II. Giáo dục nhân cách trong tập thể tư tưởng cơ bản của nền giáo dục XHCN
2. Các đặc điểm giáo dục gia đình
Giáo dục gia đình có những đặc điểm khác với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Trước hết, giáo dục gia đình có tính xúc cảm nhiều hơn so với bất kì lĩnh vực giáo dục nào khác. Vì nó dựa trên tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái và tình cảm quyến luyến, tin cậy của con cái đối với cha mẹ.
Sống trong gia đình, trẻ em được che chở, đùm bọc, thương yêu nên những suy nghĩ, tình cảm, ước muốn, lối sống của các em đều chịu ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài của gia đình.
Trong gia đình, trẻ em thường bắt chước sự đánh giá của người lớn về các vấn đề và phương diện khác nhau như: Hành vi, thói quen đạo đức, sự kiện chính trị xã hội...
Là một tế bào của xã hội, gia đình dìu dắt con cái thích ứng dần vào đời sống xã hội, mở rộng từng bước nhãn quan và kinh nghiệm của trẻ. Gia đình còn là một nhóm xã hội nhỏ không đồng nhất về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, ... Điều này cho phép trẻ em biểu hiện một cách rõ hơn những năng lực trí tuệ và tình cảm của mình thuận lợi và nhanh chóng hơn các môi trường xã hội khác.
Gia đình thường để lại những dấu ấn sâu sắc trong nhân cách trẻ. Những phẩm chất, nhân cách của cha mẹ, niềm tin, bầu không khí tâm lí, lối sống, truyền thống... gia đình thường để lại những dấu ấn sâu sắc và bền vững ở trẻ.
Trong gia đình, các mối quan hệ thân thiết, gắn bó, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau cũng để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn trẻ em.
Song những đặc điểm này của giáo dục gia đình có những mặt thuận lợi và những mặt không thuận lợi trong việc giáo dục học sinh:
− Tình yêu thương sâu sắc, rộng lớn của cha mẹ đối với con cái và sự kính yêu, tôn trọng của con cái đối với cha mẹ chính là mặt mạnh, thuận lợi nhất trong giáo dục gia đình, không có một tổ chức giáo dục nào của xã hội có thể so sánh được. Nhưng nếu không được định hướng rõ ràng, không có sự sáng suốt của các nguyên tắc sư phạm, không yêu cầu cao đối với trẻ thì đây lại chính là nguyên nhân lớn gây ra những thói hư tật xấu cho trẻ em.
− Truyền thống, phong tục, tập quán của gia đình nuôi dưỡng giá trị tinh thần, tu dưỡng tình cảm của con cái đối với thế hệ cha ông. Nhưng nếu phong tục, truyền thống của gia đình có những yếu tố lạc hậu, lỗi thời thì cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ.
− Bên cạnh những gia đình văn hoá mới, những gia đình tiến bộ, vẫn còn những gia đình có quan niệm trọng nam, khinh nữ, đề cao quá mức giá trị của đồng tiền, rượu chè, cờ bạc, ... ảnh hưởng xấu đến nhân cách của trẻ.
Vì vậy, để giáo dục con được tốt thì gia đình cần phải:
− Xây dựng gia đình trở thành môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng. Gia đình là môi trường giáo dục thuận lợi. Muốn vậy, phải tạo ra cuộc sống gia đình phù hợp với cuộc sống xã hội, làm cho con người có cảm giác thoải mái, thân thương, đầm ấm khi ở gia đình.
− Các thành viên trong gia đình phải luôn luôn tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với nhau, cha mẹ phải là những tấm gương sáng cho con trẻ noi theo.
− GD của gia đình phải phù hợp với mục đích và nhiệm vụ GD của nhà trường.
Cha mẹ cần có sự hiểu biết về khoa học giáo dục, lựa chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp để đạt được kết quả giáo dục tốt.
Nhiệm vụ : Phân tích vai trò và đặc điểm của giáo dục gia đình HS tiểu học. Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.
Đọc phần thông tin cho hoạt động 2 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 2. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về đặc điểm giáo dục nhà trường và gia đình HS tiểu học. Nhiệm vụ 3: Nhận xét kết quả thảo luận nhóm.
Đánh giá hoạt động 2
Câu hỏi 1: Vì sao cần phải phát huy vai trò của gia đình HS tiểu học trong quá trình giáo dục? Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm của giáo dục gia đình HS tiểu học.
Câu hỏi 3: Nêu một số ví dụ về giáo dục của gia đình HS tiểu học. Bài tập: Tìm hiểu thực tế việc giáo dục của gia đình HS tiểu học.
Thông tin cho hoạt động 3
1. Nhiệm vụ của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình trong quá trình giáo dục học sinh. Nhà trường là cơ quan chuyên môn của Nhà nước, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, có đội ngũ giáo viên những người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, vì vậy nhà trường cần phải đóng vai trò chủ động, nòng cốt trong việc kết hợp giáo dục với gia đình.
Nhà trường phải thực hiện tốt việc giảng dạy và giáo dục học sinh theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục để lôi cuốn gia đình tham gia vào quá trình giáo dục học sinh. Cha mẹ học sinh có trách nhiệm cộng tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục con em. Nhà trường phải xác định cho phụ huynh hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của gia đình trong việc GD học sinh.
Gia đình nên chủ động liên hệ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để nắm được nội dung giáo dục, học tập của con em mình, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để biết kết quả học tập, lao động, rèn luyện của học sinh ở trường cũng như ở nhà và để có thể biết được các hiện tượng, những biến đổi tâm lí của học sinh ở cộng đồng. Ngoài ra, phụ huynh còn cần thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, động viên các thầy cô giáo.
Bản chất của việc phối hợp này nhằm đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục cũng như tác động giáo dục của tất cả người lớn, giúp cho nhân cách của trẻ được phát triển đúng đắn và toàn diện.
Nội dung cơ bản của việc kết hợp này là:
− Nhà trường phải thể hiện được vai trò và tính chất của một đơn vị giáo dục, là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục.
− Nhà trường phải công bố rõ nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục để gia đình được biết và thống nhất với gia đình về mục tiêu, phương pháp giáo dục để tránh hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
− Thường xuyên theo dõi tiến trình kết hợp giáo dục và tổng kết, đánh giá, đề xuất kế hoạch phù hợp.
− Tổ chức các hội nghi chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, câu lạc bộ, hội thảo để phổ biến các tri thức về khoa học giáo dục, về giáo dục con em trong gia đình cho cha mẹ học sinh nghe.
− Nhà trường phải tham mưu cho các cấp Đảng uỷ, chính quyền nhằm đề ra được phương hướng và nội dung đúng đắn, thiết thực để có thể động viên, tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình giáo dục ở trường.
− Các bậc cha mẹ học sinh phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em, không bao che những thiếu sót của HS ở nhà. − Hằng ngày nên dành thời gian chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp
thời nắm bắt những biến đổi ở trẻ.
− Tôn trọng và giữ uy tín cho các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Nhiệm vụ : Phân tích nhiệm vụ và nội dung của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.
Đọc phần thông tin cho hoạt động 3 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 3. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về nhiệm vụ và nội dung của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Nhiệm vụ 3: Nhận xét kết quả thảo luận nhóm.
Đánh giá hoạt động 3
Câu hỏi 1: Trình bày các nhiệm vụ của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Câu hỏi 2: Nêu nội dung của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Câu hỏi 3: Nêu các thuận lợi và khó khăn trong việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học
Bài tập: Tìm hiểu thực tế việc thực hiện nhiệm vụ và nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học.
Hoạt động 4 Tìm hiểu các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục HS tiểu học (45 phút)
Thông tin cho hoạt động 4
Việc phối hợp với cha mẹ học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy các môn học. Song muốn cho việc phối hợp với cha mẹ học sinh đem lại kết quả tốt thì nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần phải làm cho cha mẹ học sinh hiểu rõ nội dung, yêu cầu, biện pháp giáo dục học sinh để gia đình biết cách phối hợp. Mặt khác nhà trường nên cung cấp hoặc giúp cha mẹ học sinh nắm được các tri thức và các kinh nghiệm giáo dục trong gia đình.
Việc phối hợp với cha mẹ học sinh có thể được tiến hành bằng các biện pháp sau: