- Đánh giá kết quả xa
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuậ tu màng não vùng củ yên
- Đường mổ mở sọ dưới trán một bên là đường mổ được nhiều phẫu thuật viên ưa chuộng và quen dùng (56,1%), đường mổ dưới trán hai bên được áp dụng với u có kích thước lớn và ở trung tâm, đường mổ thóp bên trước (Pterion) áp dụng khi u lệch nhiều về một bên.
Việc lựa chọn đường mổ phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm và thói quen của từng phẫu thuật viên.
- Vi phẫu thuật với kính vi phẫu là yêu cầu tiên quyết để có kết quả tốt trong điều trị phẫu thuật UMNVCY.
- Để giúp thị lực hồi phục tốt sau mổ cần bảo vệ tối đa nguồn mạch máu nuôi dây thần kinh thị và giao thoa cũng như hạn chế đụng chạm vào dây thị trong quá trình bóc tách lấy u.
- Phẫu thuật lấy toàn bộ u (theo phân độ Simpson II) là 68,2%. Những trường hợp lấy được bán phần u (Simpson IV - V) cần kết hợp với xạ trị Gama-Knife sau mổ cũng mang lại kết quả tốt.
- Sau mổ thị lực mắt hồi phục tốt (58,9%). Có rất nhiều yếu tố liên quan và ảnh hưởng tới sự hồi phục thị lực sau mổ như thời gian có triệu chứng tới khi nhập viện, vị trí u, kích thước u, mật độ u, tình trạng đĩa thị đáy mắt trước mổ,.v.v... Nhưng chỉ có mổ sớm khi u mới chèn ép, dây thị chưa bị tổn thương, đĩa thị chưa bạc màu.
- Nên mổ lấy u khi u có kích thước còn nhỏ sẽ ít biến chứng trong và sau mổ, thị lực cũng hồi phục tốt hơn.
- Biến chứng thường gặp phải trong mổ là giập não trán và tụ máu hố mổ 8,4%. 8 bệnh nhân tử vong sau mổ (7,5%) do tổn thương không hồi phục vùng hạ đồi tuyến yên (Hypothalamus) và tổn thương đứt cuống tuyến yên trong mổ.
- Kết quả phẫu thuật tốt ở mức 86%. Nếu so sánh với các báo cáo đã đăng thì đây là một tỷ lệ rất khiêm tốn đòi hỏi các phẫu thuật viên trẻ cần có sự cố gắng vượt bậc, áp dụng các đường mổ và kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân bị UMNVCY nói riêng và nền y học Việt Nam nói chung.
KIẾN NGHỊ
1. Khuyến cáo các nhà Nhãn khoa khi khám bệnh nhân có biểu hiện giảm thị lực mà không tìm thấy bệnh lý mắt ở nhãn cầu thì nên cho chụp CLVT hoặc MRI để loại trừ bệnh lý UMNVCY.
2. Cần cung cấp thông tin về loại bệnh này trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo để người dân hiểu thêm về ảnh hưởng của loại bệnh này tới thị lực mà đi khám các cơ sở Nhãn khoa và chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm khi có dấu hiệu giảm thị lực.
3. Cần trang bị các dụng cụ mới hiện đại và cập nhật kiến thức cho bác sĩ trẻ để có thể áp dụng các đường mổ can thiệp tối thiểu hoặc nội soi lấy u nhằm đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân UMNVCY.