Đặc điểm về hình ảnh chẩn đoán phân biệt các loạ iu hay gặp vùng trên yên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não vùng củ yên (Trang 103 - 109)

- Đánh giá kết quả xa

4.1.2.5.Đặc điểm về hình ảnh chẩn đoán phân biệt các loạ iu hay gặp vùng trên yên

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.2.5.Đặc điểm về hình ảnh chẩn đoán phân biệt các loạ iu hay gặp vùng trên yên

Có bốn loại u hay gặp vùng hố yên là UMNVCY, u tuyến yên, u sọ hầu và u thần kinh đệm vùng hạ đồi hoặc giao thoa thị. Ở người lớn có 2 loại thường gặp là u tuyến yên và u màng não vùng củ yên. Ở trẻ em, 2 loại thường gặp là u sọ hầu và u thần kinh đệm vùng hạ đồi hoặc giao thoa thị. Mỗi loại u có một hình ảnh riêng biệt trên phim CT scan và cộng hưởng từ MRI. Phân biệt được các loại u này giúp phẫu thuật viên lựa chọn được đường vào lấy u hợp lý. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 1 ca chẩn đoán nhầm là u tuyến yên, bệnh nhân được mổ lấy u qua xoang bướm, khi vào tới u chỉ có thể lấy một phần nhỏ u để sinh thiết rồi đóng lại. Bệnh nhân đã được mổ lại lần hai mở sọ trán một bên lấy toàn bộ u sau lần mổ đầu 3 tháng.

* Chẩn đoán phân biệt u tuyến yên (Macro Adenoma)

U tuyến yên chiếm tỷ lệ 1/2 - 1/3 các u trên yên ở người lớn. - Hiếm gặp ở trẻ em.

- CT scan: khối đồng đậm độ đôi khi có nang hoặc hoại tử với bắt cản quang viền, rất ít khi vôi hóa.

- Không thể nhận biết hoặc rất khó phân biệt mô tuyến yên với khối u. - Tín hiệu thay đổi đa dạng trên T1W và T2W, tăng tín hiệu không đồng nhất trên T2W.

- Thường là khối tổn thương hình số 8 trên phim Coronal. - Hiếm khi vôi hóa 1 – 2% (Osborn AG) [95]

- Hầu hết bắt thuốc tương phản từ mạnh, đôi khi không đồng nhất - Thường bào mòn làm giãn rộng hố yên.

- Có thể xuất huyết hoặc hóa nang dịch chứa nhiều protein hay ổ hoại tử. - U tuyến chủ yếu được chẩn đoán và đánh giá bằng MRI và xét nghiệm nội tiết.

- MRI: tín hiệu thay đổi rất đa dạng trên hình T1W và T2W, thường đồng tín hiệu hay giảm hơn so với chất xám trên T1WI, tăng tín hiệu không đồng nhất trên T2WI. Khối tổn thương có thể chứa xuất huyết (Hematoma) ở nhiều giai đoạn thoái hóa khác nhau hoặc ổ hoại tử hoặc dịch chứa nhiều protein.

Hình 4.1. Hình ảnh u tuyến yên.

* U màng não vùng củ yên (Meningioma)

- Là loại u thường gặp thứ hai ở vùng trên yên ở người lớn (Osborn). - Là vị trí thường gặp thứ tư của u màng não nội sọ và đứng thứ hai trong các loại u trên yên chỉ sau u tuyến yên.

- Thường xuất phát ở vùng củ yên hoặc hoành yên.

- CT scan: đồng hoặc tăng đậm độ nhẹ so với mô não, có thể gặp vôi hóa, bắt thuốc cản quang mạnh đồng nhất.

- MRI: giảm tín hiệu hoặc đồng tín hiệu với chất xám trên T1WI và T2WI. Bắt thuốc tương phản từ mạnh và đồng nhất nhưng không mạnh bằng tuyến yên và xoang hang ở kế cận, do đó có thể phân biệt với u tuyến yên.

- Khối tổn thương ranh giới rõ có xâm lấn chân màng cứng rộng (đuôi màng cứng-Dural tail).

- Có thể có tăng sinh xương hoặc dày cộm xương của sàn sọ (dấu Blistering).

- Không bao giờ làm giãn rộng hố yên và thường ngăn cách với hoành yên (dấu hoành yên).

* Nguồn: Hình MRI (BN. Nguyễn Thị Ngọc D. (34) BVCR (2005)

Hình 4.3. Hình ảnh UMNCY

* Nguồn: Hình MRI (BN. Nguyễn Thị Ngọc D.) (34) BVCR (2005)

* Chẩn đoán phân biệt u sọ hầu (Craniopharyngioma)

Chiếm 1/2 hoặc đa số các u trên yên ở trẻ em hoặc người lớn ở tuổi 40 – 50. - Phát sinh từ phần còn lại của bọng Rathke, lành tính, phát triển chậm. - Là u nguyên phát của trẻ em và tuổi thiếu niên nên phần lớn gặp ở bệnh nhân trẻ nhưng đôi khi gặp ở tuổi trung niên.

- Hơn 90% u có vôi hóa thường có nang.

Tín hiệu trên cộng hưởng từ thường rất thay đổi tùy thuộc vào thành phần trong nang có thể tăng tín hiệu.

- Đồng tín hiệu hoặc giảm tín hiệu trên T1WI. - Hầu hết là tăng tín hiệu trên T2WI.

- Hầu hết các u sọ hầu nằm hoàn toàn trên yên hoặc ít nhất có một phần trên yên.

- U phối hợp cả trên và trong hố yên 70% các trường hợp, trên yên 20%, hoàn toàn trong hố yên 10%, thường phát triển cao lên trên vào não thất III.

- Về hình ảnh học rất đa dạng, phần lớn là dạng nang, trong nang có phần nhân mô đặc, ít khi mô đặc toàn bộ u, vôi hóa nhiều. Tín hiệu và bắt cản quang rất thay đổi trên hình ảnh CT scan và MRI.

- CT scan (dạng điển hình): có nang và có phần mô đặc, phần nang bắt cản quang dạng viền, vôi hóa và phần nhân đặc bắt cản quang đậm và ngấm vôi dạng nốt.

Hình 4.4. Hình ảnh u sọ hầu.

- MRI (dạng điển hình): tăng tín hiệu nhẹ đến nhiều trên T1WI (do u chứa Cholesterol hoặc Methemoglobin). Hầu hết u sọ hầu tăng tín hiệu trên T2WI. U có ranh giới rõ thường gặp nhất với đường bờ đa thùy.

* Chẩn đoán phân biệt u thần kinh đệm

Vùng hạ đồi hoặc giao thị thường là u sao bào độ ác thấp.

- Trên MRI tín hiệu thường đồng nhất giảm trên T1WI, tăng trên T2WI. - Không bắt thuốc tương phản từ.

- Có phì đại cấu trúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não vùng củ yên (Trang 103 - 109)