Nhân cách của mỗi người chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động và giao lưu Con người sống, hoạt động trong hệ thống các mối quan hệ đa dạng giữa nó với thế giới xung

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 68 - 70)

II. Giáo dục nhân cách trong tập thể tư tưởng cơ bản của nền giáo dục XHCN

1. Nhân cách của mỗi người chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động và giao lưu Con người sống, hoạt động trong hệ thống các mối quan hệ đa dạng giữa nó với thế giới xung

Con người sống, hoạt động trong hệ thống các mối quan hệ đa dạng giữa nó với thế giới xung quanh. Hai mặt quan trọng nhất của hệ thống đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người và thế giới vật thể văn hoá do con người tạo ra. Chính trong các hoạt động có đối tượng và các hoạt động giao lưu muôn màu muôn vẻ đó, con người chiếm lĩnh được bản chất xã hội loài người, nhân cách của con người với tư cách là chủ thể của hoạt động và giao lưu được hình thành và phát triển.

2. Tp th môi trường tt nht, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, hài hoà nhân cách

− Tập thể là một cộng đồng xã hội đặc biệt, là một kiểu tổ chức xã hội có trình độ cao nhất: cộng đồng về tư tưởng, tình cảm và hợp tác tương trợ lẫn nhau. Nói đến tập thể là nói đến môi trường hoạt động và giao lưu phong phú. Tập thể đem đến cho mỗi cá nhân những điều mà mỗi tổ chức xã hội phát triển cao đều có được. Đó là:

+ Những quan hệ đa dạng và tốt đẹp.

+ Đời sống đạo đức, tâm lí phong phú, lành mạnh.

+ Tập thể chân chính tuyệt nhiên không có chèn ép, xoá bỏ cá nhân, giải phóng, phát triển cá nhân. Chỉ có trong tập thể, mỗi cá nhân mới có được những phương tiện giúp cá nhân đó có khả năng phát triển mạnh mẽ, toàn diện, hài hoà nhân cách của mình và khi đó cá nhân mới có tự do đích thực.

Sự phát triển toàn diện nhân cách thông qua hoạt động và giao lưu trong tập thể được biểu hiện ở các mặt sau:

− Mỗi cá nhân được bồi dưỡng xu hướng xã hội, được rèn luyện thói quen sống và làm việc tích cực vì người khác, vì xã hội.

− Kích thích mỗi cá nhân phát huy mạnh mẽ năng lực nhiều mặt của mình.

− Nhiều phẩm chất quan trọng của nhân cách như: tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần hợp tác, tính tích cực xã hội, ý thức tổ chức kỉ luật, năng lực tổ chức, quản lí, ... được hình thành, đồng thời thông qua dư luận, truyền thống, bầu không khí tập thể cũng như các mối quan hệ phụ thuộc, quan hệ thân ái, quan hệ riêng tư, ... sẽ giúp học sinh nhận biết

và tự điều chỉnh những lệch lạc, sai lầm về nhân cách của mình phù hợp với chuẩn mực quy định.

Nhiệm vụ : Phân tích khái niệm và các đặc trưng của tập thể học sinh. Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Đọc phần thông tin cho hoạt động 1 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 1. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về những đặc thù của tập thể học sinh tiểu học (nhóm 5-7 SV). Nhiệm vụ 3: Nêu các câu hỏi chưa trả lời được nhờ GV giúp đỡ.

Đánh giá hot động 1

Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm và các đặc trưng của TTHS tiểu học. Câu hỏi 2: Phân biệt TTHS và tập thể khác.

Câu hỏi 3: Từ các đặc trưng của TTHS rút ra các kết luận cho việc xây dựng TTHS tiểu học. Bài tập: Tìm hiểu một tập thể HS lớp 2.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại tập thể HS tiểu học (45 phút)

Thông tin cho hoạt động 2

Trong nhà trường PT, tập thể lớn nhất là tập thể nhà trường. Tập thể nhà trường bao gồm hai tập thể bộ phận là TTHS và TTSP (giáo viên, các bộ quản lí, nhân viên trường) có tác động ảnh hưởng lẫn nhau. TTHS không thể phát triển tốt nếu không có những tác động có mục đích của TTSP và ngược lại TTSP chỉ phát triển trong quá trình tổ chức và lãnh đạo TTHS thực hiện có kết quả các nhiệm vụ giáo dục.

TTHS là một cấu thành xã hội phức tạp, có cấu trúc nhất định. Nhìn chung, có 3 loại tập thể học sinh:

− TTHS toàn trường. − TTHS theo lớp học.

− TTHS mang tính chất là tổ chức quần chúng: Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, CLB, các đội, các tổ, nhóm chính thức và không chính thức, ... Trong đó lớp học là tập thể cơ sở, ở đó diễn ra các hoạt động học tập và giáo dục học sinh, các tập thể khác đều hoạt động dựa trên cơ sở của tập thể lớp.

Mỗi TTHS đều có cơ quan tự quản do tập thể bầu ra và được tập thể uỷ nhiệm tổ chức, lãnh đạo đời sống, hoạt động của tập thể và công tác đối ngoại.

Hoạt động tập thể làm tăng thêm nhu cầu giao tiếp ở mỗi học sinh, ngoài những tập thể, những nhóm chính thức, những nhóm bạn nhỏ không chính thức hình thành trên cơ sở những xúc cảm tâm lí (cùng chung sở thích, ở gần nhà nhau, ...). Vì là những nhóm không chính thức nên những nhóm này có tác động đa dạng, có thể tích cực, có thể tiêu cực đến hoạt động chung của tập thể. Vì vậy, nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải lôi cuốn tất cả các nhóm đó tích cực hoạt động vì mục đích chung có ích cho tập thể.

TTHS có liên hệ chặt chẽ với các tập thể khác ngoài xã hội (các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các cơ sở sản xuất, ...), mỗi học sinh cũng cần được hoạt động ở nhiều phạm vi và lĩnh vực khác nhau. Có như vậy học sinh mới có điều kiện mở rộng tầm hiểu biết, hình thành kinh nghiệm sống và kinh nghiệm hoạt động xã hội. Nhà giáo dục cần khắc phục tình trạng có những học sinh hoặc không tham gia vào một tổ nhóm nào, hoặc tham gia một cách hời hợt.

Nhiệm vụ : Nhận xét về các loại TTHS tiểu học. Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Đọc phần thông tin cho hoạt động 2 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 2. Nhiệm vụ 2 : So sánh TTHS tiểu học với các TTHS khác (THCS, THPT).

Nhiệm vụ 3: Trình bày kết quả thảo luận nhóm.

Đánh giá hot động 2

Câu hỏi 1: Nêu các loại TTHS tiểu học.

Câu hỏi 2: Trình bày đặc điểm của các loại TTHS tiểu học.

Câu hỏi 3: Từ đặc điểm của các loại TTHS tiểu học rút ra các kết luận cho việc xây dựng TTHS tiểu học.

Bài tập: Cho ví dụ minh hoạ về các loại TTHS tiểu học.

Hoạt động 3 - Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của TTHS tiểu học (45 phút)

Thông tin cho hot động 3

Sự hình thành và phát triển của TTSH là một quá trình lâu dài, phức tạp. Quá trình này diễn biến theo từng giai đoạn được đặc trưng bằng nhiều dấu hiệu khác nhau, trong đó nổi bật lên hai dấu hiệu quan trọng:

− Ai đề ra yêu cầu đối với tập thể: Giáo viên, phụ trách Đội, Sao nhi đồng, cán bộ lớp hay các thành viên trong tập thể tự đề ra.

− Tập thể và mỗi thành viên của tập thể tiếp nhận những yêu cầu đó như thế nào (ép buộc hay tự nguyện ?) và thực hiện với những động cơ đạo đức, thái độ như thế nào (vì mục đích xã hội hay mục đích cá nhân ?).

Dựa vào hai dấu hiệu trên, ta có thể phân chia sự hình thành và phát triển củaTTSH theo ba giai đoạn, mỗi giai đoạn cần có những tác động sư phạm phù hợp như sau:

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 68 - 70)