Truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, những quan niệm đúng đắn về cái đẹp và cái chưa đẹp Trên cơ sở đó bồi dưỡng năng lực tri giác, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong sinh hoạt

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 46 - 47)

đẹp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng năng lực tri giác, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong sinh hoạt xã hội và trong nghệ thuật

− Giáo dục thẩm mĩ là hình thành tri thức thẩm mĩ đúng đắn ở học sinh. Đó là những quan niệm về thẩm mĩ. Tri thức thẩm mĩ được hình thành trên cơ sở có sự tiếp xúc với cái đẹp và so sánh, phân tích cái đẹp đó rồi rút ra kết luận có tính chất đánh giá. Chúng ta phải làm cho học sinh hiểu cái đẹp và sự thống nhất giữa cái đẹp nội dung và cái đẹp

hình thức, phân biệt giữa cái đẹp hình thức và cái đẹp bề ngoài; cái đẹp có ý nghĩa xã hội, cái đẹp phục vụ cho cuộc sống con người. Cái đẹp có tính dân tộc, tính giai cấp và tính lịch sử. Sự đánh giá thẩm mĩ bao giờ cũng có nguồn gốc xã hội, nó liên quan tới cá nhân nhưng đồng thời nó lại phản ánh cái đẹp tồn tại một cách khách quan. Trên cơ sở hiểu biết về cái đẹp một cách khác nhau, cần phải tổ chức cho học sinh tranh luận về cái đẹp, phân tích, so sánh và kết luận đúng đắn.

− Sự hiểu biết về cái đẹp sẽ giúp cho học sinh tri giác, cảm thụ được cái đẹp nhanh chóng hơn và đúng đắn hơn, theo quan điểm mĩ học Mac-Lênin, sự tri giác cái đẹp là quá trình cảm thụ cái đẹp hay nói cách khác đó là quá trình cảm thụ thẩm mĩ với những rung cảm thẩm mĩ và những tình cảm thẩm mĩ nhất định. Đối tượng của tri giác này là tất cả cái đẹp trong tự nhiên, cuộc sống và nghệ thuật. Khi tiếp xúc với cái đẹp, con người có những cảm xúc khác nhau về hình thức và mức độ. Có thể từ những rung cảm thẩm mĩ sơ đẳng như sự hài lòng khi tri giác màu sắc, hình dáng và âm thanh với những rung cảm cao thượng có tính chất xã hội và đạo đức. Sở dĩ có sự khác nhau của những rung cảm thẩm mĩ là do sự khác nhau của đối tượng tri giác, do đặc điểm hoạt động của tuyến thần kinh cao cấp, do sự giáo dục thẩm mĩ chuyên biệt và kinh nghiệm sống cá nhân, do niềm tin, tình cảm đạo đức.

− Bồi dưỡng năng lực tri giác thẩm mĩ ở học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhất của việc giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Phải bồi dưỡng năng lực cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên cho học sinh bằng cách giúp họ tiếp xúc với thiên nhiên và khai thác vốn hiểu biết về thiên nhiên của học sinh. Tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên sẽ phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tính nhạy cảm và khoái cảm thẩm mĩ ở học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống bằng cách cho học sinh hiểu được ý nghĩa cái đẹp trong cuộc sống được thể hiện trong gương người thật việc thật xung quanh, sản phẩm lao động mang yếu tố thẩm mĩ do con người làm ra. Cái đẹp của cuộc sống là cái đẹp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, trang nhã, trong cách sắp xếp nơi ăn chốn ở, nơi làm việc, là cái đẹp trong cách ăn mặc, đi đứng nói năng sao cho hài hoà, lịch sự, đàng hoàng phù hợp với yêu cầu chung của xã hội và thể hiện được màu sắc riêng của bản thân, là cái đẹp của lòng thương yêu, sự chăm sóc ân cần, cách xử sự tế nhị, sự cảm thông, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau…Học sinh phải được tham quan và tiếp xúc với cuộc sống con người, đặc biệt là những nơi mẫu mực điển hình. Phải bồi dưỡng cho học sinh cảm thụ cái đẹp trong nghệ thuật. Nghệ thuật là phương tiện quan trọng nhất để giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, vì nghệ thuật là lĩnh vực khái quát, cô đọng cái đẹp của hiện thực và của ước mơ về cái đẹp của con người. Mỗi loại hình và thể loại nghệ thuật đều có tác dụng đối với việc phát triển thẩm mĩ của học sinh. Muốn cảm thụ nghệ thuật thì phải có trình độ học vấn nghệ thuật. Trình độ học vấn nghệ thuật thể hiện ở sự hiểu biết về cơ sở chung trong lí luận và lịch sử của loại hình nghệ thuật, am hiểu những tác phẩm nghệ thuật có giá trị và hoàn chỉnh trong lĩnh vực đó; am hiểu nội dung, ý nghĩa, lịch sử sáng tạo của những tác phẩm đó. Muốn có được trình độ học vấn nghệ thuật, phải giúp học sinh học tốt môn văn học nghệ thuật, nâng cao nhu cầu về nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 46 - 47)