6. Bố cục của luận án
3.2.3.5. Thách thức về vấn đề an ninh chính trị
Lịch sử bi tráng của người Hmông, đã tạo cho họ cuộc sống “khép kín” nhưng lại có khả năng thích nghi và chống chọi cao ở những điều kiện sống khắc nghiệt, đồng thời cũng nuôi hướng về một cuộc sống sung sướng với “một nhà nước tự trị của riêng người Hmông”. Từ sau năm 1975, hoạt động tuyên truyền, lôi kéo bộ phận cực đoan trong người Hmông ly khai lập “Vương quốc Hmông tự trị” được các thế lực thù địch, các tổ chức phản động của người Hmông sống lưu vong ở Thái Lan, ở các nước Phương Tây và phỉ ở Lào thực hiện dưới nhiều hình thức, chủ yếu là thông qua các đài phát thanh tiếng Hmông ở hải ngoại; một
số phần tử người Hmông lưu vong về thăm quê cũ và họ hàng ở Việt Nam trực tiếp lôi kéo người Hmông Việt Nam di cư sang Lào tham gia các tổ chức phản động, vũ trang bạo loạn cướp chính quyền để đón vua, lập “Vương quốc Hmông tự trị”... Ý thức về một nhà nước riêng của người Hmông được khơi dậy trong bộ phận cực đoan và những người Hmông bị lôi kéo ở trong nước, đặc biệt là trong tầng lớp ưu tú của các cộng đồng người Hmông ở nước ngoài. Hàng vạn người Hmông đã và đang bị “hấp dẫn” bởi khát vọng nói trên cũng như bởi những hứa hẹn của các đối tượng phản động ở trong và ngoài nước. Điều này đã và đang gây ra sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa các dòng họ, giữa các cộng đồng, trong các dòng họ và trong các cộng đồng người Hmông theo và không theo Tin Lành, ủng hộ hay không ủng hộ “Vương quốc Hmông tự trị”.
Trong bối cảnh hiện nay, khát vọng lâu đời của người Hmông, sự cám dỗ từ những luận điệu tuyên truyền, hứa hẹn và lôi kéo của các thế lực thù địch đã và đang đặt không ít người Hmông trước một sự lựa chọn. Đây thực sự cũng là một thách thức đối với người Hmông chung cũng như người Hmông Trắng ở tỉnh Sơn La nói riêng đối với tương lai của họ và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của vùng Tây Bắc và quốc gia trong hiện tại và lâu dài.