Quan hệ dòng họ trong đời sống kinh tế

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 69 - 77)

6. Bố cục của luận án

2.3.2. Quan hệ dòng họ trong đời sống kinh tế

Quyền sở hữu là một trong những quyền quan trọng nhất trong xã hội người Hmông trước kia và hiện nay. Nhìn chung, trong xã hội người Hmông có hai dạng thức sở hữu cơ bản là: sở hữu cộng đồng và sở hữu cá nhân.

Những tài sản thường thấy ở dạng sở hữu cá nhân là: nhà cửa, gia súc, phương tiện vận tải, vận chuyển, lương thực, thực phẩm, công cụ sản xuất, đồ dung sinh hoạt,… Người sở hữu có toàn quyền đối với vật dụng của mình như mua, bán, trao đổi với người khác.

Những thứ thuộc về sở hữu cộng đồng thường gồm có: đất đai, nguồn nước, lâm thổ sản,... Đối với loại sở hữu công này, các thành viên trong cộng đồng đều có quyền khai thác bình đẳng như nhau theo đúng quy định của bản; các thành viên có quyền chiếm dụng nhưng không có quyền đem trao đổi, mua bán với nhau. Chẳng hạn, trong xã hội truyền thống, các gia đình trong bản có quyền khai thác lâm thổ sản từ rừng, có quyền sử dụng hay bán các nguồn hoa lợi này, nhưng không được phép quản lý hay sở hữu cả khoảnh rừng và độc quyền khai thác toàn bộ hoa lợi trên đó.

- Sở hữu đất đai: Người Hmông coi đất canh tác là nguồn tư liệu sản xuất chủ yếu, nhất là canh tác nương rẫy. Ruộng nước của người Hmông tại Phỏng Lái nói riêng không nhiều chỉ chiếm 10,3 % và phân bố tập trung vào các hộ cư trú ở vùng chân núi.

Nương của đồng bào trong canh tác nông nghiệp truyền thống được sử dụng với các mục đích gieo trồng khác nhau, như: trồng ngô, lúa, thuốc phiện, các loại hoa màu, lanh, bông. Ngày nay, trên nương của người Hmông đã vắng bóng cây thuốc phiện, cây lanh và cây bông cũng ít được trồng hơn so với trước vì những sản phẩm từ hai loại cây trồng này hiện chủ yếu chỉ để chế tạo dây nỏ và sử dụng để dệt vải khâm liệm cho người chết.

Đất sản xuất như đã đề cập ở trên thuộc quyền quản lý và sở hữu của cộng đồng, chỉ những thành viên của cộng đồng mới được quyền khai thác và hưởng dụng các nguồn hoa lợi thu được trên đó. Những người không thuộc cộng đồng muốn khai thác phải xin phép người đứng đầu bản và phải trích nộp một phần hoa lợi thu được cho bản sau khi thu hoạch, khai thác. Nguồn hoa lợi này do trưởng bản là người đại diện đứng ra nhận, nhưng không có nghĩa thuộc về cá nhân ông ta mà tất cả những nguồn lợi ấy thuộc về sỡ hữu chung của dân bản.

Người đứng đầu bản căn cứ vào tình hình quỹ đất sản xuất của cộng đồng để có thể ra phán quyết cho người ngoài cộng đồng được mượn đất đó để làm ăn trong vòng một vài năm, nhưng không ai được quyền bán đám đất đó cho người ngoài cộng đồng.

Người Hmông xác định quyền sở hữu với đất nương rẫy của mình đã chọn bằng cách cắm một que tre lên mảnh đất mình định khai phá (gọi là taleo). Người khác nhìn thấy dấu hiệu đó sẽ nhận biết được đám đất này đã có chủ và không tự ý xâm phạm nữa. Tuy nhiên, đám đất này nếu sau ba mùa nương mà không ai khai phá thì người khác có quyền khai thác, vì người đánh dấu chỉ bao chiếm mà không sử dụng. Người chủ cắm taleo trước đó lúc này không có quyền tái chiếm hay tranh chấp đám đất đó nữa. Tuy nhiên, cần phân biệt sự khác nhau giữa các đám đất khai vỡ lần đầu với các đám nương mà các hộ gia đình đang bỏ hóa trong chu trình di cư quay vòng. Những đám nương di cư quay vòng có những dấu hiện nhận diện rõ ràng bởi chúng đã qua một hay nhiều mùa canh tác, khác biệt rõ rệt với những đám đất mới cắm taleo để bắt đầu khai phá. Điều này hạn chế việc nảy sinh những xung đột tranh chấp đất đai trong cộng đồng đối với những đám đất đã được sử dụng - tức thuộc quyền chiếm hữu của một gia đình nào đõ trong bản.

được thừa nhận bởi cộng đồng không sử dụng nữa, thì những người trong dòng họ sẽ được ưu tiên về quyền được trực tiếp sử dụng đối với mảnh đất đó, rồi mới đến những người khác họ nhưng cùng cư trú một bản.

Mỗi đám nương, gia đình người Hmông khai thác từ 8 đến 10 mùa nương rồi bỏ hóa. Đối với diện tích đất ruộng nước do người dân tự khai phá để sản xuất thì gia đình có quyền sở hữu lâu dài mảnh đất đó. Một số bản có ruộng nước thì đồng bào Hmông là những người canh tác ruộng nước có kỹ thuật không kém cư dân Tày, Nùng, Thái. Trong một số trường hợp các dòng họ nhiều ruộng có thể nhường lại cho dòng họ khác sử dụng. Người được chia ruộng sau khi thu hoạch sẽ chuyển lại một phần hoa lợi tùy theo thỏa thuận giữa hai bên, coi như sự tri ân người cho mượn ruộng cấy cày.

Đối với đất rừng thuộc quyền sở hữu chung của bản, các thành viên chỉ được quyền sử dụng khai thác và có trách nhiệm giữ gìn nguồn tài nguyên rừng của cộng đồng. Người nơi khác đến khai thác rừng phải được cộng đồng và người đứng đầu bản cho phép, nếu vi phạm sẽ bị cộng đồng xử phạt theo quy định.

Với những mảnh rừng làm nương rẫy, người dân được quyền khai thác, lấy củi, gỗ, chặt cây rừng phát nương làm rẫy. Với các khu vực rừng đầu nguồn, không ai được phép chặt cây to và làm mất vệ sinh nguồn nước. Người nào vi phạm, làng bản chiểu theo luật tục để xử lý.

Với rừng cấm, tuyệt đối không được xâm phạm. Các thành viên của làng bản không được phép vào rừng chặt gỗ quý, chặt tre, trúc mà không khai báo với trưởng bản. Ai vi phạm sẽ chịu các mức phạt do bản quy định, phải mổ lợn, cơm rượu cho cả làng “ăn vạ”.

Trong một số lĩnh vực khác, người Hmông có hệ thống quy định về dấu hiệu thông báo quyền chiếm hữu, như đối với những cây gỗ trong rừng, khi tìm kiếm thành công và khẳng định quyền khai thác của mình với cây gỗ đó, người

ta dùng dao chém một nhát vào thân cây, rồi gài một cái que nhỏ nằm ngang trên vết dao ấy hoặc chém hai nhát dao tạo thành chữ thập trên than cây. Những người khác đi rừng thấy dấu hiện đó sẽ hiểu cây gỗ đã có chủ và không được phép đốn hạ. Những ký hiệu này duy trì hiệu lực của nó trong vòng 1 năm, nếu người chủ không tới chặt hạ cây gỗ, thì người khác có quyền khai thác nó. Sau một năm mà chưa sử dụng đến, người chủ đánh dấu trên cây gỗ muốn tiếp tục khẳng định quyền của mình thì phải tiến hành đánh dấu lại. Sau 3 lần đánh dấu lại mà vẫn không cần đến cây gỗ đó thì người khác có quyền sử dụng mà không bị coi là vi phạm luật tục.

Khi vật đã có ký hiệu khẳng định quyền chiếm hữu mà người khác cố ý lấy làm của riêng sẽ bị trưởng họ và trưởng bản phạt theo quy định. Lỗi nhẹ thì bị khiển trách, cảnh cáo, bồi thường cho người bị thiệt hại, những lỗi về vi phạm quyền chiếm hữu đối với đất đai sẽ bị tước quyền khai phá và khai thác toàn bộ hoa lợi trên đất ấy, tất cả công sức và thành quả lao động đã bỏ ra thuộc về người chủ đất đã khẳng quyền chiếm hữu bằng ký hiệu đầu tiên.

Đối với đất ở bao gồm các khu vực sử dụng vào các mục đích khác như thờ phụng tổ tiên, chuồng gia súc, vườn nhà, khi một thành viên trong bản đã xác định thì các gia đình còn lại của cộng đồng không được phép khai thác. Trong thời gian chưa sử dụng, người chủ mảnh đất có thể cất nhà, làm vườn nhỏ bên cạnh để bảo quản thành quả gieo trồng của mình trên khu đất ấy, vì theo quy định nếu đất ở sử dụng vào mục đích khác, khi bị gia súc, gia cầm của gia đình xâm phạm, phá hại thì không phải bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp chủ đất chuyển đi nơi khác, không sử dụng mảnh đất ấy nữa thì người khác không cứ phải là anh em họ hàng với chủ đất cũ mới có quyền sử dụng. Người chủ cũ chỉ có quyền đối với ngôi nhà trên đất ấy mà thôi. Anh ta có quyền bán hoặc cho ai tùy thích, nhưng diện tích đất ở thì không được

quyền bán, mà phải để lại cho cộng đồng.

Trong xã hội truyền thống của người Hmông, sự thống nhất về kinh tế của dòng họ biểu hiện cụ thể ở quyền sở hữu chung về ruộng đất, rừng cây. Ở vùng có ruộng nước, ruộng đất trên danh nghĩa là thuộc về dòng họ tuy nhiên việc khai thác, trồng trọt vẫn do từng gia đình thực hiện. Đối với ruộng được chia, các gia đình chỉ có quyền sử dụng. Khi một gia đình nào đó di chuyển cư đến nơi khác hoặc không còn người thừa kế, ruộng đất lại thuộc sở hữu của dòng họ. Ông trưởng họ sẽ quyết định phân phối lại cho những gia đình thành viên thiếu đất. Trường hợp vì đời sống khó khăn, gia đình có thể đem cầm cố ruộng đất nhưng trước tiên phải dành cho người trong dòng họ, ưu tiên cho anh em họ hàng gần nhất. Nếu dòng họ không có ai nhận mới được cầm cố cho người ngoài. Luật tục cũng qui định, khi một dòng họ di chuyển đi nơi khác mà có người chết vẫn mang về đất cũ để chon cất thì đất ở cũng như ruộng đất vẫn thuộc quyền của dòng họ đó. Chế độ ruộng đất truyền thống của người Hmông quy định rất cụ thể, người trong dòng họ sống ở đâu, tổ chức dòng họ quản lý ruộng đất của mình ở đó. Bởi vậy, ở tộc người này, không có khái niệm đất bản gắn với dân bản. Việc thành viên bản khác đến thừa kế đất đai của anh em trong dòng họ mình là lẽ đương nhiên và hợp lệ.

Rừng núi, khe suối trước đây cũng thuộc quyền quản lý của từng dòng họ. Mỗi thành viên đều được tự do phát rẫy làm nương, khai thác lâm thổ sản. Người ngoài dòng họ có thể đến kiếm củi, hái nấm nhưng muốn làm nương phải có sự đồng ý của dòng họ quản lý. Để khai phá các đám nương mới, đến mùa làm rẫy, trưởng họ cùng một số người có kinh nghiệm thường là các chủ gia đình có nhu cầu cùng đi chọn đất. Chọn được ngày tốt, cả dòng họ tổ chức phát rẫy chung, số rẫy này đem phân chia cho từng gia đình không căn cứ vào số lao động tham gia phát mà dựa vào số nhân khẩu của từng gia đình. Ranh giới mảnh rẫy của mỗi hộ

được đánh dấu bằng việc phát quang một chỗ ở giữa đám đất đã chọn, sau đó chặt một đoạn cây nhỏ chôn xuống đất, phần đầu chẻ thành 4 cạnh rồi cắm chéo 2 que vào đó.

Khi người chủ đất cần tiền, họ chỉ được quyền đem mảnh đất của mình cầm cố, thời gian không hạn chế. Trong thời gian đó, chủ đất cũ không có quyền với mảnh đất đó, chủ đất mới theo điều khoản cầm cố có toàn quyền đối với đám đất này cũng như thu hoạch các hoa lợi trên đó. Thường sự chuyển nhượng đất này diễn ra trong nội bộ bản, hiếm khi chuyển nhượng diễn ra giữa những người khác bản.

Dưới tác động của Luật đất đai năm 2003, người Hmông có quyền bán hay mua lại ruộng nương của người khác nhưng đồng bào chủ yếu là bán ruộng chứ ít khi bán nương, vì ruộng có giá trị kinh tế cao hơn và thời gian sử dụng lâu dài hơn. Người chủ mới có toàn quyền với đám ruộng mình đã mua.

- Các hình thức bóc lột: Trong xã hội truyền thống của người Hmông, tầng lớp trên thống trị xã hội có những đặc quyền, đặc lợi nhất định đối với cộng đồng. Sáo phịa và những người giàu có trong bản có quyền thuê mướn người làm công, người hầu, người ở, bắt lính và thu thuế. Người thu thuế được chính quyền thực dân phong kiến thống trị ủy nhiệm cho toàn quyền thu thuế, nên thường tận dụng đặc quyền này để làm giàu cho bản thân mình.

Thuế trong xã hội truyền thống chủ yếu gồm thuế thu từ đất và thuốc phiện. Thuế đất hàng năm tính một đồng bạc trắng đối với một lao động chính của gia đình. Nhà nào càng nhiều lao động thì thuế sẽ càng cao. Khác với thuế đất, thuế thuốc phiện tính theo sản phẩm, cứ 1kg thuốc phiện người Hmông phải nộp cho chính quyền thực dân 0.2kg. Trong khi đó, tầng lớp thống trị trong xã hội người Hmông truyền thống không có nghĩa vụ phải nộp thuế, ngược lại họ được chính quyển bảo hộ cho hưởng một số khoản lợi từ việc giúp thu thuế của người dân.

Bên cạnh nguồn lợi từ thu thuế, tầng lớp thống trị trong xã hội người Hmông còn có hình thức cho vay lãi. Thường thì việc vay lãi diễn ra vào mùa trưng thu thuế. Những gia đình nghèo không đủ bạc trắng để nộp thuế phải đi vay. Trường hợp có thể vay mượn được anh em trong dòng họ với lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi thì còn có thể trả được, nhưng nếu vay mượn của sáo phịa với lãi suất thường rất cao, khoảng 10% tháng, tức là vay một đồng bạc trắng thì sau một tháng có lãi và gốc thành 1,1 đồng, thì người vay không trả được và sẽ phải đi ở đợ, làm thuê trong nhà sáo phịa đến bao giờ trả được thì thôi.

Ngoài hình thức cho vay bạc trắng, thuốc phiện cũng là vật được sử dụng để cho vay lãi vì chúng có giá trị cao và là hàng hóa phổ biến trong vùng Hmông trước đây. Xưa kia, người Hmông coi thuốc phiện vừa là hàng hóa, vừa là một vật phẩm thiết yếu trong đời sống, tuy nhiên, khi vay thuốc phiện thường phải chịu lãi suất cao hơn bạc trắng. Vay một cân thuốc thì mùa sau (12 tháng) phải trả lãi gấp hai lần.

Quy định của người Hmông, người vay không nhất thiết phải trả bằng hiện vật đúng như mình đã vay trước đó, mà có thể là bạc trắng, thuốc phiện hay một vật ngang giá khác được quy đổi tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Thường những hiện vật ngang giá được sử dụng thay cho bạc trắng và thuốc phiện là gạo, ngô, trâu, bò, ngựa,…

Trong xã hội truyền thống ở vùng người Hmông tỉnh Sơn La, quan hệ làm thuê không nhiều. Người cần có thể thuê người khác làm nương, giúp thu hoạch nhưng chỉ trong thời gian ngắn hạn, chủ yếu mùa thu hoạch hoặc gieo trồng cho đúng thời vụ. Nhìn chung, người Hmông khi cần thường nhờ họ hàng anh em giúp đỡ, tiền công cũng có thể được trả nhưng thấp hơn thuê mướn lao động. Người Hmông tính công theo ngày mà không căn cứ theo việc nặng nhẹ. Tiền

công của nam giới và phụ nữ tính như nhau.

Trước kia, hàng năm các gia đình người Hmông phải có trách nhiệm cắt cử một người đàn ông để vận chuyển vật phẩm thu thuế, đi tuần đường, đi phu hay giúp việc cho nhà sáo phịa, thống quán. Những công việc này mang tính nghĩa vụ bắt buộc và không được trả công.

Có thể nói, quan hệ bóc lột trong xã hội người Hmông trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã góp phần tăng cường mức độ phân hóa giàu nghèo và tập trung quyền lực vào một số ít cá nhân là những người được chính quyền thực dân ủy nhiệm, trao cho quyền quản lý cộng đồng. Điều này đồng nghĩa với việc trong xã hội người Hmông truyền thống đã xuất hiện một số người và dòng họ giàu có, thế lực hơn đại bộ phận những người dân và dòng họ khác. Phạm vi ảnh hưởng của dòng họ này có thể không chỉ giới hạn ở một bản, mà trong cả vùng.

Từ năm 1976, thực hiện chính sách tập thể hoá, ruộng đất được đưa vào hợp tác xã, lao động được tính bằng công điểm. Đến năm 1988, với chủ trương

Một phần của tài liệu Dòng họ người hmông trắng tỉnh sơn la (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w