II. Giáo dục nhân cách trong tập thể tư tưởng cơ bản của nền giáo dục XHCN
c) Hình thành dư luận xã hội lành mạnh trong tập thể
Dư luận xã hội trong tập thể là những phán đoán, những đòi hỏi có tính chất đánh giá (tán thành, biểu dương hoặc phê phán, lên án) của các thành viên đối với các sự kiện (ý nghĩ, lời nói, hành động) diễn biến trong tập thể. Dư luận trong xã hội có sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, xây dựng động cơ, hoàn thiện kinh nghiệm ứng xử. Những dư luận đúng đắn có thể phát huy những cái tốt đẹp, xoá bỏ những cái xấu, ... Dư luận sai có thể phá vỡ truyền thống tốt đẹp của tập thể. Vì vậy, thông qua các hoạt động giao lưu, các buổi nói chuyện, thảo luận, đánh giá, phê bình và tự phê bình những diễn biến xảy ra trong tập thể lớp, tổ, ... nhà giáo dục cần có biện pháp xây dựng, hướng dẫn dư luận, uốn nắn, điều chỉnh những dư luận sai trái để giáo dục học sinh.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản để xây dựng TTHS. Trong quá trình xây dựng TTHS giáo viên cần thấy được mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa các biện pháp, từ đó tiến hành đồng bộ các biện pháp, đồng thời cải tiến, tìm các biện pháp mới phù hợp với đặc điểm của học sinh và của lớp.
Cán bộ lớp và đội ngũ cốt cán có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tập thể lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Họ có thể hỗ trợ cho giáo viên trong công tác dạy học và giáo dục. Để có đội ngũ cốt cán tốt thì cần phải biết chọn lựa, phân công và bồi dưỡng năng lực, phẩm chất.
-Tìm hiểu, nghiên cứu HS trong lớp để phát hiện những em có năng lực, tích cực. -Tổ chức bầu chọn cán bộ lớp nghiêm túc.
-Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý, HT và rèn luyện cho các em. -Phân công, phân nhiệm rõ ràng và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho HS làm việc tốt. -Động viên, kích thích tính tích cực, gương mẫu, tự nguyện, tự giác, độc lập, sáng tạo của đội ngũ cốt cán và quan tâm đến uy tín của họ.
-Phát triển nhóm tích cực, chủ động để giúp cho cán bộ lớp trong công tác tổ chức hoạt động và quản lý lớp.
Phối hợp hoạt động với các tập thể khác trong và ngoài nhà trường.
Tập thể lớp học có quan hệ mật thiết với các tập thể khác ở trong trường, cùng tổ chức các hoạt động chung và có sự tác động qua lại. Tập thể lớp học còn là tập thể cơ sở của nhà trường. Xây dựng và phát triển mối quan hệ lành mạnh giữa các tập thể trong và ngoài nhà trường là để tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi và tổ chức tốt các hoạt động đa dạng, phong phú cho học sinh. Có thể xây dựng mối quan hệ trên bằng các hình thức liên kết, kết nghĩa, hợp tác, giao lưu hoặc là tổ chức các hoạt động chung.
Tạo điều kiện cho tập thể lớp học tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường. Hướng dẫn, động viên các em học sinh có khả năng tham gia vào các hoạt động theo các chức năng khác nhau...
Nhiệm vụ : Phân tích các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học. Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.
Đọc phần thông tin cho hoạt động 4 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 4. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học.
Xem theo băng hình 3A và thảo luận nhóm * Trước khi xem băng sinh viên nghiên cứu:
Tài liệu in mục biện pháp xây dựng tập thể học sinh tiểu học (tiểu môđun 5). − Đặc điểm của học sinh lớp 1.
− Chuẩn bị phiếu học tập.
* Trong khi xem băng SV cần chú ý quan sát học sinh, cán bộ lớp, giáo viên. * Xem băng hình theo 4 đoạn:
− Cảnh trường tiểu học, lớp học, giáo viên tổ chức hoạt động để chọn lớp trưởng. − Cảnh sinh hoạt lớp với vai trò tổ chức, điều khiển của giáo viên và cán bộ lớp. * Sau khi xem băng, SV thảo luận và trả lời các câu hỏi:
− Cảm nhận ban đầu về học sinh lớp 1, giáo viên và trường tiểu học như thế nào? − Sinh viên hình dung, mô tả và dự đoán trước các việc sẽ thực hiện ở những phút đầu
tiên của giờ học đầu tiên và sinh hoạt tập thể ở lớp 1.
− Khi xem băng hình sinh viên quan sát người đóng vai giáo viên và học sinh, nhận xét về cách thức tiến hành, rút ra những kết luận cần thiết.
− Sau khi xem băng hình, sinh viên soạn giáo án thực hiện tiết học đầu tiên và trả lời các câu hỏi liên quan đến băng hình: Vì sao chọn cán bộ lớp ở lớp 1 và sinh hoạt tập thể lại thực hiện như vậy? Có cách khác không?
Nhiệm vụ 3: Nêu các câu hỏi chưa trả lời được nhờ GV giúp đỡ.
Đánh giá hoạt động 4
Câu hỏi 1: Trình bày các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học.
Câu hỏi 2: Khi sử dụng các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học cần lưu ý những vấn đề gì? Câu hỏi 3: Việc xây dựng TTHS tiểu học khác gì với việc xây dựng TTHS trung học cơ sở? Bài tập: Tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng TTHS của một giáo viên tiểu học.
thông tin phản hồi cho hoạt động *Hoạt động 1 *Hoạt động 1
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm và các đặc trưng của TTHS tiểu học.
− TTHS tiểu học có những dấu hiệu cơ bản: Là một cộng đồng trẻ em có tổ chức, tương đồng về lứa tuổi, trình độ, đặc điểm tâm lí, có chung mục đích, quyền lợi và nguyện vọng phù hợp với yêu cầu của xã hội và cùng nhau hoạt động, học tập, rèn luyện, vui chơi.
− Có đội ngũ tự quản và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. − Hoạt động thường xuyên theo chương trình.
Câu hỏi 2: Phân biệt TTHS và tập thể khác.
Theo các đặc trưng của TTHS để phân biệt với các tập thể khác. − Là một tổ chức của trẻ em,
− Tâm lí, trình độ,
− Mục đích và quyền lợi không phải là lợi ích vật chất, − Đội ngũ tự quản,
− Có sự chỉ đạo và tổ chức của các thầy cô giáo.
Câu hỏi 3 : Từ các đặc trưng của TTHS rút ra các kết luận cho việc xây dựng TTHS tiểu học. − Chú ý đặc điểm lứa tuổi,
− Xây dựng mối quan hệ bình đẳng,
− Đảm bảo tính mục đích và quyền lợi học tập, rèn luyện cho HS,
− Phát huy vai trò chủ động của đội ngũ tự quản dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên,
− Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú, chú ý hoạt động chủ đạo là học tập. Bài tập : Tìm hiểu một tập thể HS lớp 2.
Tìm hiểu các vấn đề sau : − Về tổ chức.
− Đặc điểm lứa tuổi. − Đội ngũ tự quản. − Các hoạt động chung.
Câu hỏi 1: Nêu các loại TTHS tiểu học. − Lớp học.
− Đội và Sao nhi đồng.
− Hội, đội, nhóm thao các hoạt động đặc trưng, theo hứng thú và yêu cầu. − Tổ chức câu lạc bộ.
Nhận xét các tập thể nói trên.
Câu hỏi 2: Trình bày đặc điểm của các loại TTHS tiểu học.
Nêu các đặc điểm về hình thức tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ và tự quản. − Đặc điểm của lớp học.
− Đặc điểm của sao nhi đồng, đội thiếu niên. − Đặc điểm của các hội, đội, nhóm.
− Câu lạc bộ…
Câu hỏi 3: Từ đặc điểm của các loại TTHS tiểu học rút ra các kết luận cho việc xây dựng TTHS tiểu học.
− Xác định mục đích yêu cầu. − Xây dựng đội ngũ tự quản. − Tổ chức hoạt động.
− Tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm tập thể đề xác định các vấn đề nêu trên cho phù hợp.
Bài tập : Cho ví dụ minh hoạ về các loại TTHS tiểu học.
* Hoạt động 3
Câu hỏi 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của TTHS và yêu cầu sư phạm đối với GV. − Các dấu hiệu để phân chia tập thể thành các giai đoạn : Chủ thể đề ra yêu cầu, mức độ
chủ động, tích cực khi thực hiện yêu cầu. − Nêu các đặc điểm của các giai đoạn.
− Từ đặc điểm của các giai đoạn, nêu các yêu cầu của sự lãnh đạo sư phạm cho phù hợp với từng giai đoạn.
Câu hỏi 2: Phân tích các đặc trưng của từng giai đoạn phát triển TTHS.
− Giai đoạn hình thành : Tập thể chưa tự đề ra được yêu cầu, thực hiện yêu cầu thụ động. − Giai đoạn phân hoá gồm 4 nhóm:
+ Tích cực, chủ động. + Thụ động, lành mạnh. + Thụ động, trốn tránh trách nhiệm, tiêu cực. + Chống đối. − Giai đoạn vững mạnh : + Quan hệ tốt. + Tổ chức tự quản mạnh. + Đa số tích cực, chủ động. + Tập thể tự đề ra được yêu cầu. + Có dư luận tích cực, lành mạnh.
Bài tập : Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của một TTHS từ lớp 1 đến lớp 5. − Trao đổi với HS và các giáo viên để tìm hiểu.
*Hoạt động 3
Câu hỏi 1: Trình bày các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học. − Xây dựng các mối quan hệ :
Quan hệ học tập, bạn học, liên đới trách nhiệm : Xác định mục tiêu, kế hoạch, tổ chức hoạt động, phân công, phân nhiệm, giúp đỡ, nhắc nhở, động viên, phê bình và tự phê bình. Quan hệ đoàn kết : Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác trong học tập và rèn luyện.
Quan hệ bạn bè theo hứng thú, năng lực, sở trường, tình cảm : Định hướng, xây dựng các giá trị đạo đức tích cực, gắn với quan hệ học tập.
− Tổ chức hoạt động : Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. − Xây dựng đội ngũ tự quản : Chọn lựa, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đội ngũ tự quản hoạt
động, phát huy vai trò chủ động của các cán bộ tự quản. − Xây dựng truyền thống, dự luận, viễn cảnh.
− Xây dựng mối quan hệ với các tập thể khác, tổ chức các hoạt động chung, thi đua. Câu hỏi 2: Khi sử dụng các biện pháp xây dựng TTHS tiểu học cần lưu ý những vấn đề gì?
− Đặc điểm lứa tuổi, trình độ, hoàn cảnh cụ thể. − Các giai đoạn phát triển của tập thể.
− Tính biện chứng của sự phát triển tập thể học sinh. − Điều kiện thuận lợi, khó khăn.
− Mặt mạnh và mặt yếu của tập thể.
− Vừa chú ý đến đặc điểm chung vừa chú ý đặc điểm riêng của từng HS.
Câu hỏi 3: Việc xây dựng TTHS tiểu học khác gì với việc xây dựng TTHS trung học cơ sở? − Tích chủ động của HS và đội ngũ tự quản hạn chế hơn.
− Các hoạt động vừa sức với đặc điểm cụ thể. − Các mối quan hệ đơn giản hơn.
Bài tập : Tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng TTHS của một giáo viên tiểu học. − Trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm xây dựng TTHS.
− Trao đổi với cán bộ tự quản của TTHS.
− Chỉ rõ các biện pháp xây dựng như đã nêu ở trên.
Chủđề 6
Phối hợp giáo dục học sinh tiểu học giữa gia đình và nhà trường
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc phối hợp các lực lượng giáo dục (30 phút)
Thông tin cho hoạt động 1