Một số dự báo về tình hình người Hmông ở vùng Tây Bắc và

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 124)

6. Bố cục của luận án

3.2.4. Một số dự báo về tình hình người Hmông ở vùng Tây Bắc và

quan đến dòng họ

- Một là, đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá ở vùng dân tộc Hmông tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng những khó khăn lâu dài về xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững vùng cao, giải quyết đói nghèo, củng cố hệ thống chính trị và ảnh hưởng của các tổ chức xã hội truyền thống, trong đó có dòng họ vào quản lý, phát triển kinh tế - xã hội vẫn là một thách thức lớn, nhất là ở vùng biên giới Việt - Lào, Việt - Trung.

- Hai là, những bất cập trong cộng đồng Hmông luôn tiềm ẩn những yếu tố làm xuất hiện khả năng di cư tự do cá lẻ hay theo dòng họ với những diễn biến rất phức tạp, nhất là di dịch cư về vùng biên giới sang Lào, thậm chí vào Tây Nguyên, ngược lên Trung Quốc và đến một số quốc gia như Myanma, Thái Lan và nhiều nước khác.

- Ba là, các cuộc chiến tranh, xung đột dân tộc, tôn giáo và xu hướng đòi ly khai tự trị ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục tác động đến tư tưởng một bộ phận người Hmông có khát vọng xây dựng một nhà nước riêng vẫn âm ỉ và có thể bùng phát khi có cơ hội. Ước vọng này luôn đi cùng với hiện tượng di dân của người Hmông sang Lào hoặc di cư từ nội địa hai nước đến vùng biên giới Việt - Lào để tập hợp lực lượng cho mục đích lập “Vương quốc Hmông”. Vấn đề này càng trở nên phức tạp nếu bị tác động bởi luận điệu tuyên truyền các thế lực thù địch lợi dụng, kích động lịch sử vấn đề dân tộc, tôn giáo về tính cố kết dòng họ và cộng đồng để tập hợp lực lượng chống phá.

- Bốn là, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đang gây ra những tác động cả tích cực và tiêu cực đến người Hmông, dẫn tới một bộ phận người Hmông có tâm lý hướng ngoại, di chuyển cư xuyên biên giới sang Lào và một số quốc gia khác. Điều này tạo nên các mối quan hệ rộng mang tính toàn cầu rất phức tạp giữa người Hmông hải ngoại với người Hmông ở vùng biên giới và các nước khác trong khu vực có thể theo dòng họ nhưng cũng có thể chỉ do lợi ích và quan hệ về chính trị, kinh tế hay tôn giáo.

- Năm là, hoạt động truyền giáo Tin Lành trong vùng dân tộc Hmông tiếp tục phát triển bằng nhiều hình thức, trong đó có sự lợi dụng các mối quan hệ và vai trò của dòng họ nhằm tạo ra lực lượng đối trọng với chính quyền; thậm chí, một số đối tượng còn kích động đồng bào đấu tranh để được tự do theo đạo và

truyền đạo, nếu không sẽ di cư tự do đến các địa phương khác ở Việt Nam và di cư sang Lào, tạo ra làn sóng di cư hết sức phức tạp, rất khó quản lý và kiểm soát.

- Sáu là, các thế lực thù địch ngày càng đẩy mạnh hoạt động lợi dụng các “vấn đề” của người Hmông vào mưu đồ “diễn biến hoà bình” để gây mất ổn định từ bên trong mà một trong những địa bàn trọng điểm là vùng dân tộc Hmông; tiếp tục vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo, đàn áp các tộc người thiểu số, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, từ đó tạo tâm lý tự do, hướng ngoại, di cư tự do, đưa ra yêu sách với chính quyền địa phương.

- Bảy là, các thế lực thù địch còn đẩy mạnh việc nuôi dưỡng và sử dụng số phần tử phản động lưu vong trong cộng đồng người Hmông quốc tế; tìm cách duy trì và phát triển lực lượng quân sự trước đây của Vàng Pao; nâng cao mọi mặt đời sống của cộng đồng người Hmông ở Mỹ, nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng người Hmông trên khắp thế giới, đặc biệt là thông qua các tổ chức phi chính phủ, quan hệ họ hàng, đồng tộc để cho một số người Hmông lưu vong trở về với mục đích tuyên truyền, kích động người Hmông trong nước “hướng ngoại”, di cư về “cội nguồn” để thành lập vương quốc Hmông, hay di cư xuyên biên giới để gây rối, tạo cớ xuyên tạc, chống phá nước ta.

- Tám là, hoạt động của phỉ ngoại biên (phỉ Lào) sẽ có tác động tiêu cực và phức tạp tới đời sống của người Hmông mà trực tiếp là với các tỉnh biên giới hai nước, nhất là từ Lai Châu, Điện Biên, Sơn La đến miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An của Việt Nam và các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng... của Lào. Âm mưu lâu dài của các thế lực thù địch và phỉ Lào là dựa vào quan hệ, họ hàng, đồng tộc để lôi kéo người Hmông trên tuyến biên giới Việt - Lào chuyển sang “đối thoại” với chính quyền, thông qua đó để cài cắm cơ sở trong nội bộ của Lào; tăng cường tiếp xúc với người Hmông Việt Nam để kích động họ di cư sang Lào, củng cố lực lượng cho các cụm phỉ; đồng thời, cho người xâm nhập vào nội địa Việt Nam

buôn bán, trao đổi hàng hóa, móc nối cơ sở ngầm, kích động người Hmông di cư trở về cội nguồn ở Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Putacọ... của Lào.

3.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị của dòng họ trong bối cảnh hiện nay

3.3.1. Phát huy những yếu tố tích cực của dòng họ trong xây dựng nông thôn mới

3.3.1.1. Quản lý xã hội, ổn định dân cư và bảo vệ tài nguyên

Biểu hiện tính thống nhất của dòng họ thể hiện đậm nét trong cùng địa bàn cư trú chung, là một tiền đề quan trọng tạo nên sự cố kết vững chắc trong các mối quan hệ kinh tế - xã hội của dòng họ. Từ lâu đời, tâm lý cư trú quần tụ theo dòng họ đã trở thành một đặc điểm đáng chú ý ở người Hmông. Những người đứng đầu dòng họ cùng các gia đình thành viên đã “khai sơn phá thạch” vùng đấy đai sinh sống của mình, và thường sinh sống trong cùng một bản hoặc theo cụm - là một phần của bản. Đến nay, kiểu cư trú thành từng bản của một dòng họ đã không còn nhưng theo cụm trong bản của từng dòng họ vẫn khá phổ biến ở các vùng người Hmông. Ban đầu, mỗi làng thường chỉ có 1 dòng họ, nhưng về sau do dân số phát triển và quan hệ hôn nhân nên điều kiện định cư mới xuất hiện, vì thế ở mỗi làng thường có thêm vài dòng họ cùng cư trú, nhưng mỗi bản vẫn có một dòng họ chính là dòng họ di cư đến đầu tiên, cũng có số dân đông nhất. Chẳng hạn, bản Mô Cổng, xã Phỏng Lái họ Sùng có dân số đông nhất vì là họ đến bản Mô Cổng đầu tiên. Trong một bản, mặc dù có nhiều dòng họ cùng cư trú, song mỗi dòng họ lại canh tác ở một khu vực nhất định, sau này một số ít cư trú đan xen do đất đai ngày càng ít đi. Việc cưới xin, tang ma hay làm nhà mới là công việc chung của từng hộ gia đình, nhưng tất cả mọi người trong dòng họ hoặc khác họ trong bản thường tham gia giúp đỡ. Dù định cư hay di cư đến vùng đất mới, thông thường cũng đi theo cả dòng họ trong bản hay lân cận các bản trong vùng. Đặc điểm trên là biểu hiện đậm nét của tính cộng đồng dòng họ

trong cư trú. Trong hoàn cảnh sống của người Hmông trước kia, khi sự đe dọa từ bên ngoài (từ thiên nhiên và của những cộng đồng người khác) thì việc quần tụ của những người trong dòng họ và cùng tộc người là điều kiện tạo nên sức mạnh tập thể để giúp đỡ, bảo vệ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn, về cơ bản là để đảm bảo sự sinh tồn, phát triển.

Từ rất lâu, người Hmông đã có ý thức rõ ràng về đồng tộc của mình. Bên cạnh mối quan hệ cố kết dòng họ là sự gắn bó giữa những người đồng tộc, thực chất đó là mối quan hệ giữa các họ trong bản và với các bản Hmông khác trong hoặc ngoài vùng cư trú. Người Hmông thường nói, “Chúng ta là một giống người” hay “Chúng ta cùng một hạt lanh gieo xuống đất”. Khi tâm sự, đồng bào thường gọi nhau bằng hai tiếng Pêz Hmông - người Hmông ta, trong một bản cũng như trong một vùng, dù các dòng họ thường cư trú thành từng cụm song không hề phân chia ranh giới, giữa các dòng họ ít người và dòng họ đông người, giữa dòng họ cư trú lâu đời hay vừa mới di cư đến, mà thường có sự quan hệ thân thiện, giúp đỡ nhau. Cứ vài năm, các bản lân cận thường tổ chức lễ ăn thề, thực hiện quy ước Nào sồng, Nào cống. Trên cơ sở thống nhất thực hiện những quy định chung, lễ này góp phần gìn giữ mối quan hệ láng giềng giữa những dòng họ và bản làng cư trú trong cùng khu vực.

Những vấn đề chủ yếu được bàn luận trong lễ “Nào sồng” là việc chăn thả gia súc, bảo vệ mùa màng của cả cộng đồng. Vào thời gian gieo trồng, cấy hái, mọi gia đình phải chăn dắt trâu bò, dê, ngựa cẩn thận, chỉ được thả trong những khu vực chăn nuôi chung của bản và phải có người đi theo chăn dắt. Nghiêm cấm tuyệt đối việc đốt, phá bãi chăn thả gia súc để làm nương. Khi mới gieo cấy xong hoặc khi lúa mới trổ bông, tất cả các đàn gia cầm như gà, vịt phải nhốt lại trong chuồng đến khi cả làng thu hoạch xong mới được thả. Nếu gia đình nào đó vi phạm, để gia súc, gia cầm phá hoại mùa màng của người khác thì sẽ phải bồi

thường thiệt hại bằng cách trả lại giống, trồng đền lại diện tích hay giá trị tài sản biị thiệt hại bằng tiền hoặc sản phẩm thu hoạch do hai bên thỏa thuận.

Trong cuộc sống, quan hệ hôn nhân cũng là cơ sở làm cho sự liên kết giữa các gia đình và dòng họ trở nên sâu sắc hơn. Khi đã có quan hệ thông gia, các dòng họ và gia đình coi nhau như người thân và cùng có trách nhiệm đùm bọc, giúp đỡ nhau nhau. Những yếu tố này có tác dụng như sợi dây liên kết các dòng họ và gia đình với nhau, làm cho các thành viên giữa các dòng họ trong và ngoài bản xích lại gần nhau hơn. Người Hmông thường nói “Nhìn ngoài là một bản, ở trong chúng ta là một nhà”, phải chăng câu nói đó là sự đúc kết mối quan hệ lâu đời của đồng bào trong cùng một địa vực cư trú.

Quan hệ dòng họ đã tạo nên ý thức tộc người ăn sâu bám rễ trong tâm thức người Hmông. Đã là người trong một họ thì bất luận phạm vi cư trú ở đâu đều phải coi nhau như máu mủ, ruột thịt, có trách nhiệm với nhau lúc sống cũng như lúc chết. Nếu dòng họ có những công việc trọng đại thì các thành viên trong dòng họ ấy sẽ được mời tham dự và có trách nhiệm góp sức cho công việc đó được hoàn thành tốt nhất. Quan niệm sống ân nghĩa, thủy chung như một sợi dây nối kết các thành viên trong dòng họ lại với nhau cho dù hay khác địa vực cư trú. Sinh sống gần gũi thành từng cụm là cơ sở đảm bảo cho sự thống nhất của dòng họ tồn tại lâu bền, vai trò của trưởng họ được khẳng định, đề cao trong thiết chế xã hội của người Hmông. Cùng với đó, các dòng họ trong bản và các bản lân cận cũng tạo thành một cộng đồng đoàn kết, có trách nhiệm với nhau, tạo nên ý thức chung mạnh mẽ của tộc người Hmông.

Cộng đồng dòng họ và bản của người Hmông thường định ra những luật tục rất chặt chẽ và nghiêm khắc, nổi bật là tục cấm kết hôn trong dòng họ, kể cả những người “khác ma” nhưng cùng họ. Luật tục còn quy định cả trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong dòng họ với nhau, người Hmông có câu “Sống

là người của dòng họ, chết là ma của dòng họ”;“Sống phải bảo vệ cho nhau, chết phải chôn cất cho nhau”. Trong cuộc sống, đồng bào tuân thủ nghiêm ngặt các lễ nghi, kiêng kỵ của dòng họ và bản làng, những người thân thuộc phải giúp đỡ, bảo vệ nhau khi cần và giúp nhau báo thù khi bị người ngoài xúc phạm, ức hiếp. Mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ còn vượt qua cả ranh giới hành chính - quốc gia, người dòng họ cư trú tới đâu thì luật tục các dòng họ được áp dụng tới đó, không phân biệt ranh giới hành chính và quốc gia.

Trong điều kiện cư trú phân tán do di cư, do du canh du cư, xã hội thiếu một tổ chức quản lý thống nhất, thì dòng họ nổi lên như một thiết chế xã hội đứng ra quản lý chung toàn bộ hoạt động và cuộc sống của các thành viên trong dòng họ và tham gia giải quyết các công việc của cộng đồng. Chẳng hạn trong bảo vệ rừng, các chủ gia đình trong dòng họ luôn có ý thức bảo vệ rừng của bản, của dòng họ và gia đình. Các dòng họ trong bản, hàng năm lại tổ chức trồng rừng, người nào không tham gia sẽ bị phạt tiền và chi phí toàn bộ một bữa cơm rượu cho dân bản. Vấn đề bảo vệ rừng chung của cộng đồng luôn được các dòng họ trong bản đưa ra bàn luận rất cụ thể. Ở những khu rừng cấm, tuyệt đối không cho bất cứ ai chặt phá làm nương, khai thác gỗ, gia đình nào cần khai thác để làm các công trình chung như cầu, kè mương... đều phải được sự đồng ý của những người đứng đầu bản. Nếu tự ý vào chặt cây mà bị phát hiện sẽ bị phạt một con lợn 30 kg và 20 lít rượu. Những khu vực do gia đình và dòng họ quản lý khi bị xâm phạm thì cả dòng họ và dân bản sẽ can thiệp để bảo vệ.

Từ lâu, người Hmông rất coi trọng nguồn nước. Việc quản lý nước dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu đều do từng dòng họ trong bản quản lý. Dòng họ sẽ đề ra quy định nhằm bảo vệ và sử dụng nguồn nước hiệu quả. Hàng năm, trưởng bản hay trưởng dòng họ thường đứng ra tổ chức mọi người tu sửa các nguồn nước chảy về bản. Mỗi gia đình đều cử người tham gia lao động như đào mương,

khơi dòng chảy, rào nguồn nước cẩn thận. Chính vì tầm quan trọng của nguồn nước đối với vấn đề sinh hoạt và sản xuất, nên đồng bào Hmông cũng đề ra những quy định khá chặt chẽ về việc giữ gìn vệ sinh nguồn nước, không được làm ô uế vùng đầu nguồn. Nếu ai vi phạm lần đầu mà bị bắt sẽ bị trưởng bản, trưởng họ giáo dục, nhắc nhở; vi phạm lần thứ hai sẽ phải nộp phạt một con gà mái tơ, một quả trứng, 1 bát gạo mang đến cho trưởng bản hay trưởng dòng họ đó; để trâu, bò làm bẩn nguồn nước của bản thì bị phạt 3 lạng bạc trắng; đem thả các chất độc xuống nguồn nước do có ý định trả thù sẽ bị phạt 15 lạng bạc trắng. Ngày nay, hình thức xử phạt bằng bạc trắng vẫn được áp dụng, nhưng nếu gia đình không có bạc trắng thì có thể quy ra tiền, trâu, ngựa,...

Các trưởng họ là người có trách nhiệm tham gia duy trì trật tự chung của làng bản, mỗi năm trưởng họ phải triệu tập các gia đình thành viên họp nhằm phổ biến các quy định chung của bản, như phân bố các khu vực đất sản xuất cho các dòng họ, quy định việc khai thác rừng, chăn thả gia súc, phân vùng các khu vực cấm không được khai thác, quy định việc bảo vệ an ninh, bảo vệ nguồn nước,... Đồng thời, trưởng họ cũng là người trực tiếp giải quyết các vụ mâu thuẫn, xích mích giữa những người trong dòng họ, xử phạt những cá nhân, gia đình vi phạm những quy định chung của dòng họ và của bản. Mọi thành viên trong dòng họ đều phải có ý thức giữ gìn sự bình yên của bản, không để việc

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w