Giai đoạn thứ ba

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 72 - 74)

II. Giáo dục nhân cách trong tập thể tư tưởng cơ bản của nền giáo dục XHCN

3. Giai đoạn thứ ba

Tập thể được phát triển với những dấu hiệu như ở giai đoạn hai, dần dần chuyển qua giai đoạn phát triển cao hơn, thực sự là một tập thể có tác dụng giáo dục. Các dấu hiệu chủ yếu là:

− Hầu hết các thành viên đã có thái độ tích cực đối với tập thể. Họ thực sự quan tâm đến tập thể.

− Tập thể đã tự đề ra yêu cầu đối với mỗi thành viên; bản thân mỗi thành viên lại đề ra yêu cầu với chính bản thân mình. Sự đòi hỏi lẫn nhau ngày một cao hơn. Tính tự giác, ý thức tự quản đã phát triển.

− Lợi ích của mỗi thành viên thống nhất và phục tùng lợi ích tập thể, động cơ mang tính chất xã hội chiếm ưu thế.

− Dư luận tập thể lành mạnh được hoàn thiện, các thành viên đã biết nhìn nhận, đánh giá, ủng hộ những mối quan hệ tốt đẹp, phê phán, phản đối những biểu hiện tiêu cực xảy ra trong các quan hệ tập thể.

− Quan hệ phụ thuộc trách nhiệm cũng đã được hoàn thiện, các quan hệ xúc cảm tâm lí, quan hệ bạn học cũng phát triển, quan hệ giữa giáo viên với học sinh cũng trở nên thân thiện, tâm tình, đằm thắm hơn.

− Những định hướng chính trị đạo đức đã được thừa nhận như tính kỉ luật, tự giác, ý thức trách nhiệm, tinh thần tương trợ, tính trung thực, ... Mọi thành viên sống trong bầu không khí phấn khởi, thoải mái, hăng say, sẵn sàng hoạt động; có cảm giác được tập thể bảo vệ v. v ...

Giai đoạn này, các thành viên đã đề ra cho mình những yêu cầu và phương hướng tự rèn luyện, tự tu dưỡng và lôi kéo các thành viên khác, khuyến khích và động viên mọi thành viên trong tập thể; do vậy tập thể trở thành nhân tố giáo dục và tự giáo dục quan trọng nhất.

Giai đoạn này, học sinh trong tập thể có sự liên kết chặt chẽ, gắn bó với nhau và đã ở vào giai đoạn cuối cấp. Vị trí của giáo viên ở giai đoạn này hầu như ở “hậu trường” để điều khiển với tư cách là người cố vấn, là người bạn cao tuổi giàu kinh nghiệm, có uy tín, được học sinh và tập thể học sinh quí trọng, tin tưởng. Phần lớn giáo viên giành thời gian cho việc nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của tập thể cũng như của từng cá nhân, giúp cơ quan tự quản xác định một cách thích hợp những mục tiêu và phương tiện vận động của tập thể. Đây chính là lúc mà A. X. Ma-ca-ren-cô cho rằng tập thể đã có một sức mạnh sáng tạo tuyệt đối, một sức mạnh nghiêm minh chính xác và sáng suốt, và lúc đó toàn bộ quá trình giáo dục diễn ra một cách rất dễ dàng. ở giai đoạn này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tác động giáo dục song song để phát triển TTHS và giáo dục học sinh.

Quá trình xây dựng tập thể cũng là quá trình giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn nảy sinh: mâu thuẫn giữa tập thể với một bộ phận học sinh, hoặc từng học sinh riêng lẻ có trình độ phát triển lạc hậu hoặc đi trước so với tập thể; giữa viễn cảnh đề ra trước tập thể với mong muốn của một số thành viên; giữa những chuẩn mực tập thể đã được định hình và những chuẩn mực tự phát của cá nhân, ... Nguyên nhân nảy sinh các mâu thuẫn là do sự phát triển của tập thể về cơ cấu, viễn cảnh; do những thay đổi về những quan hệ mới, nội dung hoạt động mới, ... Giáo viên cần phải có thái độ hết sức đúng đắn, tránh buông lỏng việc tổ chức ở giai đoạn đầu, khi tập thể còn non yếu; đồng thời tránh lạm quyền hoặc đánh giá không đúng vai trò của cơ quan tự quản. Nhà giáo dục phải tế nhị, khéo léo về mặt sư phạm để giải quyết những tình huống và mâu thuẫn diễn ra thường xuyên.

Trong thực tế, những giai đoạn phát triển tập thể HS không có ranh giới rõ rệt, song vẫn có thể nhận thấy với những biến đổi cơ bản trong quá trình phát triển đó. Sự phân chia này giúp nhà giáo dục lưu ý tới những biến đổi cơ bản trên để có những tác động giáo dục thích hợp.

Nhiệm vụ : Phân tích các giai đoạn phát triển của TTHS tiểu học và yêu cầu tác động sư phạm của nhà giáo dục.

Nhiệm vụ 1 : Đọc phần thông tin cho hoạt động 3 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 3.

Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về những tác động sư phạm của GV. Nhiệm vụ 3: Nêu các câu hỏi chưa trả lời được nhờ GV giúp đỡ.

Đánh giá hot động 3

Câu hỏi 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của TTHS và yêu cầu sư phạm đối với GV. Câu hỏi 2: Phân tích các đặc trưng của từng giai đoạn phát triển TTHS.

Bài tập: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của một TTHS từ lớp 1 đến lớp 5. Hoạt động 4: Tìm hiểu các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học, 45 phút

Thông tin cho hot động 4

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 72 - 74)