Tộc danh và một số đặc điểm về văn hoá, dân số

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 27 - 30)

6. Bố cục của luận án

1.3.1.2. Tộc danh và một số đặc điểm về văn hoá, dân số

Như đã đề cập, người Hmông ở Việt Nam có các nhóm chính như Hmông Trắng (Hmôngz Đơưz), Hmông Hoa (Hmôngz Lênhx), Hmông Đen (Hmôngz Đuz) và Hmông Xanh (Hmôngz Njuôz). Sự phân biệt giữa các nhóm Hmông chủ yếu dựa vào sự khác biệt về trang phục, ngôn ngữ và các nghi lễ trong dòng họ.

Phụ nữ Hmông Trắng ở Việt Nam mặc váy sợi lanh để mộc màu trắng, không thêu hoa văn; áo xẻ ngực có yếm, thường thêu thêm mảnh vải màu ở giữa cánh tay áo. Váy phụ nữ Hmông Hoa nhuộm màu chàm, có in hoa văn bằng sáp ong hoặc thêu hoa văn bằng chỉ màu và vải màu ở phần gấu váy. Ở một số vùng, váy áo phụ nữ Hmông Hoa rất sặc sỡ bởi màu sắc của các hoa văn đều lấy gam đỏ là chủ đạo. Áo của phụ nữ Hmông Hoa thường để cổ bẻ hoặc xẻ nách. Phụ nữ Hmông Đen thường mặc trang phục màu đen - trắng. Một số vùng họ mặc váy và thường để váy mang màu chàm đen ở nửa trên, nửa dưới để trắng hoàn toàn. Áo của phụ nữ Hmông Đen là loại áo xẻ nách, ống tay áo có viền nhiều mảnh vải màu sáng trên nền đen. Phụ nữ Hmông Xanh cũng mặc váy bằng vải lanh nhưng mang màu chàm hoặc màu xanh hoàn toàn; một số trường hợp có thêu hoa văn ở gấu váy. Áo của họ cũng thường là loại áo xẻ ngực.

không lớn. Khi so sánh 2.500 từ vựng giữa nhóm Hmông Hoa và ba nhóm còn lại cho thấy, sự khác biệt lớn nhất với nhóm Hmông Xanh là 21,3% và hai nhóm còn lại khoảng 4% - 7% [8, tr.29 ]. Có thể khẳng định, sự khác nhau về trang phục và một phần ngôn ngữ là yếu tố phân định các nhóm Hmông. Song, sự khác nhau ấy không hề ảnh hưởng tới tính thống nhất từ văn hóa mưu sinh, văn hóa ứng xử đến văn hóa tâm linh của dân tộc này. Thậm chí, ngay trong địa vực cư trú, họ cũng không có sự phân biệt rõ rệt ranh giới giữa các nhóm Hmông mà thường sống xen kẽ trong từng vùng, đôi khi trong một làng có vài ba nhóm Hmông cùng sinh sống. Tuy nhiên, về tổng thể người Hmông Trắng cư trú chủ yếu ở cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), một phần các huyện Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Trạm Tấu (Yên Bái), Thuận Châu, Yên Châu (Sơn La) và tỉnh Cao Bằng. Người Hmông Hoa sống chủ yếu ở Mù Căng Chải (Yên Bái), Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Hoàng Su Phì, Xín Mần (Hà Giang), Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên, Tủa Chùa (Lai Châu). Người Hmông Đen sống tập trung ở Phong thổ, Tủa Chùa (Lai Châu). Người Hmông Xanh chỉ có một nhóm nhỏ cư trú tại Tủa Chùa (Lai Châu), Văn Bàn (Lào Cai), Quản Bạ (Hà Giang). Do có sự cư trú đan xen giữa các nhóm Hmông, việc vay mượn mô típ trang phục của nhau là điều không tránh khỏi. Bởi vậy, ở một số nơi, phụ nữ Hmông trong vùng có cách ăn mặc giống nhau mặc dù họ thuộc các nhóm Hmông khác nhau. Thậm chí, các nhóm Hmông có dân số ít còn chịu ảnh hưởng cách phát âm từ vị của nhóm Hmông chiếm đa số trong vùng đó.

Tốc độ tăng trưởng dân số của người Hmông rất cao, thậm chí cao nhất trong số 54 dân tộc trong cả nước. Theo Tổng điều tra dân số năm 1960, người Hmông có 219.514 người, đến năm 1989 có 558.053 người. Trong giai đoạn 1960 - 1974 tốc độ tăng bình quân mỗi năm dân số dân tộc Hmông là 4,21%, giai đoạn 1974 - 1989 là 3,57%. Địa bàn cư trú của người Hmông từ 400 xã năm

1960 đã tăng lên hơn 800 xã năm 1989. Ngoài nguyên nhân tăng dân số từ luồng di cư từ biên giới phía Bắc vào các tỉnh Tây Bắc và bắc Trung Bộ, tỷ suất sinh thô của người Hmông cũng luôn ở tỷ lệ cao so với các dân tộc khác [8, tr.37].

Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999, người Hmông ở nước ta có 787.604 người, khu vực cư trú đã mở rộng thêm ở một số tỉnh thuộc Tây Nguyên. Đến năm 2009, dân số người Hmông là 1.095.000 người, có mặt ở 18 tỉnh. So sánh giữa hai kỳ Tổng điều tra dân số cho thấy, sự biến động dân số của người Hmông khá lớn, đặc biệt là biến động cơ học. Một số tỉnh có tỷ lệ dân số Hmông tăng nhanh như Đắk Nông, Sơn La, Điện Biên,…

Bảng 1: Dân số các tỉnh có nhiều người Hmông cư trú

(Đơn vị: Người) STT Tỉnh 1999 2009 1 Hà Giang 183.994 231.464 2 Lai Châu 170.460 83.324 3 Điện Biên 170.648 4 Lào Cai 123.778 146.147 5 Sơn La 114.578 157.253 6 Yên Bái 60.736 81.921 7 Cao Bằng 41.437 51.373 8 Nghệ An 26.045 28.992 9 Bắc Kạn 14.770 17.470 10 Tuyên Quang 14.658 16.974 11 Thanh Hoá 13.325 14.799 12 Đăk Lăk 10.891 22.760 13 Đăk Nông 21.952 14 Thái Nguyên 4.831 7.230 15 Hoà Bình 3.962 5.296 16 Lâm Đồng 1.009 2.894 17 Lạng Sơn 907 1.224 18 Gia Lai 486 1.245

Đối với tỉnh Sơn La, địa bàn cư trú của người Hmông tập trung ở các huyện: Sốp Cộp, Thuận Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã.

Bảng 2: Dân số Hmông tỉnh Sơn La

(Đơn vị: Người) STT Huyện 1999 2009 1 Thị xã 397 825 2 Thuận Châu 14.693 17.044 3 Quỳnh Nhai 1.306 2.355 4 Mường La 11.899 16.633 5 Bắc Yên 17.140 24.294 6 Phù Yên 9.941 14.702 7 Mộc Châu 17.621 23.577 8 Yên Châu 7.302 9.616 9 Mai Sơn 12.282 16.128 10 Sông Mã 21.997 22.859 11 Sốp Cộp 9.220

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng Điều tra dân số và Nhà ở năm 1999 và 2009

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w