Phương pháp trách phạt

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 60 - 63)

Trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của người được giáo dục so với các chuẩn mực xã hội đã đề ra.

Trách phạt còn là phương pháp gây cho người có lỗi cảm giác hối hận, khiến họ từ bỏ hành vi, thói quen không phù hợp với yêu cầu chung hoặc có hại cho cơ thể, cho xã hội, giúp cho người được giáo dục biết kết hợp đúng đắn giữa hành vi của mình với yêu cầu chung của tập thể, của xã hội.

Trách phạt có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: − Nhắc nhở.

− Phê bình. − Cảnh cáo. − Đuổi học...

Các hình thức này phản ánh những mức độ khác nhau của trách phạt. Vì vậy, khi vận dụng vào những trường hợp cụ thể thì cần phải căn cứ vào:

− Từng loại hành vi sai lệch. VD: về học tập; về lao động; về cách ứng xử với mọi người...

− Tính chất của hành vi sai lệch: nghiêm trọng hay không, thường xuyên hay không thường xuyên, vô tình hay cố ý...

− Phạm vi và mức độ tác hại do hành vi sai lệch gây ra là nhiều hay ít, rộng hay hẹp... Vì vậy, khi tiến hành trách phạt cần phải lưu ý mấy vấn đề sau đây:

+ Trách phạt phải khách quan, công bằng, đúng mức.

+ Phải tôn trọng nhân cách của người bị trách phạt.

+ Có thể hoãn hoặc bãi bỏ trách phạt khi người có lỗi đã tỏ ra ăn năn, sửa chữa. + Phải tranh thủ sự đồng tình của tập thể.

+ Không nên trách phạt cả tập thể. Nếu trong trường hợp cần thiết, phải nói rõ mức độ lỗi lầm của từng người.

+ Trách phạt phải dựa vào những chứng cứ cụ thể, xác đáng.

+ Không nên trách phạt thường xuyên vì sẽ gây nên sức ỳ tâm lí và do đó sẽ không có hiệu quả. + Không nên sử dụng các hình phạt quá nặng đối với những lỗi lầm không nghiêm trọng. Việc đuổi học là thể hiện sự bất lực của nhà giáo dục và tập thể học sinh. Không nên quá lạm dụng hình thức trách phạt này. Trước khi đi đến quyết định đuổi học, phải cân nhắc kĩ ảnh hưởng tiêu cực của nó và phản ứng có thể xảy ra của học sinh.

Trách phạt là biện pháp bất đắc dĩ nếu khi đã sử dụng các phương pháp khác mà không có kết quả, nhà giáo dục đã cố gắng hết sức nhưng học sinh vẫn không sửa chữa được sai lầm. Sau khi trách phạt, cần theo dõi chuyển biến của học sinh bị phạt. Khi học sinh đã sửa chữa lỗi lầm thì không nên nhắc lại và quá ấn tượng đối với lỗi lầm trước đây của họ.

Nhiệm vụ : Phân tích khái niệm và yêu cầu sử dụng phương pháp giáo dục kích thích hoạt động ở tiểu học.

Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Đọc phần thông tin cho hoạt động 4 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 4. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về những đặc thù của PPGD kích thích hoạt động ở tiểu học (nhóm 5-7 SV).

Nhiệm vụ 3: Nêu các câu hỏi chưa trả lời được nhờ GV giúp đỡ.

Đánh giá hot động 4

Câu hỏi 1:Trình bày khái niệm và yêu cầu sử dụng PPGD kích thích hoạt động. Câu hỏi 2: Phân tích bản chất của các PPGD kích thích hoạt động ở tiểu học.

Câu hỏi 3: Từ các bản chất của PPGD kích thích hoạt động rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD tiểu học.

Câu hỏi 4: Nhận xét về thực trạng thực hiện việc thi đua, khen thưởng và trách phạt ở một trường tiểu học.

Bài tập: Cho ví dụ minh hoạ về việc sử dụng các PPGD kích thích hoạt động ở tiểu học. Sưu tầm 2 tình huống giáo dục.

Hoạt động 5 - Việc lựa chọn và vận dụng các PPGD ở tiểu học ( 45 phút)

Thông tin cho hot động 5

Mỗi quá trình giáo dục cụ thể bao giờ cũng diễn ra trong một tình huống cụ thể mà người ta gọi là tình huống sư phạm. Tuỳ theo tình huống đó như thế nào mà ta có thể lựa chọn và quy định dùng phương pháp này hay phương pháp khác để giáo dục học sinh.

Phương pháp giáo dục rất đa dạng, phong phú, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng của nó, song đồng thời cũng có những nhược điểm nhất định. Không có phương pháp nào hay nhóm phương pháp nào là vạn năng cả. Vì vậy, cần phải lựa chọn phối hợp các nhóm phương pháp với nhau một cách hợp lí, linh hoạt và sáng tạo. Khi phối hợp cần căn cứ vào:

− Mục tiêu giáo dục cụ thể. − Nội dung giáo dục cụ thể.

− Đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm cá biệt của người được giáo dục. − Căn cứ vào môi trường giáo dục và những điều kiện thực tế cụ thể. − Tình huống sư phạm cụ thể.

− Trình độ phát triển của tập thể học sinh.

− Sự hiểu biết phong phú về phương pháp và khả năng, kinh nghiệm của nhà giáo dục...

Nhiệm vụ : Phân tích việc lựa chọn và yêu cầu sử dụng phương pháp giáo dục ở tiểu học.

Nhiệm vụ 1: Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Đọc phần thông tin cho hoạt động 5 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 5. Nhiệm vụ 2 : Xem băng hình 3B và thảo luận nhóm về việc lựa chọn các PPGD ở tiểu học. Hướng dẫn học băng hình

* Trước khi xem băng sinh viên cần nghiên cứu:

− Tài liệu in mục phương pháp giáo dục học sinh tiểu học (tiểu môđun 3). − Đặc điểm học sinh lớp 4.

− Chuẩn bị phiếu học tập.

− Đọc giáo án bài: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

* Trong khi xem băng SV cần chú ý quan sát học sinh, nhóm HS, giáo viên. * Xem băng hình theo 4 đoạn:

− Cảnh trường tiểu học, lớp học, giáo viên tổ chức hoạt động để giáo dục HS. − Cảnh học tập của HS lớp 4; việc tổ chức, điều khiển của giáo viên.

* Sau khi xem băng, SV thảo luận và trả lời câu hỏi:

− Cảm nhận ban đầu về học sinh lớp 4, giáo viên và trường tiểu học.

− Khi xem băng hình, sinh viên quan sát người đóng vai giáo viên và học sinh, nhận xét về cách thức tiến hành, rút ra những kết luận cần thiết.

− Sau khi xem băng hình, sinh viên soạn giáo án và trả lời các câu hỏi liên quan đến băng hình: Mục tiêu, nội dung và phương pháp, phương tiện dạy học bài học nói trên. Nhận xét về GV và HS, kết quả giáo dục.

Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm về việc sử dụng các PPGD ở tiểu học.

Đánh giá hot động 5

Câu hỏi 1:Trình bày các đặc trưng của PPGD ở tiểu học.

Câu hỏi 2: Phân tích mối quan hệ của PPGD với mục tiêu, nội dung và các yếu tố khác trong quá trình giáo dục ở tiểu học.

Câu hỏi 3: Từ các đặc trưng của PPGD rút ra các kết luận cho việc lựa chọn và sử dụng các PPGD tiểu học.

Câu hỏi 4: Nhận xét về thực trạng sử dụng các PPGD của giáo viên ở một trường tiểu học. Bài tập: Cho ví dụ minh hoạ về việc lựa chọn và sử dụng các PPGD ở tiểu học. Sưu tầm 2 tình huống giáo dục.

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 60 - 63)