− Hoạt động lao động phải tạo ra được giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho lợi ích xã hội. Giá trị đó càng lớn thì ý nghĩa GD của lao động càng cao.
− Giúp HS nhận thức đầy đủ những giá trị xã hội của hoạt động lao động.
− Ngăn ngừa, khắc phục những tư tưởng vụ lợi, ích kỉ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích xã hội.
− Mọi hoạt động lao động của học sinh trong nhà trường phải được tổ chức trong tập thể, hoạt động chung, hoạt động cùng nhau.
− Đảm bảo vừa sức của hoạt động lao động. Công việc lao động phải phù hợp với khả năng của học sinh về mặt sức khoẻ, thể chất lẫn mặt tâm lí lứa tuổi cũng như những đặc điểm cá nhân học sinh.
− Tổ chức nhiều loại hình lao động khác nhau, lựa chọn, phối hợp chúng một cách hợp lí để tổ chức giáo dục lao động cho học sinh. Nó tránh được sự nhàm chán, tăng cường hứng thú và tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện được các kĩ năng lao động trong các hoàn cảnh, các công việc khác nhau.
− Tổ chức lao động thường xuyên.
Giáo dục lao động cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt QTGD: Làm cho tri thức, kĩ năng, thói quen lao động đựơc rèn luyện, củng cố vững chắc, có hệ thống. Giáo dục lao động cần phải có nội dung, chương trình, kế hoạch, tránh tình trạng lao động một cách tuỳ tiện, theo thời vụ....
*Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động kết hợp với việc rèn luyện ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường.
Tóm lại: Giáo dục lao động là một nội dung cơ bản trong nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông. Làm tốt công tác này là góp phần tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông.
Nhiệm vụ : Phân tích bản chất và nội dung của quá trình giáo dục lao động ở tiểu học. Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.
Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về những đặc thù của QTGD lao động cho HS tiểu học (nhóm 5- 7 SV).
Việc làm 2 : Tìm hiểu các loại hình hoạt động giáo dục lao động ở trường tiểu học và các loại hình lao động ở địa phương.
Nhiệm vụ 3: Nêu các câu hỏi chưa trả lời được nhờ GV giúp đỡ.
Đánh giá hoạt động 2
Câu hỏi 1:Trình bày các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục lao động cho HS tiểu học Câu hỏi 2: Phân biệt các loại hình lao động và nêu ra những mức độ phù hợp và không phù hợp của giáo dục lao động cho HS tiểu học.
Câu hỏi 3: Cho ví dụ minh hoạ về việc giáo dục lao động ở trường tiểu học hiện nay. Bài tập: Soạn giáo án tổ chức một buổi giáo dục lao động cho HS tiểu học.
Mẫu giáo án lao động I. Mở đầu
− Công việc: − Lớp :
− Tổng số học sinh: ...Nam ...Nữ: ... − Thời gian lao động: ngày . . . . .tháng . . . . năm . . . . − Địa điểm:
II. Mục đích-yêu cầu
1. Về kiến thức: Nắm được tri thức gì ? Nguyên lí kĩ thuật gì ? 2. Về lí năng: Sử dụng công cụ, thao tác kĩ thuật...
3. Về ý thức và phẩm chất dạo đức: III. Phân công và kế hoạch lao động
1. Phân công, chia nhóm tổ, giao công việc. − Phân công chuẩn bị phương tiện vật chất. 2. Kế hoạch: (công việc và thời gian cụ thể )
− Khâu chuẩn bị vật chất và tinh thần. − Thực hiện quá trình lao động. − Kết thúc tổng kết.
IV. Trang bị cho học sinh về mặt lí thuyết và các thao tác kĩ thuật
1. Những tri thức lí thuyết: Đặc điểm công việc và môi trường lao động, những nguyên tắc kĩ thuật và an toàn lao động, những tri thức cơ bản về đối tượng lao động.
2. Những thao tác kĩ thuật cơ bản: Kĩ thuật sử dụng công cụ lao động, kĩ thuật (thao tác) lao động.
V. Tổ chức thực hiện
1. Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Chú ý mặt kĩ thuật an toàn lao động 2. Tổ chức động viên, đôn đốc.
3. Dự kiến và cách xử lí các tình huống bất ngờ. VI. Tổng kết đánh giá
1. Nghiệm thu kết quả.
2. Nhận xét : Tinh thần, thái độ, dụng cụ, chất lượng công việc và kĩ thuật. Những ưu điểm, tồn tại, bổ cứu.
3. Bình bầu toàn lớp từng nhóm, tổ cá nhân ( khen chê, cho điểm ). 4. Dặn dò, hướng dẫn những công việc sau khi lao động.
Ngày. . . .tháng. . . .năm. . . . Giáo viên hướng dẫn
Hoạt động 3- Tìm hiểu nội dung giáo dục thể chất ở tiểu học (45 phút)
Thông tin cho hoạt động 3