Thông tin phản hồi cho hoạt động *Hoạt động

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 63 - 67)

*Hot động 1

Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm PPGD

− Nêu khái niệm phương pháp giáo dục theo thông tin cho hoạt động.

− Khái niệm PPGD có thể được trình bày theo các cách khác như: Cách thức hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện nội dung GD, hoặc là cách thức tổ chức hoạt động của GV nhằm giúp cho HS tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách…

− Bạn có thể nêu thêm một số khái niệm theo cách hiểu của bạn. − Xác định những lưu ý khi nghiên cứu khái niệm PPGD: + Nhiều cách thức và thao tác.

+ Thống nhất hoạt động của thầy và trò. + Thầy chủ đạo.

+ Trò chủ động.

+ PPGD có tính mục đích và gắn liền với nội dung giáo dục.

Câu hỏi 2: Phân tích đặc điểm chung và đặc điểm riêng của PPGD tiểu học

− Đặc điểm chung của PPGD thể hiện ở tính mục đích giáo dục, phụ thuộc vào nội dung giáo dục; chủ thể sử dụng PP, đối tượng GD, phương tiện và điều kiện giáo dục, môi trường sống.

− Các đặc điểm chung nói trên có những nét riêng khi xem xét một PP cụ thể nào đó. − Mỗi PPGD có những đặc điểm riêng do mục tiêu và phương tiện thực hiện.

− Bất kì PPGD nào cũng có ưu điểm và hạn chế nhất định.

Câu hỏi 3: Từ các đặc điểm của PPGD tiểu học, rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD tiểu học

Lựa chọn và sử dụng các PPGD cần căn cứ vào: − Mục tiêu GD.

− Nội dung GD. − Chủ thể sử dụng PP. − Đối tương tác động. − Phương tiện hỗ trợ.

− Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. − Ưu, nhược điểm của PPGD đó.

Bài tập: Phân loại các phương pháp giáo dục và chỉ ra bản chất của từng loại phương pháp − Phân loại theo phương tiện, công cụ thực hiện.

− Phân loại theo mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. − Phân loại theo các khâu của QTGD.

− Phân loại theo hình thức hoạt động GD.

− Sự phân loại PPGD không hoàn toàn tuyệt đối mà chỉ là tương đối mà thôi

− Nêu bản chất của từng loại PPGD theo khái niệm đã nêu ở mục thông tin cho hoạt động.

*Hot động 2

Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm và yêu cầu sử dụng PPGD thuyết phục

− Nêu khái niệm PPGD thuyết phục và chỉ ra mục tiêu, phương tiện hay công cụ thực hiện phương pháp thuyết phục.

− Giải thích các yêu cầu sử dụng PPGD thuyết phục đã nêu ở mục thông tin cho hoạt động và nêu ví dụ minh hoạ.

− Ngoài những yêu cầu đã nêu ở trên, theo bạn nên lưu ý những gì nữa khi sử dụng các phương pháp giáo dục trong nhóm PPGD phuyết phục.

Câu hỏi 2: Phân tích bản chất của các PPGD thuyết phục ở tiểu học

− Nêu khái niệm các phương pháp đàm thoại, kể chuyện, nêu gương, giảng giải và khuyên răn theo mục thông tin cho hoạt động.

− Từ khái niệm, bạn có thể nêu bản chất của từng phương pháp cụ thể ; chú ý nêu rõ mục đích sử dụng, công cụ thực hiện, ưu điểm và hạn chế của phương pháp nói trên.

− Phân biệt các phương pháp giáo dục thuyết phục và các phương pháp dạy học mà bạn đã học. Phân biệt các phương pháp giáo dục dựa theo mục đích sử dụng và những yêu cầu sử dụng tương tự như nhau và khác nhau.

− Chú ý đặc điểm tâm lí, nhận thức và hoạt động của HS tiểu học. Chỉ ra những khác biệt khi sử dụng PPGD thuyết phục ở tiểu học so với các bậc học khác như trung học cơ sở hay mẫu giáo.

Câu hỏi 3: Từ các bản chất của PPGD thuyết phục rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD ở trường tiểu học

− Các kết luận nói trên thể hiện yêu cầu hay những lưu ý khi sử dụng PPGD thuyết phục ở tiểu học.

− Bạn có thể nêu thêm các kết luận khác theo kinh nghiệm và hiểu biết của bạn.

Bài tập: Cho ví dụ minh hoạ về việc sử dụng các PPGD thuyết phục ở tiểu học. Sưu tầm 2 tình huống giáo dục để nêu rõ việc sử dụng PP thuyết phục ở tiểu học

− Nêu ví dụ về việc xác định mục đích sử dụng các phương pháp đàm thoại, kể chuyện, nêu gương, giảng giải và khuyên răn.

− Nêu ví dụ về việc xác định chủ đề đàm thoại, kể chuyện... − Nêu ví dụ về yêu cầu sử dụng các PPGD thuyết phục.

− Sưu tầm 2 tình huống có vấn đề về giáo dục ở tiểu học (có thể tham khảo sách báo). − Nêu ý kiến của bạn về việc chọn lựa và sử dụng các PPGD thuyết phục để giải quyết

tình huống nói trên (nhận xét việc giải quyết tình huống hoặc nêu cách giải quyết tình huống mà bạn cho là phù hợp nhất).

*Hot động 3 : Dựa theo gợi ý trả lời các câu hỏi ở hoạt động 2 để trả lời các câu hỏi ở hoạt động 3

Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm và yêu cầu sử dụng PPGD tổ chức hoạt động. Câu hỏi 2: Phân tích bản chất của các PPGD tổ chức hoạt động ở tiểu học.

Câu hỏi 3: Từ các bản chất của PPGD tổ chức hoạt động rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD nói trên ở tiểu học.

Bài tập: Cho ví dụ minh hoạ về việc sử dụng các PPGD tổ chức hoạt động ở tiểu học. Sưu tầm 2 tình huống giáo dục với PP tổ chức hoạt động.

*Hot động 4 : Dựa theo gợi ý trả lời các câu hỏi ở hoạt động 2 để trả lời các câu hỏi ở hoạt động 4

Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm và yêu cầu sử dụng PPGD kích thích hoạt động. Câu hỏi 2: Phân tích bản chất của các PPGD kích thích hoạt động ở tiểu học.

Câu hỏi 3: Từ các bản chất của PPGD kích thích hoạt động rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD tiểu học.

Câu hỏi 4: Nhận xét về thực trạng thực hiện việc thi đua, khen thưởng và trách phạt ở một trường tiểu học.

− Tiến hành các phương pháp nghiên cứu giáo dục như : Trao đổi, điều tra để biết rõ hơn về thực trạng thực hiện việc thi đua, khen thưởng và trách phạt ở trường tiểu học và nêu ra những nhận xét theo ý kiến của các giáo viên tiểu học và ý kiến của bạn.

− Đề xuất các ý kiến nhằm cải thiện thực trạng thực hiện các phương pháp giáo dục nói trên.

Bài tập: Cho ví dụ minh hoạ về việc sử dụng các PPGD kích thích hoạt động ở tiểu học. Sưu tầm 2 tình huống giáo dục.

*Hot động 5

Câu hỏi 1: Trình bày các đặc trưng của PPGD ở tiểu học.

− Các đặc trưng của PPGD ở tiểu học đã được nêu ra ở mục thông tin cho hoạt động 5. − Bạn nên nêu thêm một số đặc trưng khác theo sự hiểu biết của bạn. Có thể liên hệ với

các đặc trưng của PPDH ở tiểu học mà bạn đã học.

Câu hỏi 2: Phân tích mối quan hệ của PPGD với mục tiêu, nội dung và các yếu tố khác trong quá trình giáo dục ở tiểu học.

− Đây là mối quan hệ biện chứng, ảnh hưởng qua lại.

− Các yếu tố khác ở đây là phương tiện hỗ trợ, đối tượng tác động, điều kiện, hoàn cảnh giáo dục.

− Lấy ví dụ để minh hoạ cho các mối quan hệ nói trên.

Câu hỏi 3: Từ các đặc trưng của PPGD rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD tiểu học.

Lựa chọn và sử dụng các PPGD cần căn cứ vào: − Mục tiêu GD.

− Nội dung GD. − Chủ thể sử dụng PP. − Đối tượng tác động. − Phương tiện hỗ trợ.

− Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. − Ưu, nhược điểm của PPGD đó.

Câu hỏi 4:: Nhận xét về thực trạng sử dụng các PPGD của giáo viên ở một trường tiểu học. − Tiến hành các phương pháp nghiên cứu giáo dục như : Trao đổi, điều tra, tổng kết kinh

nghiệm để biết rõ hơn về thực trạng sử dụng các PPGD của giáo viên tiểu học.

− Nêu nhận xét: Đúng và chưa đúng, phù hợp hay chưa phù hợp, hiệu quả hay không hiệu quả, các tác dụng phụ, những cái chủ quan của chủ thể sử dụng phương pháp.

− Đề xuất các ý kiến nhằm cải thiện thực trạng thực hiện các phương pháp giáo dục nói trên.

Bài tập: Cho ví dụ minh hoạ về việc lựa chọn và sử dụng các PPGD ở tiểu học. Sưu tầm 2 tình huống giáo dục.

− Nêu ví dụ về việc xác định mục đích sử dụng các phương pháp giáo dục. − Nêu ví dụ về việc xác định phương tiện, công cụ...

− Nêu ví dụ về yêu cầu sử dụng các PPGD.

− Sưu tầm 2 tình huống có vấn đề về giáo dục ở tiểu học (có thể tham khảo sách báo). − Nêu ý kiến của bạn về việc chọn lựa và sử dụng các PPGD để giải quyết tình huống nói

trên (nhận xét việc giải quyết tình huống hoặc nêu cách giải quyết tình huống mà bạn cho là phù hợp nhất).

Ch đề 5

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 63 - 67)