Vai trò của dòng họ trong cố kết cộng đồng và tộc người

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 102 - 106)

6. Bố cục của luận án

3.1.1. Vai trò của dòng họ trong cố kết cộng đồng và tộc người

Dòng họ của người Hmông không chỉ là một cộng đồng những người có quan hệ huyết thống tính theo hệ cha, mà còn là đơn vị cố kết về mặt tinh thần - tâm linh. Tính cố kết dòng họ và đặc trưng dòng họ của người Hmông được phản ảnh rất rõ nét qua việc bảo tồn và thực hành các tập quán sinh hoạt và nghi lễ chung của dòng họ hay các gia đình thành viên. Các thành viên của dòng họ có thể nhận biết nhau qua các kiêng cữ và nghi lễ trong tang ma, lễ cúng ma,... Trong những trường hợp không có quan hệ huyết thống, nhưng đã nhận ra những đặc điểm chung trong nghi lễ cúng ma, những người cùng dòng họ có thể nhận nhau và kết tình quan hệ thân thiết như anh em họ hàng huyết thống, không kể người ở địa phương khác hay xa lạ mới chỉ gặp nhau lần đầu.

Sự cố kết về mặt tinh thần cũng có vị trí quan trọng duy trì các mối quan hệ bền vững của dòng họ. Mỗi dòng họ có những quy định riêng trong các nghi lễ cúng, được kế truyền từ đời này sang đời khác tạo thành những sợi dây liên hệ mật thiết giữa các gia đình trong dòng họ và giữa các dòng họ với nhau. Tính cố kết cộng đồng về mặt tinh thần luôn có sức mạnh để duy trì quan hệ dòng họ, gia đình trong quá trình thay đổi, di chuyển cư của người Hmông, điều này đặc biệt quan trọng trong cố kết tộc người vì một trong những đặc trưng của dân tộc Hmông là tập quán du cư, đồng thời cũng tạo nên đặc điểm tâm lý tính cách của con người Hmông đó là ít cởi mở với người lạ khi chưa hiểu nhau.

Sự vận hành của làng bản người Hmông còn được thực hiện nhờ một cơ chế hiệu quả có khả năng ràng buộc mọi thành viên, đó chính là hệ thống luật tục và quy ước của bản, của dòng họ.

Xã hội người Hmông có hệ thống tập quán pháp (luật tục) riêng. Các tập quán này là những quy định bất thành văn, được truyền dạy từ thế hệ này sang

thế hệ khác. Đó là những tập quán về quan hệ đối xử giữa người với người, là những chuẩn mực ứng xử trong sinh hoạt gia đình và xã hội. Tập quán pháp này buộc người Hmông dù ở bất cứ bản nào, dòng họ nào cũng phải tuân theo. Tập quán pháp xưa cũng là cơ sở để các bản người Hmông Trắng xây dựng quy ước mới mà chúng tôi sưu tập được trong quá trình điền dã ở xã Phỏng Lái, Sơn La (2001 và 2007) như sau:

- Các quy ước liên quan tới sản xuất:

* Không hộ nào được cấy cầy sản xuất trong phạm vi đất ở của bản. Nếu muốn làm phải tự rào và bảo quản chống việc gia súc phá hoại. Trường hợp hoa màu bị gia súc, gia cầm phá hoại hư hại, người chủ của con vật gây thiệt hại không phải chịu bồi thường.

* Với đất đai, sở hữu đất đai thuộc quyền quản lý của bàn thì người nơi khác muốn tới làm phải hỏi ý kiến của người đứng đầu bản và phải được sự đồng ý cho phép của người này thì mới được làm. Đối với các gia đình trong bản, đất thuộc về sỡ hữu cá nhân thì đất nhà ai người đấy làm, không được phép xâm phạm đất đai của nhau.

* Trong mùa sản xuất, phải làm cổng rào trước lối vào bản vào nương.

* Trong thời gian gieo trồng, cả bản cùng làm, gia súc nhà ai thì nhà ấy phải có trách nhiệm nhốt lại hoặc tập trung vào bãi chăn thả của bản. Bản có quy định ngày thu hoạch cuối cùng và sau ngày này gia súc của các nhà mới được thả ra. Nhà nào thả trước để chúng phá hoại hoa màu, phá nương của người khác thì phải chịu bồi thường gấp 2 lần số hoa màu cho nhà bị thiệt hại.

- Các quy ước về hôn nhân gia đình:

* Đã là người cùng họ dứt khoát không được lấy nhau

dâu làm như thế sẽ làm cho bố mẹ chồng bị bệnh mù lòa

* Con dâu khi sinh nở chưa tròn tháng khong được đi qua gian giữa đặt bàn thờ, không được đi qua cửa trước

* Con dâu không được ngồi cùng mâm với bố chồng, anh chồng, không được dùng những đồ dành riêng cho những người này vì bố chồng và anh chồng là những bậc đáng kính. Em trai có thể lấy chị dâu, cô làm vợ khi anh/chú chết đi nhưng anh không thể lấy vợ của em khi người này qua đời.

* Nàng dâu, bố chồng hay anh chồng không được vào buồng ngủ của nhau * Ai ngoại tình làng bản bắt được sẽ bị phạt nặng. Cao nhất là 36 đồng bạc trắng, thiết tiệc rượu thịt cho cả làng ăn vạ.

- Các quy ước về trật tự trị an, an ninh thôn bản:

* Tài sản của cá nhân người khác không có quyền xâm phạm. Nếu ai ăn cắp, ăn trộm mà bị bắt được thì phải bồi thường số tiền tương đương hiện vật lấy trộm cho người chủ đồ vật đó. Kẻ trộm cắp sẽ phải chịu đánh, bị phạt rượu (5 lít), thịt (50 kg) làm mâm bàn cho cả bản ăn.

- Các quy ước về trồng rừng và bảo vệ rừng:

* Cấm chặt cây, phá rừng đầu nguồn (rừng cấm).

* Giữ sạch nguồn nước, không được chặt rừng tre-trúc khi không có việc phải làm nhà cửa

* Rừng thuộc quyền quản lý của bản. Người nơi khác không được vào rừng lấy củi, măng, gỗ.

* Ở những khu rừng cấm của bản không cho bất kỳ ai chặt phá làm nương, khai thác gỗ, chăn thả gia súc.

* Ai cần khai thác gỗ để làm các công trình chung như trường học, cầu, kè, mương đề phải được sự đồng ý của các cấp từ trưởng bản lên đến xã, huyện.

* Trong phạm vi lãnh thổ của làng của bản các thành viên đều có trách nhiệm và phải tự nguyện giữ gìn và bảo vệ các nguồn lợi chung. Khi bản có hiện tượng bất an, trộm cắp, giặc giã, người nào trong làng phát hiện phải bắn 4 phát sung kíp để báo động. Trai tráng thanh niên trong bản khi nghe tiếng súng phải mang vũ khí tới hỗ trợ cùng tập trung truy bắt kẻ gian, chống giặc cướp.

* Những ai có khả năng đi mà không đi hay đi chậm sau 15 phút sẽ bị trưởng bản và nhân dân khiển trách, phê bình trước cộng đồng.

* Dù không phải là người cùng họ nhưng người trong một bản phải có trách nhiệm bảo vệ lẫn nhau vì cùng là người Hmông. Khi một gia đình khó khăn về kinh tế các gia đình khác trong làng phải có sự tương trợ. Khi có người ốm đau, về với tổ tiên, các hộ trong làng phải có trách nhiệm hỏi thăm, đưa tiễn người quá cố về với tổ tiên.

- Cách thức xử phạt :

* Ai làm trái những quy ước mà bản đề ra ở phần trên đều bị coi là vi phạm luật của bản và bị xét xử theo đúng tập tục của bản làng.

* Những quy ước thuộc về bản: quy ước về rừng, nguồn nước, đất sản xuất các điều xử phạt do trưởng bản quyết định mức độ xử phạt đối với người vi phạm. Ở mức độ cảnh cáo, nhắc nhở quyền xử lý thuộc về trưởng các dòng họ.

* Những người ăn trộm, căn cắp, vi phạm luật hôn nhân thì do già làng đứng ra xử phạt nhưng quyền quyết định cao nhất thuộc về trưởng họ. Ai vi phạm sẽ bị trưởng họ nhắc nhở, cánh cáo. Nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng sẽ bị khai trừ khỏi dòng họ.

* Trường hợp phạt bằng tiền hoặc bằng hiện vật thì một phần được bồi thường cho người bị hại, một phần khác dành để làm tiệc cho làng ăn vạ

kiến, tham gia xét xử. Điạ điểm xét xử phải là nơi sinh hoạt cộng đồng diễn ra hoặc tại sân nhà trưởng bản, trưởng họ dưới sự chứng kiến của dân bản.

* Sau khi bị phạt, những người biết hối cải, sống tốt đối với cộng đồng sẽ được làng bản đối xử bình đẳng như trước kia. Các lỗi vô tình gây thiệt hại sau khi bồi thường, người gây hại cũng được bình đẳng.

Ngoài các quy ước nêu trên, các bản người Hmông ở xã Phỏng Lái còn nhiều quy ước khác liên quan đến đời sống xã hội. Những quy ước này dựa trên cơ sở luật tục truyền thống, đồng thời dựa trên tình hình và nhu cầu cụ thể của từng bản. Quy ước của bản đã tạo ra cơ chế chung cho cả cộng đồng và mọi người trong bản tuân theo. Quy ước của bản chủ yếu vận hành bằng cơ chế buộc các thành viên tuân thủ do dư luận và những hình thức xử phạt kèm theo của bản và dòng họ. Có thể nói, luật tục xưa và quy ước như một sợi dây vô hình nhưng bền chặt vừa buộc mọi người phải tuân theo vừa cố kết mọi thành viên cộng đồng.

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w