II. Giáo dục nhân cách trong tập thể tư tưởng cơ bản của nền giáo dục XHCN
1. Giai đoạn thứ nhất
Đây là giai đoạn tập thể học sinh đang hình thành. ở gia đoạn này, TTHS mới vừa được tập hợp lại; vì thế, các mối quan hệ, liên hệ giữa các thành viên còn rời rạc, tính tổ chức, kỉ luật còn yếu, mỗi người có hứng thú, tính cách khác nhau, chưa có những hoạt động chung để mọi
người hiểu biết, thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau. Tập thể chưa có truyền thống, các phần tử tích cực chưa xuất hiện, bản thân tập thể chưa tự giác đề ra yêu cầu hoạt động.
Trong giai đoạn này, mục đích của nhà sư phạm là xây dựng TTHS thành môi trường, phương tiện giáo dục. Vì vậy, mọi nỗ lực của nhà sư phạm đều tập trung vào việc tổ chức quá trình giáo dục:
− Tổ chức việc thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên thông qua những hoạt động chung và các quan điểm, đánh giá xúc cảm của học sinh được xem xét theo chuẩn mực chính trị đạo đức, tạo điều kiện để họ xích lại gần nhau.
− Xác định các mục đích có giá trị xã hội của cuộc sống tương lai, vừa là yêu cầu của nhà sư phạm, vừa là triển vọng (viễn cảnh) của tập thể giúp họ tin tưởng vào tương lai của tập thể.
Những đòi hỏi sư phạm ở giai đoạn này vừa kiên quyết về mặt hình thức, vừa cụ thể, rõ ràng về mặt nội dung và ít nhiều có tính gợi ý. Những đòi hỏi sư phạm cũng cần phải phù hợp với hứng thú, nguyện vọng, những kinh nghiệm, những quan niệm đạo đức và văn hoá của học sinh.
− Tổ chức triển khai và chỉ đạo các hoạt động chung lí thú để thực hiện mục đích đã vạch ra và tạo những xúc cảm tốt đẹp ban đầu về tập thể ở mỗi học sinh. Do đó, nhanh chóng phát hiện những cá nhân hoạt động tích cực, chuẩn bị đội ngũ cốt cán lãnh đạo tập thể. Kết thúc giai đoạn thứ nhất, tập thể đã có được cơ quan điều khiển do tập thể bầu ra dưới sự tổ chức, hướng dẫn khéo léo của giáo viên.
Tập chuyển sang một giai đoạn mới.