Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não vùng củ yên (Trang 112 - 114)

- Đánh giá kết quả xa

4.2.2.Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy u

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2.2.Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy u

Theo bảng 3.20, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 73/107 trường hợp (68,2%) được phẫu thuật lấy toàn bộ u nhưng không có trường hợp nào lấy được màng cứng và xương nơi gốc bám của u (Simpson I) mà chỉ lấy được ở Simpson II là lấy toàn bộ u và đốt kỹ màng cứng gốc bám của u, còn lại 32 trường hợp (29,9%) lấy bán phần u ở mức độ (Simpson III, IV). So sánh với một số tác giả tỷ lệ lấy toàn bộ u của chúng tôi không cao chỉ tương đương với John H Chi (lấy toàn bộ u 66,5%). Để lý giải về tỷ lệ này theo đánh giá của tôi có hai lý do, lý do về chủ quan là trình độ và kinh nghiệm của các phẫu thuật viên không đồng đều.

Lý do thứ hai khách quan là số bệnh nhân có u kích thước lớn nhiều đã gây khó khăn cho việc lấy triệt để u. U ở vị trí này khi lớn sẽ xâm lấn và dính vào các thành phần xung quanh, nếu cố lấy hết sẽ ảnh hưởng tới các chức năng hay tính mạng bệnh nhân.

Năm 2002, Võ Văn Nho đã báo cáo phẫu thuật 26 ca UMNVCY với tỷ lệ lấy hết u 100,0 tại bệnh viên Chợ Rẫy. Tỷ lệ này rất cao vì tất cả các bệnh nhân đều được chính một mình tác giả phẫu thuật. Ngày nay đã có rất nhiều phẫu thuật viên trẻ mổ được loại u này, vì kinh nghiệm chưa nhiều họ có thể lựa chọn phương án để lại một phần u để xạ trị và an toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Với những u lớn ở vùng nhỏ hẹp và liên quan tới nhiều thành phần mạch máu thần kinh quan trọng thì việc lấy hết toàn bộ u không dễ dàng chút nào. Thường vị trí khó khăn nhất khi lấy UMNVCY là vị trí u dính vào phức hợp ĐM thông trước. Ở đây các ĐM nhỏ, di động và các mạch máu dễ bị rách đứt nên nếu u dính vào phức hợp mạch máu này và là phẫu thuật viên trẻ thì phần này thường được để lại để an toàn cho bệnh nhân. Trong nhóm nghiên cứu có 1 trường hợp biến chứng rách ĐM não trước trong quá trình bóc tách u. Chúng tôi đã cố gắng khâu được lỗ thủng mạch máu dưới kính vi phẫu nhưng cuộc mổ đã phải truyền tới 4 đơn vị (1000ml) máu. Hệ thống kính vi phẫu thuật cũng ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả phẫu thuật loại u ở vị trí rất sâu này.

Dưới đây là bảng so sánh tỷ lệ lấy hết u trong phẫu thuật của một số tác giả trên thế giới [26], [40], [48], [75], [84].

Bảng 4.5. Kết quả lấy toàn bộ u theo một số tác giả

Tác giả và số trường hợp (n) Tỷ lệ lấy toàn bộ u Tỷ lệ lấy bán phần u Fahlbusch (2002) [40] (n = 47) 98% 2% John H Chi (2002) [26] (n = 21) 66,5% 33,5% Atul Goel (2002) [48] (n = 70) 84,3% 15,7% Nakamura (2006) [75] (n =72) 91,7% 8,3% Park CK (2006) [84] (n = 30) 76,7% 23,3% N.N. Khang (2011) (n = 107) 68,2% 31,8% * Nguồn: Số liệu tổng hợp nhóm BN nghiên cứu BVCR (2003-2011) và [26], [40], [48], [75], [84]

Tỷ lệ lấy toàn bộ u trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tương đương với tác giả John H Chi [26], nhưng cũng có sự chênh lệch đáng kể so với Fahlbusch R. [40] và Nakamura [75]. Đây là một kết quả cần phải suy nghĩ về trình độ kinh nghiệm và khả năng của các phẫu thuật viên ở Việt Nam. Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện lớn nhất cả nước nhưng trình độ so với các nước còn một khoảng cách khá xa và đòi hỏi các phẫu thuật viên trẻ phải có sự nỗ lực vượt bậc mới có thể theo kịp các nước trong khu vực và châu lục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não vùng củ yên (Trang 112 - 114)