giao cho các nhóm thảo luận. Các nhiệm vụ học tập đó chính là các nội dung bài học được chế biến thành các modul dạy học và phản ánh nó dưới dạng các bài tập, các vấn đề, các tình huống dạy học. Tuy nhiên, khả năng này ở nhiều GV còn hạn chế.

101

Trong thực tế DHLS hiện nay, đã và vẫn đang tồn tại hiện tượng GV lịch sử giao nhiệm vụ cho các nhóm một cách tùy tiện mà chưa có sự cân đối với từng nội dung bài học lịch sử. Do đó, hiệu quả của TCHĐN chưa cao.

TCHĐN trong DHLS là một trong những hoạt động rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử, tuy nhiên để TCHĐN thành công đòi hỏi GV phải căn cứ vào mục tiêu của bài học lịch sử để xác định những nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Trên cơ sở nội dung kiến thức cơ bản đã xác định GV mới đề ra cách thức của nhiệm vụ nhóm. Khi tiến hành TCHĐN, GV có thể yêu cầu tất cả các nhóm cùng thực hiện chung một nhiệm vụ hoặc cũng có thể là mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng bài học chứ không do ý muốn chủ quan của GV.

Để xác định đúng nhiệm vụ TCHĐN, GV cần:

- Căn cứ vào mục tiêu của từng bài học lịch sử cụ thể. Bởi vì, trong tất cả 12 bài phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến thế kỉ XVI, mỗi bài sẽ có mục tiêu khác nhau, không có bài nào giống bài nào. Cho nên, đối với mỗi bài học lịch sử GV cần phải xác định rõ mục tiêu của bài đó, trên cơ sở đó, GV mới có thể có những căn cứ để xác định mục tiêu của TCHĐN trong bài.

- Căn cứ theo chuẩn kỹ năng: Chuẩn kĩ năng là những quy định tối thiểu kiến thức mà HS phải đạt được. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế GV vẫn có thể điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt, đối với các trường chuyên, lớp chọn hoặc các trường ở thành phố, GV trên cơ sở chuẩn kiến thức có thể nâng cao hơn chuẩn. Từ việc xác định chuẩn kiến thức, GV sẽ xác định được mục tiêu của TCHĐN nhằm đạt được là gì và lưu ý mục tiêu đó phải phù hợp.

- Căn cứ vào bài viết của SGK, có thể khẳng định SGK luôn luôn là tài liệu tham khảo chính của HS. Vì thế, trên cơ sở nghiên cứu kĩ nội dung của SGK, GV nên xác định mục tiêu của hoạt động nhóm phù hợp với SGK, tránh đưa ra mục tiêu mà không liên quan đến nội dung của SGK. Khác với HS nước ngoài ngay tại lớp HS có một tủ tài liệu liên quan đến nội dung môn học nên GV có thể đưa ra rất nhiều nội dung thảo luận nhóm ngoài SGK. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu có những

102

nội dung kiến thức quan trọng ngoài SGK, GV nên phô tô sẵn tài liệu phát cho các nhóm. Hoặc phải chỉ cho các em địa chỉ website có liên quan đến nội dung bài học từ tiết trước để các em chuẩn bị nghiên cứu trước ở nhà.

Khi TCHĐN phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI, GV có thể xây dựng các nhiệm vụ sau:

- Xác định bản chất của biến cố hay hiện tượng lịch sử.

+ Nêu mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, từ đó rút ra nguyên nhân, ý nghĩa của sự kiện, phát hiện ra mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng để nhìn rõ bản chất của chúng.

+ Xác định bản chất của sự kiện, hiện tượng mới trên cơ sở sự kiện, hiện tượng đã học.

+ Nêu lên tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kỳ lịch sử để giúp HS hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống nhất và tính đa dạng, phong phú, cụ thể lịch sử.

- Bài tập nhằm hình thành khả năng đánh giá bằng cách yêu cầu HS phân tích, lý giải, nhận xét sự kiện, hiện tượng.

+ Đánh giá về vai trò của các cá nhân trong lịch sử.

+ Đánh giá sự kiện: phân tích, nêu ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, nêu tính chất. + Đánh giá về các hoạt động sản xuất, vận dụng khoa học kĩ thuật.

- Bài tập nhằm rèn luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học để hiểu kiến thức mới.

Dạng bài giải thích rất thích hợp với tổ chức học tập nhóm. Vì giải thích với

ai đó về điều gì đó là một hoạt động nhận thức – một hoạt động cấp cao. Bởi nó không chỉ đòi hỏi sự tiến hành mô tả đơn giản điều gì đó hay tóm tắt lại sự giải thích được ghi nhớ trước đó mà nó đòi hỏi một sự giải thích tập trung vào câu hỏi tại sao và như thế nào. Sự giải thích ở cấp độ cao với những người khác kích thích một quá trình nhận thức của người giải thích. Học tập nhóm trong dạy học lịch sử, các bài tập giải thích giúp các em HS:

103

- Làm sáng tỏ sự hiểu biết của HS về hiện tượng đó.

- Suy nghĩ và trình bày kiến thức đó với các cách thức khác nhau - Đánh giá kiến thức hiện có của HS về tính chính xác và những thiếu sót.

- Tư duy phân tích về kiến thức lịch sử để tạo mối liên kết giữa hiện tượng đang được giải thích và kiến thức trước.

- Sáp nhập và tổ chức lại kiến thức đó.

Một trong những lí do giải thích loại bài tập nhận thức có ưu thế trong việc TCHĐN vì các thành viên của nhóm là người giải thích là người tham gia vào cả quá trình nhận thức liên quan đến giải thích đó. Tiếp thu những lời giải thích, giúp những HS khác trong nhóm bổ sung các thiếu sót, làm sáng tỏ và tổ chức lại kiến thức hiện có và tái hiện lại kiến thức đã được giải thích.

Trong suốt 12 bài về lịch sử từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI, có thể nói rất nhiều lượng kiến thức đòi hỏi người học phải có sự lí giải về bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vật,… lịch sử. Chẳng hạn, HS ngoài việc biết những sự kiện lịch sử diễn ra trong suốt thời gian này, HS cần phải đạt đến mức độ nắm chắc và hiểu kiến thức, muốn vậy các em cần phải biết giải thích những kiến thức lịch sử như: Tại sao việc phát minh ra lửa của người nguyên thủy lại được so sánh với việc phát minh ra máy hơi nước ở thời kì cận đại? Vì sao tư hữu xuất hiện? Tư hữu xuất hiện đã tác động như thế nào đến xã hội nguyên thủy? Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi? Tiếp đó khi học về các quốc gia cổ đại các em phải giải thích được thế nào là thành bang? Vì sao ở Địa Trung Hải xuất hiện tổ chức thành bang? Tiếp đó, HS còn phải giải thích được các khái niệm chủ yếu trong bài học như: Bình dân, nô lệ, thành bang, dân chủ chủ nô. Tiếp đó, các em phải lí giải nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của các nhà nước cổ đại Hi Lạp, Rôma. Có thể khẳng định, bất cứ một bài học lịch sử nào cũng nảy sinh những vấn đề lịch sử yêu cầu HS phải lí giải và đây chính là nhiệm vụ mà GV nên giao cho các nhóm HS tìm hiểu và tìm ra câu trả lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

104

Mỗi một cá nhân khi nghiên cứu lịch sử không phải lúc nào họ cũng đưa ra những nhận xét giống nhau khi nhận định, đánh giá về một sự kiện, một nhân vật hay một thời đại lịch sử nào. Vì vậy khi học lịch sử, được tiếp cận với nhiều luồng ý kiến khác nhau đó, HS sẽ phải có những lập luận của cá nhân để bảo vệ ý kiến mà mình cho là đúng. Vì thế, trong DHLS, bài tập chứng minh là một dạng bài tập đặc biệt thích hợp với TCHĐN, mang lại hiệu quả cao. Khi các nhóm HS làm sáng tỏ một nhận định về một sự kiện, hiện tượng hoặc một nhân vật lịch sử nào đó thì mức độ hiểu về vấn đề lịch sử đó sẽ tăng lên, kiến thức lịch sử mà các em nắm được sẽ không chỉ dừng ở mức độ biết mà tăng lên ở mức độ hiểu và đánh giá, vận dụng. Ngoài ra, dạng bài tập này còn giúp HS biết cách dùng những lập luận chặt chẽ, dùng những dẫn chứng thuyết phục từ những nội dung kiến thức đã được học và đọc thêm để đưa vào câu trả lời của nhóm mình.

Bài tập so sánh:

Để HS yêu thích và say mê với bộ môn lịch sử GV nên kích thích và tạo ra sự hứng thú của các em với môn học này bằng cách yêu cầu các em so sánh một số sự kiện, nhân vật lịch sử với nhau. Lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI có rất nhiều nội dung lịch sử có những nét tương đồng và khác biệt vì thế GV có thể chế biến ra rất nhiều những nhiệm vụ yêu cầu so sánh như: So sánh sự giống

và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đêli với Vương triều Ấn Độ Môgôn. So

sánh thành thị trung đại châu Âu với các thành thị trung đại phương Đông. So sánh sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị ở Tây Âu thời trung đại. Hoặc GV cũng có thể giao nhiệm vụ sau: Trên cơ sở những hiểu biết về thành tựu văn hóa của Lào và Campuchia, hãy chỉ ra mối tương đồng của hai nền văn hóa này? So sánh điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc.

Dạng bài so sánh giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử hoặc giữa các nhân vật lịch sử là một dạng bài luôn gây được sự hứng thú học tập và kích thích được tư duy của HS trong việc tìm ra mối liên hệ, tìm ra được những điểm giống và khác nhau. Thông qua tổ chức học tập nhóm, khi tất cả các thành viên trong nhóm cùng chung

105

sức, đồng lòng để tìm ra câu trả lời cho bài tập so sánh, thì chất lượng của câu trả lời của nhóm sẽ tăng cao.

Dạng bài phân tích:

Với dạng bài phân tích, GV cần lưu ý đây không phải là câu hỏi đơn thuần yêu cầu HS chỉ cần liệt kê mấy ý đã có sẵn trong SGK mà phải trên cơ sở thảo luận, nhận xét, đánh giá thì các em mới có thể tìm ra những đặc trưng cơ bản của một sự vật, hiện tượng lịch sử nào đó. Ngoài việc khắc sâu, nhớ lâu, hiểu kĩ, GV còn giúp HS thông qua nhóm học tập của mình hình thành phát triển các kĩ năng phân tích, đánh giá,…

Như vậy, trên cơ sở xác định đúng mục tiêu của TCHĐN GV mới có thể lựa chọn nhiệm vụ nhóm phù hợp, từ đó mới xác định được dạng TCHĐN phù hợp, lựa chọn cách thức chia nhóm hợp lí tạo cơ sở để thiết kế một quy trình TCHĐN tương ứng. Nếu không chú trọng khâu đầu tiên này, khi giao cho HS những nhiệm vụ hoạt động nhóm hoặc quá dễ hoặc quá khó, xa rời mục tiêu của bài học thì mọi công phu của GV và HS đầu tư cho TCHĐN sẽ không có kết quả. Việc TCHĐN như vậy lại mang tính hình thức.

- Nhiệm vụ nhóm được GV giao cho các nhóm phù hợp, sẽ kích thích được tính tích cực sáng tạo học tập của các em. Các em có cơ hội để trình bày, so sánh và đánh giá những kết luận, học thuyết, những lí luận trái chiều, những tranh cãi trái chiều được góp phần bởi nhiều cá nhân khác nhau và những bác bỏ cùng với một vài bằng chứng có sẵn (minh chứng).

TCHĐN thông qua sử dụng một số dạng nhiệm vụ nhóm sẽ có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt một vấn đề lịch sử, các kỹ năng giao tiếp cá nhân như: nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo và khả năng hợp tác, tương hỗ giúp HS tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Đồng thời, hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức, phát triển kĩ năng xã hội.

Nếu các nhóm thực hiện tốt các nhiệm vụ nhóm, sẽ giúp các em phát triển các kĩ năng:

106

- Khả năng tập trung vào các điểm chính, cốt lõi.

- Phân tích quan điểm của bạn và đáp lại một cách ngắn gọn.

- Chấp nhận quan điểm của người khác, nếu quan điểm đó là hợp lý.

Để kiểm chứng hiệu quả của biện pháp nêu trên, chúng tôi đã tiến hành TNSP từng phần bài 7 “Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ” tại lớp 10B Trường THPT Trần Phú (phường Liên Bảo thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc). Khi TCHĐN, GV dạy thực nghiệm Hà Thị Kim Dung đã chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ sau: So sánh sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đêli với Vương triều Ấn Độ Môgôn. Bài tập nhóm

này không chỉ yêu cầu HS nắm vững kiến thức về từng vương triều mà còn yêu cầu các em phải tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai vương triều này. Khi tiến hành thảo luận nhóm, các nhóm HS của lớp thực nghiệm đã tìm ra được điểm giống nhau của hai vương triều này là: Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài đến xâm chiếm và xây dựng nên. Hai triều đại đều áp bức và thống trị nhân dân Ấn Độ và do mâu thuẫn giai cấp, dân tộc cả hai triều đại này đều bị sụp đổ. Các nhóm đã phần nào chỉ ra được một số khác biệt về thời gian, về chính sách cai trị của hai triều đại này. Khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ nhóm do GV đưa ra, HS rất say sưa và thích thú thực hiện nhiệm vụ, các em biết tìm cách để liên kết ý kiến giữa các thành viên trong nhóm và tìm ra câu trả lời. Như vậy, ngoài việc nắm vững kiến thức lịch sử, bài tập trên đã rèn cho các em kĩ năng hợp tác trong học tập, kĩ năng trình bày ý kiến của mình, kĩ năng tranh luận,… Đây chính là mục tiêu mà giáo dục

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) (Trang 100 - 107)