Phương pháp khen thưởng

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 59 - 60)

Khen thưởng là phương pháp kích thích sư phạm bằng cách khẳng định và biểu dương thành tích, ưu điểm của HS sau khi đã nhận xét, đánh giá những thành tích và ưu điểm đó.Vì vậy, có tác dụng gây cho HS cảm giác vui sướng, phấn khởi, làm cho họ có tâm lí tích cực, tin vào sức mình để nỗ lực hoạt động, củng cố, và phát huy thành tích đã đạt được.

Khen thưởng còn là phương thức biểu hiện sự đánh giá tích cực của tập thể, xã hội đối với hành vi ứng xử của mỗi cá nhân hoặc tập thể học sinh. Vì vậy, phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục:

− Khẳng định hành vi đã có là đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã quy định. − Giúp cho cá nhân và tập thể có thể tự khẳng định những hành vi tốt của mình, củng cố

và phát triển được niềm tin về các chuẩn mực xã hội có liên quan đến những hành vi đã thực hiện.

− Kích thích được việc tiếp tục duy trì và phát triển những hành vi tích cực, đồng thời tránh được những hành vi tiêu cực, không phù hợp.

Để khen thưởng mang lại hiệu quả cao thì cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: − Khen thưởng phải dựa trên cơ sở hành vi thực tế của HS.

− Khen thưởng không chỉ đánh giá kết quả hành động mà còn chú ý đến cả động cơ và phương thức để đạt được kết quả đó.

− Khen thưởng phải công bằng.

− Đảm bảo khen thưởng kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ.

− Phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và tính cách của học sinh khi được khen.

− Cần tạo cho học sinh tâm thế đúng đắn khi được khen. Việc khen thưởng phải làm cho học sinh đề ra cho mình những yêu cầu ngày càng cao hơn trong học tập, rèn luyện, tránh dẫn đến tình trạng thoả mãn, kiêu ngạo khi được khen.

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 59 - 60)