Nêu gương là phương pháp dựa trên cơ sở tâm lí hay bắt chước của người được giáo dục, nhất là trẻ em, dùng những tấm gương sáng của cá nhân hay tập thể để kích thích người được giáo dục học tập và làm theo.
Nêu gương là một phương pháp kích thích sư phạm có ý nghĩa giáo dục rất cao. Sức mạnh thuyết phục của phương pháp này là dựa vào tình cảm tích cực của học sinh đối với người đã có hành động mà học sinh cho là có giá trị, hoặc đối với chính hành động đó.
Thông thường, khi nói đến nêu gương thì có nghĩa là dùng những tấm gương sáng, gương chính diện để giáo dục học sinh. Ví dụ: Gương các bạn học tốt, lao động giỏi, khắc phục khó khăn để vươn lên...
Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp này chúng ta cũng có thể dùng cả những tấm gương xấu, gương phản diện để giáo dục học sinh. Ví dụ: Gương một học sinh lười học, chơi bời lêu lổng kết quả sẽ ra sao,...
Qua những gương xấu này nhà giáo dục có thể tạo điều kiện để người người được giáo dục phân tích, đánh giá và trên cơ sở đó tránh được những hành vi sai lầm tương tự.
Điều cần nhấn mạnh khi nói đến phương pháp giáo dục này là tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đó là tấm gương của chính bản thân nhà giáo dục. Vì vậy, trong quá trình giáo dục học sinh nhà giáo dục không chỉ nêu gương mà còn cần phải làm gương cho học sinh.
Phương pháp này có tác dụng không những phát triển được năng lực phê phán, đánh giá được hành vi của người khác để từ đó có thể rút ra những kết luận bổ ích mà còn giúp học sinh biết học tập, noi theo những gương tốt, tránh những hành vi xấu, đồng thời hình thành được cho học sinh niềm tin về những chuẩn mực xã hội và mong muốn có được những hành vi phù hợp. Song để phát huy được tác dụng của phương pháp này cần lưu ý:
− Phải lựa chọn những tấm gương sáng, gương phản diện phù hợp với mục tiêu, mục đích giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS. Nhưng khi sử dụng những gương phản diện nên lưu ý đến tác dụng phụ, không nên lạm dụng quá trong việc sử dụng gương phản diện.
− Những gương được lựa chọn phải có tính khả thi để HS có thể học tập được.
− Tạo điều kiện cho HS liên hệ với thực tế, nêu lên những tấm gương cần phải noi theo và những gương xấu cần phải phê phán.
− Tạo điều kiện giúp cho HS tham gia phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận bổ ích. − Nêu gương cũng có thể có tác dụng thuyết phục, giúp cho học sinh có được hiểu biết,
niềm tin và tình cảm đúng đắn.
Nhiệm vụ : Phân tích khái niệm và yêu cầu sử dụng phương pháp giáo dục thuyết phục ở tiểu học.
Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.
Đọc phần thông tin cho hoạt động 2 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 2. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về những đặc thù của PPGD thuyết phục ở tiểu học (nhóm 5-7 SV).
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các tình huống giáo dục trong đó có sử dụng phương pháp thuyết phục.
Đánh giá hoạt động 2
Câu hỏi 1:Trình bày khái niệm và yêu cầu sử dụng PPGD thuyết phục. Câu hỏi 2: Phân tích bản chất của các PPGD thuyết phục ở tiểu học.
Câu hỏi 3: Từ các bản chất của PPGD thuyết phục rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD ở trường tiểu học.
Bài tập: Cho ví dụ minh hoạ về việc sử dụng các PPGD thuyết phục ở tiểu học. Sưu tầm 2 tình huống giáo dục để nêu rõ việc sử dụng PP thuyết phục ở tiểu học.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhóm PPGD tổ chức hoạt động ( 45 phút)
Thông tin cho hoạt động 3