II. Giáo dục nhân cách trong tập thể tư tưởng cơ bản của nền giáo dục XHCN
b) Lập kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động
* Thu thập thông tin
Để có thể thực hiện tốt việc phối hợp giáo dục cần phải xác định mục tiêu, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động. Trong quá trình giáo dục học sinh, nhà trường và mỗi giáo viên cần phải: xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động. Kế hoạch này phải là kết quả sáng tạo của mỗi giáo viên, vì vậy nó phản ánh rõ năng lực thiết kế và năng lực dự đoán của họ. Song để lập được kế hoạch và tổ chức hoạt động có hiệu quả, người lập kế hoạch cần phải nắm chắc và xử lí hàng loạt các thông tin về:
− Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch công tác của toàn trường, của lớp mình phụ trách. − Đặc điểm của học sinh, những truyền thống đã có, những thuận lợi và khó khăn. − Đặc điểm của địa bàn dân cư, tình hình chung của xã hội.
− Các đặc điểm và điều kiện của gia đình học sinh và các lực lượng xã hội, khả năng có thể huy động, mục tiêu cần phải đạt được...
− Từ những thông tin đã thu thập được, người giáo viên cần phải xử lí và dự đoán khả năng phát triển chung cũng như phát triển về từng mặt hoạt động của tập thể lớp, gắn liền với khả năng phát triển của cả tập thể và của mỗi cá nhân học sinh. Nhưng cần phải tính đến những thuận lợi, khó khăn và có phương hướng để khắc phục những khó khăn ấy.
* Lập kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động giáo dục
Để có được một kế hoạch đúng đắn, hợp lí cần phải tiến hành thông qua các bước sau đây: − Bước 1: - Lãnh đạo nhà trường cần phải tìm những cán bộ có đủ tài năng để làm dự thảo
kế hoạch, bố trí công việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người phù hợp với trình độ, năng lực của họ.
Mặt khác cần phải thiết lập quan hệ công tác giữa người được phân công lập kế hoạch với các bộ phận trong nhà trường và các lực lượng xã hội giúp cho người lập kế hoạch có đầy đủ các dữ kiện cần thiết.
Ngoài ra, cần phải tập hợp phân tích, lưu trữ những thông tin cần thiết.
− Bước 2: Dựa vào những thông tin đã tổng kết của năm học trước để chẩn đoán trạng thái và bước đi của năm học mới. Căn cứ vào chỉ thị của các cấp quản lí lãnh đạo, điều kiện chủ quan, khách quan để xác định nội dung và phạm vi của kế hoạch. Ngoài ra, còn phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của học sinh và trình độ, khả năng của giáo viên, của gia đình học sinh và các lực lượng xã hội có trên địa bàn... để xây dựng kế hoạch phối hợp.
− Bước 3: - Phác thảo mục tiêu, yêu cầu, chỉ tiêu. + Lựa chọn nội dung công việc.
+ Dự kiến thời gian.
+ Đề xuất các biện pháp, tính toán tiềm năng, nguồn lực. + Dự kiến tình huống.
− Bước 4: Lập kế hoạch và chương trình hoạt động. Trong bản kế hoạch cần phải dự kiến các mục tiêu, định chuẩn đánh giá, lựa chọn các biện pháp tối ưu nhằm huy động toàn bộ các tiềm năng, nguồn dự trữ cho công tác phối hợp giáo dục đạt hiệu quả cao. − Bước 5: Lấy ý kiến dân chủ, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch. Sau đó trình cấp trên
phê duyệt. Đề nghị đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và xác định tính hợp pháp của các hoạt động phối hợp.
Nhiệm vụ : Phân tích các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.
Đọc phần thông tin cho hoạt động 4 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 4. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Nhiệm vụ 3: Chỉ ra những biện pháp thường được sử dụng và chưa được sử dụng ở nhà trường tiểu học hiện nay.
Đánh giá hoạt động 4
Câu hỏi 1: Trình bày các biện phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Câu hỏi 2: Nêu cách thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Câu hỏi 3: Chỉ ra các thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học
Bài tập: Tìm hiểu thực tế việc thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.