6. Bố cục của luận án
2.1.2.2. Tập tục trong tang ma
Trong tang ma, có sự phân biệt giữa dòng họ, thậm chí giữa các chi họ với nhau. Trong nghi lễ này có ba điểm khác nhau cơ bản giữa các dòng họ. Thứ nhất, người chết đặt trên cáng treo sát vách tường hay người chết đặt dưới đất,
Thứ hai, người chết được đặt ở trong hay ở ngoài ngôi nhà trong khi giết bò, trâu hiến tế cho người chết, Thứ ba, là kiểu mộ của người chết. Tuy nhiên chính người Hmông cũng không biết đấy là đặc trưng của mình hay có nguồn gốc từ người Trung Quốc, vì mộ của người Trung Quốc cũng xếp bằng đá, còn mộ của người Hmông có một số dòng họ lại được rào bằng tre. Tương tự như vậy, khi trong gia đình có người chết, có họ cho thi thể vào quan tài ngay, nhưng cũng có họ khiêng người quá cố ra nghĩa địa mới đặt vào quan tài. Cách chọn nơi chôn cất và chọn hướng mộ cũng không giống nhau giữa các dòng họ.
Có dòng họ người chết được treo trên cáng ngay dưới xử ca như họ Sùng, họ Thào của người Hmông Trắng ở Điện Biên và Lai Châu. Còn người Hmông Trắng ở Phỏng Lái, tỉnh Sơn La, mặc dù cùng họ nhưng lại co sự khác nhau giữa các chi họ. Chẳng hạn, họ Mùa đặt người chết lên cáng tre và treo dọc theo vách
tường ở gian giữa (trước đó phải tháo xử ca ra và cất vào buồng chủ nhà), đầu quay ra phía cửa ở hồi nhà và khiêng người chết ra nghĩa địa mới đặt vào quan tài. Hướng mộ đầu quay về phía đông, chân về phía tây, nếu chọn sai hướng mộ thì con cháu sẽ bị ốm đau. Mộ của họ Mùa được xếp đá, nếu là đàn ông thì xếp 9 hàng, nếu người chết là nữ thì được xếp 7 hàng; người chết già thì mỗi hàng xếp nhiều đá hơn và cao dần từ đầu xuống chân; Những người chết ở ngoài đường hoặc trẻ em chết chưa được đặt tên thì mộ không được xếp đá mà chỉ đắp đất. Chi họ Sùng Chúa Po và họ Vừ đặt đầu người chết chạm vào cột ma, chân quay về phía xử ca; thi hài mang ra nghĩa địa mới cho vào quan tài. Với họ Sùng, mộ của người chết là nam luôn được đặt ở vị trí cao hơn mộ của nữ và cũng được đắp đất cao hơn mộ nữ giới. Hướng cửa mộ của chi họ Sùng Chúa Po và họ Vừ quay về phía tây, đầu quay sang hướng đông. Mộ của hai dòng họ này được đắp đất như của người Việt và dùng cây mâm xôi pò đa phủ lên mộ để bảo vệ.
Chi họ Thào Sính Súa khi có người mới chết đặt tựa cột ma, sau đó đặt người dọc theo vách tường nơi thờ xử ca như họ Mùa. Đầu mộ hướng vào ngọn núi, chân quay về phía chân núi. Mộ được rào bằng cọc tre xung quanh, mộ của nam 9 vòng tre, mộ của nữ 7 vòng; trẻ em chết chưa đặt tên thì không được rào tre mà chỉ đắp đất. Họ Giàng và chi họ Sùng Vả Li khi có người mới chết thì đặt đầu chạm vào cột ma, chân quay về phía xử ca. Còn chi họ Thào Sái Nính đặt người chết quay về phía xử ca, chân hướng ra phía cửa chính ở gian giữa. Sau khi giết gà cúng báo cho tổ tiên xong, họ Giàng, chi họ Sùng Vả Li và chi họ Thào Sái Nính đặt người chết lên cáng tre và treo dọc vách tường gian giữa giống như họ Mùa nhưng đầu lại quay về phía bếp. Hướng mộ đầu quay về phía đông và chân quay về phía tây. Mộ họ Giàng được đắp đất và phủ cây mâm xôi pò đa giống họ Vừ, chi họ Sùng Chúa Po đi bảo vệ. Hướng mộ chi họ Thào Sái Nính, đầu quay về đỉnh núi, chân quay về chân núi; được xếp đá giống như họ
Mùa. Chi Họ Sùng Vả Li lúc mới chôn mộ chỉ đắp đất, 3 ngày sau được rào bằng tre giống như chi họ Thào Sính Súa.