Nhiệm vụ của giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 43 - 45)

− Truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về thể dục, thể thao, vệ sinh thường thức, giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ và phát triển sức khỏe, rèn luyện kĩ năng cơ bản về các bài tập thể dục phổ thông theo chương trình giáo dục thể chất của nhà trường tiểu học.

Chương trình giảng dạy thể dục, thể thao, vệ sinh theo một hệ thống liên tục trong các năm học. Theo chương trình đã được quy định đòi hỏi phải cung cấp cho học sinh một hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại về các môn thể dục thể thao, vệ sinh…Giúp học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa, tác dụng của việc rèn luyện thể dục thể thao và công tác vệ sinh, chăm sóc, giữ gìn và phát triển sức khỏe, nắm được kĩ thuật cơ bản của các môn học, một số phương pháp luyện tập... thực hiện được các bài thể dục cơ bản, biết chơi một số môn thể thao, nắm được một số kĩ năng sơ cứu, cấp cứu và các kĩ năng khác.

Giáo dục cho học sinh có hiểu biết tối thiểu về vệ sinh thân thể, vệ sinh đồ dùng cá nhân, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh học tập, vệ sinh giới tính…

Chương trình thể dục thể thao gồm phần bắt buộc và phần tự chọn. Các phân môn được sắp xếp theo tính chất phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn và sư phạm. Trình tự kiến thức, kĩ năng được sắp xếp theo hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Hình thức, cường độ, khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm cơ thể và tâm lí của HS. Ngoài những phân môn hiện đại và truyền thống như đội hình, đội ngũ, thể dục, điền kinh, một số nhóm thể thao, chương trình chú trọng đến phân môn bơi lội, vật, võ phù hợp với hoàn cảnh đất nước và con người Việt Nam.

Nội dung vệ sinh dạy ở nhà trường tiểu học qua môn học vệ sinh, khoa học thường thức, sinh học, lao động, thể dục thể thao.

Việc nắm được tri thức về thể dục, thể thao, vệ sinh một cách có hệ thống sẽ giúp cho học sinh rèn luyện được thể lực thực sự có khoa học, đảm bảo sự phát triển đầy đủ sức mạnh, sức bền, sự khéo léo của cơ thể.

Hình thành cho học sinh hứng thú, nhu cầu, ý chí, nghị lực, thói quen rèn luyện TDTT và giữ gìn vệ sinh để nâng cao sức khoẻ .

Việc nâng cao tri thức và hình thành kĩ năng về thể dục thể thao, vệ sinh sẽ là cơ sở ban đầu cho sự luyện tập thân thể và bảo vệ sức khoẻ cho học sinh. Sự thuần thục các tư thế, động tác phải gắn liền với nhu cầu tự rèn luyện mới duy trì được thường xuyên sự vận động của cơ thể. Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc rèn luyện thân thể là rèn luyện thường xuyên và lâu dài. Nếu chỉ rèn luyện thân thể ở trường, lớp thì học sinh chưa đủ điều kiện để hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói quen bền vững. Học sinh phải có thói quen tự rèn luyện và giữ gìn vệ sinh để củng cố đều đặn các kĩ năng và kĩ xảo. Thói quen như một bản năng thứ hai của con người. Vì vậy, phải giúp cho học sinh thấy được lợi ích của việc rèn luyện thân thể như một nhu cầu không thể thiếu được ở con người. Mỗi học sinh phải thấy được tác dụng của những bài luyện tập thể dục thể thao về giữ gìn vệ sinh đã ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể. Học sinh dần dần biến yêu cầu chung thành nhu cầu riêng của bản thân để thực hiện một cách hoàn toàn tự giác. Việc hình thành thói quen tự rèn luyện và giữ gìn vệ sinh đòi hỏi phải thường xuyên, kiên trì, bền bỉ, dần dần, từ từ. Giúp cho học sinh hiểu, có tình cảm, có ý chí để luyện tập, rèn luyện. Cần có sự động viên, khuyến khích, kiểm tra đôn đốc kịp thời. Thói quen tự rèn luyện và giữ gìn vệ sinh được hình thành sẽ có tác dụng tích cực, giúp học sinh tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và giữ gìn vệ sinh một cách tự nguyện, nhẹ nhàng, thoải mái, hứng thú, đạt hiệu quả cao.

− Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao.

Trong bất kì một hoạt động nào cũng đều có những người có khả năng thực hiện hoạt động đó tốt hơn người khác. Hoạt động thể dục thể thao cũng vậy. Quá trình GDTC cho học sinh sẽ phát hiện được những học sinh có năng khiếu về các loại hình hoạt động trong lĩnh vực này. Các thầy cô giáo cần kịp thời phát hiện và bồi dưỡng những học sinh như vậy để nhanh chóng hình thành đội ngũ vận động viên tài giỏi cho đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có

khả năng về thể dục thể thao phải gắn liền với tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phong phú và việc truyền thụ tri thức về thể dục thể thao một cách có hệ thống.

Khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất để tổ chức các cuộc thi đấu nhằm nâng cao khả năng rèn luyện, kích thích hứng thú và tạo điều kiện bộc lộ, thể hiện khả năng của học sinh. Cần có chương trình tập luyện riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có năng khiếu phát triển. Đồng thời phải thường xuyên đề ra những tiêu chuẩn ngày càng cao để kiểm tra, đánh giá khả năng tiến bộ của học sinh. Biết động viên, giúp đỡ, khích lệ kịp thời và đề ra yêu cầu chặt chẽ cho học sinh phấn đấu liên tục. Bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao được tiến hành thông qua nhiều con đường, dưới nhiều hình thức khác nhau và không tách rời sự giúp đỡ của tập thể học sinh. Đặc biệt chúng ta phải chú ý giáo dục cho học sinh về các phẩm chất đạo đức và các phẩm chất khác của vận động viên.

Nhiệm vụ : Phân tích khái niệm, nhiệm vụ và các con đường giáo dục thể chất ở tiểu học và liên hệ thực tế.

Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân.

Việc làm 1 : Đọc phần thông tin cho hoạt động 3 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 3.

Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm nhỏ về những đặc thù của QTGD thể chất cho HS tiểu học. Việc làm 2 : Phân tích nội dung giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu thực trạng GD thể chất ở một trường tiểu học.

Đánh giá hot động 3

Câu hỏi 1:Trình bày khái niệm thể chất và văn hoá thể chất. Câu hỏi 2: Phân tích bản chất giáo dục thể chất cho HS tiểu học.

Câu hỏi 3: Cho ví dụ minh hoạ về việc giáo dục thể chất ở trường tiểu học. Bài tập: Tìm hiểu và giải quyết hai tình huống sư phạm về GDTC ở tiểu học. Hoạt động 4- Tìm hiểu nội dung giáo dục thẩm mĩ ở trường tiểu học (45 phút)

Thông tin cho hot động 4

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 potx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)