- Đánh giá kết quả xa
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1.1.4. Đặc điểm thời gian từ khi có triệu chứng đến lúc nhập viện:
Theo bảng 3.3, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng đến lúc nhập viện là 8,8 tháng, thời gian khởi bệnh đến nhập viện dưới 6 tháng chiếm 37,4%, đặc biệt có đến 31,8% kéo dài trên 12 tháng. UMNVCY là u lành tính phát triển chậm, vị trí của u đặc biệt ở chỗ có nhiều thần kinh, mạch máu lớn và cuống tuyến yên bao xung quanh nên khi u phát triển lớn sẽ chèn ép trực tiếp vào thần kinh và gây nên các triệu chứng của dây thần kinh trước khi có triệu chứng của não. Nhưng vì ngoài triệu chứng này bệnh nhân không có biểu hiện gì khác nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý của mắt làm giảm thị lực. Bệnh nhân ở phía Nam có thói quen thường đi khám phòng mạch để đỡ mất thời gian chờ đợi và thuận lợi hơn trong sinh hoạt. Nhưng ở phòng mạch của bác sĩ tư lại không có những trang thiết bị máy móc tối tân nên rất dễ nhầm và bỏ sót triệu chứng. Loại bệnh này lại có triệu chứng rất chậm và nghèo nàn là mờ mắt nên BN dễ nhầm với bệnh lý khác của mắt gây giảm thị lực. Thường BN sẽ được điều trị một đợt tại phòng mạch khám về mắt tới khi thấy không có kết quả và mờ mắt ngày càng nặng thì BN mới đi khám hoặc được gửi tới nơi có máy móc chẩn đoán hiện đại hơn và mới phát hiện ra bệnh rồi chuyển ngoại thần kinh. Có lẽ đó là lý do tại sao BN mờ mắt mà trung bình hơn 8 tháng mới nhập viện để điều trị phẫu thuật. Triệu chứng mờ mắt của UMNVCY cũng có cái khác với mờ mắt của bệnh lý mắt như không có tiền sử chấn thương, không viêm cấp sưng đỏ, tiến triển chậm, không tăng áp, không đục thủy tinh thể, giác mạc bình thường nhưng thị lực giảm và sau một thời gian thì gai thị thoái hóa bạc màu, teo gai mà không bị phù gai thị như bệnh lý gây tăng áp lực nội sọ kéo dài. Nếu khám và theo dõi kỹ sẽ nghĩ tới
chèn ép thần kinh thị và làm chẩn đoán sớm sẽ phát hiện bệnh từ lúc u còn nhỏ và kết quả hồi phục thị lực sau phẫu thuật sẽ tốt hơn.
Vì hoàn cảnh kinh tế, mặt bằng thu nhập của người dân trong xã hội nên chụp MRI sọ não với người dân không đơn giản cả về trang thiết bị máy móc và chính sách y tế xã hội. Đó cũng là một lý do để bệnh nhân vào viện muộn khi u đã lớn và có triệu chứng chèn ép các thành phần thần kinh, mạch máu xung quanh.
So sánh với một số UMN ở các vị trí thường gặp khác như ở vùng rãnh khứu, bán cầu đại não hay ở cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm não, thì UMNVCY trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có thời gian từ khi có triệu chứng đến lúc nhập viện dài hơn và triệu chứng về thị lực lại nặng nề hơn UMN ở các vị trí khác.
Bảng 4.3. So sánh thời gian từ khi có triệu chứng đến nhập viện > 12 tháng.
Vị trí Tỷ lệ%
U màng não ở bán cầu đại não. (Trần Huy Hoàn Bảo) [1]
8,5
U màng não vùng cánh bé xương bướm. (Trần Minh Trí) [16] 25,0 U màng não vùng rãnh khứu. (Nguyễn Văn Tấn) [14] 28,1 U màng não vùng củ yên. (Nguyễn Ngọc Khang, 2011) 31,8 * Nguồn: Số liệu tổng hợp nhóm BN nghiên cứu BVCR (2003-2011) và [1], [14], [16]
Qua bảng so sánh trên cho thấy các BN UMNVCY đi khám bệnh chậm hơn BN u màng não vùng kế cận và chậm hơn rất nhiều so với u màng não ở vòm sọ, nhưng UMNVCY nếu phát hiện muộn sẽ gây khó khăn rất nhiều cho
phẫu thuật lấy triệt để u, biến chứng cao hơn và ảnh hưởng đến thị lực nặng nề hơn. UMNVCY có thể đưa đến mù vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc cả hai mắt.
Bảng so sánh trên đặt ra vấn đề cần rút ngắn thời gian từ khi có triệu chứng tới khi nhập viện của BN UMNVCY mặc dù triệu chứng rất nghèo nàn. Để đạt được điều đó cần có những thông báo, khuyến cáo trên thông tin đại chúng cho người dân để đi khám bệnh sớm khi có triệu chứng giảm thị lực.